Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm [Cập nhật 2024]

Vệ sinh an toàn thực phẩm là một vấn đề được xã hội quan tâm chú trọng. Do đó, cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm muốn hoạt động thì cần phải có giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm. Trong trường hợp cơ sở không có loại giấy này thì sẽ bị xử phạt vi phạm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về loại Giấy xác nhận này.

xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm

Mẫu giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm

1. Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm là gì?

Là loại giấy xác nhận kiến thức của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất kinh doanh có đầy đủ kiến thức về bảo đảm an toàn thực phẩm được quy định trong Luật An toàn thực phẩm.

Để biết thêm thông tin về an toàn thực phẩm, xin mời quý khách tham khảo bài viết sau đây: chung nhan ve sinh an toan thuc pham

2. Thủ tục xin cấp Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm

Hiện nay, để được cấp Giấy xác nhận này, người yêu cầu phải trải qua hai bước sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ xin đăng ký cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm đến Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm nơi người nộp sản xuất kinh doanh hoặc các cơ quan khác quy định tại điều 9 Thông tư liên tịch là 13/2014/TTLT BYT- BNNPTNT- BCT. Hồ sơ cần phải có đủ những tài liệu được liệt kê tại Phụ lục ban hành cùng Thông tư trên. Thời hạn để cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết hồ sơ là 10 ngày

Bước 2: Kiểm tra các kiến thức về an toàn thực phẩm: Nếu xét thấy hồ sơ phù hợp, Chi cục An toàn thực phẩm sẽ tiến hành kiểm tra kiến thức của chủ cơ sở và người sản xuất kinh doanh. Trước đó, những người này sẽ được tham gia một khóa tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm để có thêm kiến thức và lấy chứng chỉ đã tham gia tập huấn. Người tham gia kiểm tra cần phải trả lời đúng được ít nhất là 80% câu hỏi trở lên thì mới được thông qua.

Để biết thêm thông tin về giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm, xin mời quý khách tham khảo bài viết dưới đây: giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

3. Đối tượng nào được miễn cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm?

Có một số đối tượng được miễn cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm tùy thuộc vào quy định cụ thể của cơ quan cấp phát và loại đào tạo. Một số trường hợp thường được miễn cấp bao gồm:

1. Những người đã có Giấy xác nhận hoặc chứng chỉ tương đương: Những người đã hoàn thành các khóa đào tạo khác về an toàn thực phẩm và có giấy chứng nhận tương đương có thể được miễn.

2. Người lao động trong ngành thực phẩm có kinh nghiệm lâu dài: Những người đã có kinh nghiệm làm việc trong ngành thực phẩm trong một khoảng thời gian được quy định có thể được miễn cấp.

3. Các chuyên gia có trình độ cao trong lĩnh vực liên quan: Các chuyên gia, nhà nghiên cứu hoặc những người có trình độ cao trong lĩnh vực an toàn thực phẩm có thể được xem xét để được miễn.

Để biết thông tin chi tiết và điều kiện cụ thể về miễn cấp, người quan tâm nên kiểm tra quy định của cơ quan cấp phát giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm.

 

4. Thời hạn của Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm

Điều 12 của Thông tư liên tịch 13/2014 quy định Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm có hiệu lực 03 năm, kể từ ngày cấp. Các cá nhân đã được xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm sẽ được thừa nhận khi làm việc tại cơ sở sản xuất, kinh doanh các nhóm sản phẩm tương tự. 

5. Mức xử phạt nếu không có xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm

Việc xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm là điều kiện cần phải có, do đó nếu vi phạm về xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Các hành vi cụ thể sẽ bị xử phạt là:

  •       Hành vi không thực hiện cập nhật kiến thức an toàn thực phẩm theo quy định cho đối tượng thuộc diện phải cập nhật kiến thức
  •       Hành vi sử dụng người thuộc diện phải tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm theo quy định mà không có giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm
  •       Hành vi sử dụng giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm hoặc giấy tờ chứng minh việc cập nhật kiến thức an toàn thực phẩm là giấy tờ giả.

Về các mức xử phạt cụ thể, bạn có thể xem thêm tại điều 11 Nghị định 178/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.

6. Câu hỏi thường gặp

Thời gian cấp Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm

Theo quy định của pháp luật hiện hành, Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm sẽ được cấp trong thời hạn 03 ngày làm việc sau khi người nộp đơn thông qua kỳ kiểm tra kiến thức an toàn thực phẩm.

Lệ phí xin cấp Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm

Theo quy định tại Thông tư 279/2016/TT-BTC thì phí thẩm định xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm là 30.000 đồng/lần/người.

Quy định về sử dụng giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm ra sao?

  • Giấy xác nhận kiến thức là một thành phần không thể thiếu trong hồ sơ cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về an toàn thực phẩm
  • Sau khi được cấp, Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm được sử dụng trong vòng 03 năm
  • Cá nhân được cấp Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm sẽ được ghi nhận nếu chuyển nơi làm việc tại cơ sở sản xuất kinh doanh các nhóm sản phẩm tương tự

Hồ sơ đề nghị cấp giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm đối với cá nhân cần chuẩn bị những gì?

Tại Điều 9 Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BNNPTNT-BCT quy định về hồ sơ như sau:

– Hồ sơ đối với cá nhân

  • Giấy đề nghị xác kiến thức về an toàn thực phẩm (Theo mẫu)
  • Bản sao chứng minh nhân dân của những người đề nghị
  • Các giấy tờ chứng minh đã nộp lệ phí theo quy định

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo