Xin Giấy Phép ATTP Cho Cơ Sở Kinh Doanh Hải Sản Đông Lạnh (Cập nhật 2024)

Hiện nay, để đảm bảo hải sản tươi được lâu hơn, những người bán hàng thường sử dụng kháng sinh hoặc phân ure để ức chế sự phát triển của vi sinh vật khiến hải sản không bị ươn. Tuy nhiên việc lạm dụng quá nhiều chất bảo quản là một đọc tố gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người khi ăn phải. Do đó nhờ sử dụng công nghệ hiện đại, các tàu bè đánh bắt hải sản thường đông lạnh hải sản ngay trên tàu. Tuy cách làm đông lạnh này không thể giữ nguyên vẹn đô tươi ngon của hải sản nhưng vẫn có thể giữ được chất dinh dưỡng, hương vị và đặc biệt là không hề gây nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng. Việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở kinh doanh hải sản đông lạnh là việc rất quan trọng để đảm bảo tới sức khỏe quyền lợi người tiêu dùng. Sau đây là thủ tục xin giấy phép ATTP cho cơ sở kinh doanh hải sản đông lạnh

Xin Giấy Phép ATTP Cho Cơ Sở Kinh Doanh Hải Sản Đông Lạnh
Xin Giấy Phép ATTP Cho Cơ Sở Kinh Doanh Hải Sản Đông Lạnh

1. Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?

  • Là một chứng nhận bắt buộc, chứng minh cơ sở đủ điều kiện vệ sinh trước khi tiến hành sản xuất kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến thực phẩm theo các điều kiện được quy định tại Luật an toàn thực phẩm.
  • Thủy hải sản là danh mục sản phẩm được Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn siết chặc. Chính vì vậy, việc xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm trong kinh doanh thủy hải sản đông lạnh là yêu cầu cần thiết của doanh nghiệp trước cơ quan chức năng và người tiêu dùng.

2. Đối tượng xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 15/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm thì: “Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị Định này”. Vậy tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

  • Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ
  • Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định
  • Sơ chế nhỏ lẻ
  • Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ (*)
  • Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn
  • Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm
  • Nhà hàng trong khách sạn
  • Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm
  • Kinh doanh thức ăn đường phố.

(*) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ được hướng dẫn bởi khoản 1 Công văn 310/BCT-KHCN năm 2018 như sau: “Theo quy định tại khoản 16 Điều 4 Luật Doanh nghiệp khái niệm “kinh doanh” được hiểu “là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”. Do đó, sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ là một công đoạn trong hoạt động kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ.
Khoản 10 Điều 3, Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ không thuộc diện cấp Giấy Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ phải tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm quy định tại Khoản 1 Điều 22 Luật an toàn thực phẩm”.

Ngoài ra còn có các cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận sau đây thì không thuộc đối tượng xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm:

  • Thực hành sản xuất tốt (GMP),
  • Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP),
  • Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS),
  • Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

3. Các yêu cầu tối thiểu để xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất phụ gia thực phẩm

  • Cửa hàng kinh doanh phải có thiết bị, dụng cụ vận chuyển, bảo quản sản phẩm đáp ứng các điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất;
  • Có đầy đủ các thiết bị, dụng cụ sơ chế, chứa đựng, bao gói, bày bán sản phẩm đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng cao su tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với hải sản; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng kim loại tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm;
  • Dụng cụ thu gom chất thải, rác thải đảm bảo phải có nắp đậy và lưu trữ ở khu vực riêng biệt.

4. Hồ sơ cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm 

  • Đơn đề nghị xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Bản sao giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
  • Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
  • Quy trình buôn bán
  • Bản vẽ sơ đồ mặt bằng
  • Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh đã tập huấn kiến thức VSATTP
  • Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuấ,t kinh doanh đã tập huấn kiến thức VSATTP

5. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Bộ Y Tế: có 2 cơ quan chủ yếu cấp giấy là cục vệ sinh an toàn thực phẩm Tỉnh Thành Phố hay Chi Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm và Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm
  • Bộ Nông Nghiệp: Ban Quản Lý An Toàn Thực Phẩm Tỉnh Thành Phố hay Sở Nông Nghiệp Tỉnh Thành Phố
  • Bộ Công Thương: Ban Quản Lý An Toàn Thực Phẩm Tỉnh Thành Phố hay Sở Công Thương Tỉnh Thành Phố

6. Quy trình làm giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cụ thể

Bước 1: Tổ chức, cá nhân sản xuất,kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩmtại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc cục An toàn vệ sinh thực phẩm;

Bước 2: Khi hồ sơ đã hợp lệ, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tổ chức đoàn thẩm định cơ sở. Kết quả thẩm định cơ sở ghi vào Biên bản thẩm định cơ sở.

Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ sở kinh doanh, sản xuất thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 4: Trường hợp kết quả thẩm định không đạt, trong biên bản thẩm định phải ghi rõ thời hạn thẩm định lại (tối đa là 03 tháng), nếu kết quả thẩm định lại vẫn không đạt thì đoàn thẩm định lập biên bản và đề xuất với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt  động của cơ sở.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (907 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo