Ví dụ về di sản thừa kế

Trong thế giới pháp lý, khái niệm "Di Sản Thừa Kế" không chỉ đơn thuần là về những đồ vật, mà còn về giá trị tinh thần và quyền lợi. Bài viết này sẽ đưa bạn qua những ví dụ về di sản thừa kế thực tế, từ tài sản vật chất đến những giá trị tinh thần, để hiểu rõ hơn về sự đa dạng và phức tạp của di sản thừa kế.

Ví dụ về di sản thừa kế

Ví dụ về di sản thừa kế

1. Thế nào là di sản thừa kế?

Theo quy định tại Điều 612 Bộ luật dân sự 2015, di sản được định nghĩa rộng lớn, bao gồm không chỉ tài sản riêng của người chết mà còn phần tài sản của họ trong tài sản chung với người khác.

Di sản thừa kế có thể được hiểu đơn giản là phần tài sản mà người chết để lại cho người sống. Mức độ và quy mô của di sản này có thể biến động tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tình hình tài chính cá nhân và số lượng người thừa kế. Di sản thừa kế không chỉ bao gồm giá trị vật thể mà còn liên quan đến các giá trị phi vật thể. 

2. Ví dụ về di sản thừa kế

2.1. Về hình thức

1. Di sản thừa kế là tài sản thuộc quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp

Trong trường hợp này, di sản thừa kế bao gồm các loại tài sản mà người để lại có quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp: đất đai, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, và các công cụ sản xuất được sử dụng trong việc lao động riêng lẻ.

Ví dụ: Ông Nguyễn Văn B mất đầu năm 2022. Cuối năm 2022, con cái của ông tiến hành khai nhận di sản thừa kế ông để lại. Qua thống kê, tài sản ông để lại gồm có: một nhà đất tại thành phố Hồ Chí Minh, một sổ tiết kiệm trị giá 5 trăm triệu đồng. Lúc này, những tài sản đó được xem là di sản thừa kế mà ông B để lại. Di sản thừa kế này sẽ được tiến hành phân chia cho các chủ thể thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông B.

2. Di sản thừa kế là các quyền về tài sản theo hợp đồng hoặc bồi thường thiệt hại

Một hình thức khác của di sản thừa kế là quyền về tài sản mà người để lại được hưởng theo quan hệ hợp đồng hoặc do được bồi thường thiệt hại.

Ví dụ: Ông Phạm Văn K, 50 tuổi. Tháng 7 năm 2022, ông A tham gia hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất với ông Trần Văn B. Ông K là người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Hai bên đã tiến hành làm hợp đồng đặt cọc với nhau. Theo đó, ông K đã đặt cọc cho ông B là 300 triệu đồng. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành việc thanh toán tiền cọc, ông K mới phát hiện ra đất của ông B đang bị tranh chấp với chủ thể khác. Theo thỏa thuận trong hợp đồng đặt cọc, khi đất bị tranh chấp, ông B sẽ phải bồi thường gấp đôi tiền cọc cho ông K. Tuy nhiên, đến tháng 9 năm 2022, ông K bị đột quỵ và mất. Lúc này, khoản tiền cọc và tiền bồi thường cọc mà ông K có quyền được hưởng sẽ được xem là di sản thừa kế.

3. Di sản là nghĩa vụ về tài sản phát sinh từ hợp đồng hoặc gây thiệt hại

Các nghĩa vụ về tài sản của người để thừa kế có thể phát sinh từ quan hệ hợp đồng hoặc do việc gây thiệt hại. Đây cũng là một hình thức của di sản thừa kế.

Ví dụ: Nếu người để thừa kế gây thiệt hại hoặc vi phạm hợp đồng trước khi qua đời, nghĩa vụ về tài sản do hợp đồng hoặc vi phạm đó phát sinh có thể trở thành một phần của di sản thừa kế.

2.2. Về đặc trưng

Các đặc trưng của di sản thừa kế

Ví dụ về đặc trưng của di sản thừa kế

1. Di Sản Thừa Kế là Tài Sản Thuộc Sở Hữu Của Người Chết

Di sản thừa kế đặc trưng bởi những tài sản thuộc sở hữu của người chết. Điều 170 của Bộ Luật Dân Sự năm 2015 quy định các trường hợp xác lập quyền sở hữu đối với tài sản:

