Mỗi quốc gia luôn tồn tại hệ thống pháp luật riêng, dùng để điều chỉnh hành vi của con người, hướng tới mọi công dân đều sống và làm việc theo pháp luật. Những cá nhân có những hành vi vi phạm pháp luật sẽ bị trừng phạt thích đáng, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.
Vậy vi phạm pháp luật là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của ACC để được giải đáp một cách cụ thể và chi tiết.
Vi phạm pháp luật là gì? (Cập nhật 2023)
1. Vi phạm pháp luật là gì?
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, được thực hiện bởi các chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý xâm hại tới quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Căn cứ vào lĩnh vực điều chỉnh của pháp luật thì vi phạm pháp luật sẽ được phân loại thành:
- Vi phạm pháp luật hình sự;
- Vi phạm pháp luật hành chính;
- Vi phạm pháp luật dân sự
- Vi phạm kỷ luật
2. Cấu thành của hành vi vi phạm pháp luật là gì?
Các hành vi của chủ thể phải đáp ứng tất cả các điều kiện sau đây thì mới được coi là hành vi vi phạm pháp luật:
2.1. Là hành vi trái pháp luật
- Hành vi của các cá nhân, tổ chức được thực hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động, gây nguy hiểm cho xã hội, gây mất trật tự an toàn xã hộ. Hành vi này có thể là làm không đúng, không đầy đủ điều pháp luật bắt buộc phải làm hoặc làm điều mà pháp luật cấm.
2.2. Là hành vi có lỗi
- Lỗi biểu thị khả năng nhận thức của chủ thể thực hiện hành vi về tính chất nguy hiểm, hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra cho xã hội khi thực hiện hành vi vi phạm. Những hành vi trái pháp luật nhưng không có lỗi của chủ thể thì cũng không bị coi là hành vi vi phạm pháp luật
- Tùy thuộc vào ý thức của người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật mà lỗi được phân thành lỗi cố ý và lỗi vô ý.
+ Lỗi cố ý là việc người thực hiện hành vi nhận thức được đây hành vi là nguy hiểm cho xã hội khi thực hiện có thể gây hậu quả nghiêm trọng nhưng vẫn tiếp tục thực hiện và mong muốn điều đó xảy ra.
+ Lỗi vô ý là việc cá nhân có khả năng nhận thức được hậu quả nghiêm trọng do thực hiện hành vi trái pháp luật gây ra nhưng tin rằng nó sẽ không xảy ra hoặc dù có xảy ra nhưng tự tin bản thân có thể ngăn chặn được.
2.3. Hành vi vi phạm pháp luật do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện
- Một người được coi là có năng lực trách nhiệm pháp lí khi họ đạt đến độ tuổi do pháp luật quy định, đồng thời có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình. Đối với mỗi lĩnh vực khác nhau, pháp luật quy định độ tuổi phải chịu trách nhiệm pháp lí khác nhau
- Năng lực trách nhiệm pháp lý là khả năng phải chịu trách nhiệm pháp lý của chủ thể trước hành vi vi phạm của mình.
- Theo quy định của pháp luật Việt Nam Một cá nhân được xác định có đủ năng lực hành vi khi đủ 18 tuổi, không bị hạn chế, mất năng lực hành vi dân sự theo tuyên bố của Tòa án.
- Các hành vi trái pháp luật được thực hiện bởi chủ thể bị hạn chế hay mất năng lực trách nhiệm pháp lý thì không bị coi là hành vi vi phạm pháp luật.
2.4. Hành vi trái pháp luật đó phải xâm phạm đến quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Quan hệ xã hội là mối quan hệ xuất hiện giữa người với người trong quá trình sinh hoạt, học tập, lao động sản xuất hàng ngày.
3. Chế tài đối với hành vi vi phạm pháp luật là gì?
- Mọi người thường thắc mắc là vi phạm pháp luật là gì? Chế tài đối với hành vi vi phạm pháp luật là gì? Thì theo quy định của pháp luật hiện hành, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật sẽ phải chịu chế tài xử phạt vi phạm hành chính, xử lý hình sự và trách nhiệm bồi thường thiệt hại dân sự.
- Mỗi hành vi vi phạm pháp luật đều được quy định chế tài riêng, căn cứ vào hành vi, mức độ lỗi, khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của chủ thể mà sẽ gánh chịu những hậu quả pháp lý, chế tài xử lý khác nhau.
4. Cơ sở pháp lý
- Bộ Luật hình sự 2015 số: 100/2015/QH13 ban hành ngày 27 tháng 11 năm 2015
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về vi phạm pháp luật là gì cũng như một số vấn đề pháp lý có liên quan đến vi phạm pháp luật là gì.
Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm về vi phạm pháp luật là gì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
- Hotline: 19003330
- Zalo: 084 696 7979
- Gmail: [email protected]
- Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận