Thực phẩm khô là một trong những nguyên liệu để chế biến các món ăn, thường vào các dịp ngày Tết bởi sự đa dạng chủng loại, nhất là dễ bảo quản và chế biến. Để đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luật, các cơ sở kinh doanh thực phẩm khô phải đáp ứng điều kiện về an toàn thực phẩm. Trong bài viết này, ACC sẽ cung cấp thông tin về thủ tục xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho cửa hàng kinh doanh thực phẩm khô.

Thủ tục xin giấy phép VSATTP thực phẩm khô các loại
1. Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm khô là gì?
Thực phẩm khô là thành phẩm của các loại trái cây; thịt đã được sấy hoặc phơi cho thoát thành phần nước bên trong.Thực phẩm khô gồm nhiều loại trong đó có loại truyền thống như tôm khô, các loại hạt hoặc các sản phẩm phải bảo quản chế biến như củ quả khô, mực tẩm.
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm khô là một loại chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm xác nhận các sản phẩm khô các đã đạt tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm. Chứng nhận này đảm bảo rằng các sản phẩm khô các đã được sản xuất, chế biến và bảo quản theo các quy định và tiêu chuẩn an toàn thực phẩm hiện hành.
2. Điều kiện cấp giấy chứng nhận VSATTP cho cửa hàng kinh doanh thực phẩm khô
- Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại; nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
- Tiêu chuẩn mẫu phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về chất lượng nước sinh hoạt số 02:2009/BYT.
- Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản; vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng; thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;
- Có hệ thống xử lý chất thải; được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc; xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
- Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất; kinh doanh thực phẩm.
- Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Để biết thêm về Thủ tục Mở Cửa Hàng Kinh Doanh Thủy Hải Sản Khô vui lòng tham khảo tại đây
3.Thủ tục xin giấy chứng nhận VSATTP cho cửa hàng kinh doanh thực phẩm khô
3.1.Thành phần hồ sơ
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Bản sao công chứng giấy phép đăng ký kinh doanh;
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ bảo đảm điều kiện VSATTP, bao gồm:
- Bản vẽ sơ đồ mặt bằng cơ sở sản xuất, kinh doanh và các khu vực xung quanh.
- Bản mô tả quy trình chế biến (quy trình công nghệ) cho nhóm sản phẩm hoặc mỗi sản phẩm đặc thù.
- Bản cam kết đảm bảo giấy phép VSATTP đối với nguyên liệu thực phẩm; sản phẩm thực phẩm do cơ sở sản xuất và kinh doanh;
- Bản sao công chứng giấy chứng nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở; của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh;
- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức VSATTP của từng cá nhân tham gia sản xuất kinh doanh thực phẩm trong cơ sở;
- Giấy chứng nhận tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Đối với cơ sở đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng VSATTP theo HACCP; trong hồ sơ có bản sao công chứng giấy chứng nhận HACCP;
3.2. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận
- Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn hoặc Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3.3. Trình tự xin giấy chứng nhận
Bước 1:Nộp hồ sơ:
Tổ chức hoặc cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bước 2: Kiểm tra hồ sơ:
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Bước 3: Kết quả kiểm tra:
Nếu đủ điều kiện: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Nếu từ chối: Trường hợp từ chối cấp giấy chứng nhận, cơ quan nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 4: Thẩm định lại (nếu cần):
Kết quả thẩm định không đạt: Trong biên bản thẩm định phải ghi rõ thời hạn thẩm định lại (tối đa là 03 tháng).
Thẩm định lại không đạt: Nếu kết quả thẩm định lại vẫn không đạt, đoàn thẩm định sẽ lập biên bản và đề xuất với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động của cơ sở.
Bước 5: Cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm:
Nếu cơ sở đủ điều kiện, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho sản phẩm khô các loại.
Để biết thêm về Kinh nghiệm kinh doanh thực phẩm healthy hiệu quả vui lòng tham khảo tại đây
4. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận VSATTP cho cửa hàng kinh doanh thực phẩm khô
-
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm.
- Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn; tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh.
Để biết thêm về Giấy phép an toàn thực phẩm Sản Xuất Kinh Doanh Miến vui lòng tham khảo tại đây
5. Dịch vụ xin giấy đủ điều kiện VSATTP cho cửa hàng kinh doanh khô
- Tiếp nhận tài liệu, thông tin và nhu cầu của khách hàng: Giấy phép kinh doanh; ngành nghề, địa điểm, nhân sự, cơ sở vật chất…
- Tư vấn miễn phí và toàn diện các vấn đề pháp lý, các điều kiện đảm bảo An toàn thực phẩm; quy trình xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP.
- Khảo sát cơ sở, tư vấn và cùng doanh nghiệp khắc phục các tồn tại về cơ sở vật chất: Sắp xếp quy trình theo nguyên tắc một chiều, dụng cụ, trang thiết bị, các điều kiện về tường, trần, nền, hệ thống gió, hệ thống điện, chất thải, kho bãi…
- Cung cấp và hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện các thủ tục hành chính: Sổ lưu mẫu; sổ kiểm tra nguyên liệu đầu vào; sổ theo dõi chế biến, sổ quản lý sức khỏe nhân viên…
- Sắp xếp lớp học tập huấn kiến thức ATTP và cấp chứng chỉ và Tư vấn, hướng dẫn việc khám sức khỏe (khi doanh nghiệp chưa có)
- Xây dựng và nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP tại cơ quan quản lý, đóng phí tại cơ quan quản lý
- Tiếp đoàn thẩm định cơ sở cùng người quản lý ATTP của Công ty.
- Ra giấy và nhận giấy chứng nhận ATTP gửi cho khách hàng.
6. Những câu hỏi thường gặp khi xin cấp Giấy chứng nhận VSATTP cho cơ sở kinh doanh thực phẩm khô
Chi phí xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là bao nhiêu?
ACC cung cấp dịch vụ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm đổi với công ty là 11.000.000 đồng – 15.000.000 đồng; đối với hộ kinh doanh là 10.000.000 đồng – 15.000.000 đồng (phụ thuộc vào diện tích, độ sạch sẽ, ngành nghề kinh doanh,…).
Có xuống cơ sở để khảo sát không?
Để đảm bảo việc được cấp phép, thì khảo sát cơ sở là điều bắt buộc ACC phải thực hiện. ACC sẽ xuống tận cơ sở lấy hồ sơ; tư vấn; khảo sát và ký hợp đồng để thuận tiện cho quý khách.
Có tư vấn set up không gian trước khi thẩm định không?
ACC luôn khảo sát cơ sở, tư vấn và cùng doanh nghiệp khắc phục các tồn tại về cơ sở vật chất: Sắp xếp quy trình theo nguyên tắc một chiều, dụng cụ, trang thiết bị, các điều kiện về tường, trần, nền, hệ thống gió, hệ thống điện, chất thải, kho bãi…
Nội dung bài viết:
Bình luận