Vụ việc dân sự và vụ án dân sự là hai khái niệm không còn quá xa lạ đối với nhiều người. Để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này, bài viết sau đây của chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn các ví dụ, tình huống về việc dân sự và vụ việc dân sự để các bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này nhé.
Bài 1:
Anh A và chị B kết hôn năm 1996 trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện, có đăng kí kết hôn và sinh sống tại phường T quận Y thành phố Hà Nội. Sau một thời gian chung sống, anh chị phát sinh mâu thuẫn. Tháng 4/2005, anh A khởi kiện ra tòa án yêu cầu xin li hôn và giải quyết tranh chấp tài sản chung giữa vợ và chồng. Về tài sản chung, vợ chồng anh A và chị B có một mảnh đất diện tích 100m2 tại quận N thành phố Hà Nội và vợ chồng có vay của chị D 150 triệu đồng. Hãy Xác định tư cách các đương sự trong vụ án?
* Bài làm
Anh A: nguyên đơn - Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cá nhân, cơ quan, tổ chức khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm. Cụ thể: Tháng 4/2005, anh A khởi kiện ra tòa án yêu cầu xin li hôn và giải quyết tranh chấp tài sản chung giữa vợ và chồng.
Chị B: bị đơn - Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm.
Chị D: người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan - Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Toà án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trong trường hợp việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Toà án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Cụ thể: vợ chồng anh A và chị B có vay của chị D 150 triệu đồng. Chị D là chủ nợ của hai vợ chồng và chị có quyền đòi nợ.
Bài 2:
Năm 2002, ông bà M,N chết có để lại di sản là một căn nhà trên diện tích đất 400m2 tại phường K, quận D, thành phố H. Ông bà có 4 người con là A, B, C, D.Anh A và anh B hiện cư trú tại quận 1 thành phố H, anh C hiện cư trú tại Mỹ, anh D có hộ khẩu thường trú tại thành phố M thuộc tỉnh TG nhưng hiện đang quản lý, sử dụng nhà đất cha mẹ để lại và có đăng ký tạm trú tại phường K, quận D, thành phố H.Nay anh A cho rằng anh D có ý định chiếm toàn bộ nhà đất nên có đơn khởi kiện yêu cầu chia thừa kế. Hỏi:
Theo anh chị, Tòa án cấp nào có thẩm quyền sơ thẩm vụ việc trên?
*Bài làm
Toà án có thẩm quyến giải quyết vụ việc trên là Toà án nhân dân thành phố H.
Căn cứ vào Điểm a Khoản 1 Điều 33 thì “Toà án nhân dân huyện,thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyển giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại điều 25 và điều 27 bộ luật này”.
Theo Khoản 5 Điều 25 Bộ luật tố tụng dân sự thì “Tranh chấp về thừa kế tài sản” là một trong những tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án. Tòa án có thẩm quyền giải quyết đối với các tranh chấp về thừa kế, trong đó phải kể đến yêu cầu chia di sản thừa kế, có thể theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Trong vụ việc đề ra, Ông bà M, N có 4 người con là A, B, C, D , sau khi qua đời để lại ngôi nhà trên diện tích đất 400m2 tại phường K, quận D, thành phố H. D có hộ khẩu thường trú tại thành phố M thuộc tỉnh TG nhưng hiện đang quản lý, sử dụng nhà đất cha mẹ để lại và có đăng ký tạm trú tại phường K, quận D, thành phố H, A cho rằng anh D có ý định chiếm toàn bộ nhà đất nên có đơn khởi kiện yêu cầu chia thừa kế. Như vậy đương sự trong vụ việc này chỉ bao gồm anh A (nguyên đơn) và anh D ( bị đơn).
Trong 4 người con của ông bà M,N thì anh C hiện đang cư trú tại Mỹ, tuy nhiên vì anh C không hề có yêu cầu gì trong vụ tranh chấp này nên đây không phải là tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài (đương sự ở nước ngoài- Khoản 3, Điều 33 Bộ luật Tố tụng dân sự). Nếu là tranh chấp có yếu tố nước ngoài thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc trên sẽ là Tòa án nhân dân cấp tỉnh của thành phố H, hoặc Tòa án nhân dân thành phố H nếu như H là thành phố trực thuộc trung ương – theo Điểm c Khoản 1 Điều 34 – Bộ luật Tố tụng dân sự.
Nội dung bài viết:
Bình luận