  • Tài sản được tạo ra thông qua lao động, sản xuất, kinh doanh hợp pháp là tài sản mà công dân sở hữu do đó họ có quyền sở hữu đối với nó. Ví dụ: Ông A đã làm việc chăm chỉ và có doanh nghiệp kinh doanh hợp pháp. Từ công sức lao động và quá trình sản xuất, anh ta tạo ra một khoản tài sản đáng kể, bao gồm nhà máy và các sản phẩm đã sản xuất. Ông A chết đi vì bệnh và để lại di sản cho 2 người con.
  • Tài sản có thể thuộc sở hữu của người chết thông qua việc chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ví dụ: Người B, trước khi qua đời, đã để lại di chúc chỉ định rõ ràng về việc chuyển quyền sở hữu nhà và đất cho người thừa kế. Cơ quan nhà nước xác nhận và thực hiện việc chuyển quyền sở hữu theo di chúc.
  • Chủ sở hữu và người sử dụng tài sản có quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản mà họ có quyền sở hữu. Ví dụ: Người C là chủ sở hữu của một khu đất nông nghiệp. Anh ta có quyền thu hoa lợi từ việc trồng trọt và cũng có quyền nhận lợi tức từ việc cho thuê đất cho người khác sử dụng. Khi Anh C chết đi vì tai nạn, di sản thừa kế này được truyền lại cho con trai anh là anh N. Anh N tiếp tục sở hữu quyền thu hoa lợi từ việc trồng trọt trên khu đất nông nghiệp đó.
  • Tài sản có được thông qua quá trình thừa kế cũng là một phần quan trọng của di sản thừa kế, thể hiện quyền sở hữu theo di chúc hoặc quy định pháp luật. Ví dụ: Người D, sau khi qua đời, để lại di chúc xác định rõ ràng về việc chia tài sản riêng cho E. E sau khi qua đời vì bạo bệnh đã để lại di sản này, bao gồm tài sản của E và tài sản mà E đã được D chia thừa kế.
  • Tài sản có được do chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với vật vô chủ, bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, hoặc do chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình và liên tục. Ví dụ: Người A đi lặn biển và nhặt được một món đồ quý (có giá trị nhỏ hơn 10 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định) và không có ai nhận. 10 năm sau, người A chết đi. Món đồ đó thuộc quyền sở hữu của người A cũng là di sản thừa kế mà A để lại cho người thừa kế của mình.

2. Di Sản Thừa Kế là Tài Sản Vật Chất và Tinh Thần

Một đặc trưng quan trọng của di sản thừa kế là sự đa dạng về giá trị, từ vật chất đến tinh thần:

  • Di sản tinh thần được hiểu là những giá trị văn hóa, truyền thống mà người chết để lại cho các thành viên trong gia đình. Hay nói cách khác, di  sản tinh thần này là những của cải, vật chất mang giá trị tinh thần, được người chết để lại cho thế hệ sau. Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A (90 tuổi), là nghệ nhân làm đàn tì bà có tiếng. Đầu năm 2021, ông mất. Di sản ông để lại cho con cháu là danh tiếng của việc làm đàn tì bà. Lúc này, con cháu ông sẽ có bổn phận tiếp nhận di sản thừa kế này, và duy trì, phát huy nhằm gìn giữ và phát triển nó.
  • Di sản vật chất là những tài sản có giá trị về mặt kinh tế. Tại đó, những người thuộc diện được hưởng di sản thừa kế có thể sử dụng tài sản này vào mục đích sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng để phục vụ nhu cầu sinh sống và phát triển của bản thân. Ví dụ: Nhà cửa, xe cộ, đồ cổ quý giá,...

3. Câu hỏi thường gặp

Câu hỏi 1: Di chúc là gì? Di chúc có phải là di sản thừa kế?

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. 

Di chúc thường chứa các quy định về việc chia tài sản, xác định người thụ hưởng, và có thể bao gồm những ý muốn về việc quản lý, chăm sóc con cái hoặc người thân, cũng như những điều kiện khác.

Di chúc không phải là di sản thừa kế. Di sản thừa kế là tất cả những gì một người để lại sau khi qua đời, bao gồm cả tài sản, nghệ thuật, quyền lợi và nghĩa vụ. Di chúc là một phần của quy trình di truyền tài sản, nơi người tạo di chúc quyết định cách phân phối di sản của mình. Di chúc có thể được sử dụng để hướng dẫn quá trình thừa kế, nhưng để di truyền tài sản theo di chúc, cần phải thực hiện các thủ tục pháp lý nhất định theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi 2: Ví dụ về áp dụng chia thừa kế? Áp dụng loại thừa kế nào trước?

Chia thừa kế có thể áp dụng chia thừa kế theo di chúc của người để lại di sản hoặc chia thừa kế theo pháp luật. Trên thực tế chưa có luật nào ban hành phải áp dụng loại chia thừa kế nào trước, chủ yếu là còn tuỳ thuộc vào từng trường hợp. Pháp luật luôn tôn trọng di nguyện của người đã mất những cũng bảo vệ quyền lợi theo hợp pháp của những người đáng được hưởng cụ thể là thân nhân của người chết; vợ con chưa thành niên.

Câu hỏi 3: Ví dụ về thừa kế theo di chúc?

Ông A kết hôn với bà B vào năm 1980 tai Hà Nôi và có 3 người con là C, D, E.

C có vơ là M và có con là X và Y.

D có vơ là N và có con là K và H.

Năm 1999 ông A chung sống với bà Q và có con chung là P.

Tháng 5 năm 2008 ông A và C cùng chết trong một tai nan giao thông. Trước khi chết ông A lập di chúc để lai toàn bô tài sản cho bà B và C, D, E. Hãy chia di sản của ông A, biết rằng tài sản chung của ông A và bà B là 400 triệu, trong thời gian chung sống ông A và bà Q có tài sản chung là 400 triệu.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (488 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo