Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà hàng [2024]

Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà hàng luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay. Bởi lẽ, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe khách hàng cũng như hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp. Vậy quy định về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà hàng gồm những gì? Cùng ACC tìm hiểu vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà hàng qua nội dung bài viết dưới đây.

ve-sinh-an-toan-thuc-pham-trong-nha-hang

Vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà hàng

1. Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh nói chung và vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà hàng nói riêng

Mở đầu bài viết vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà hàng nói riêng là tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh nói chung.

Trước tiên tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh đó là về diện tích. Bất cứ một cơ sở kinh doanh lĩnh vực nhà hàng đều phải đảm bảo có đủ diện tích để xây dựng các khu vực thiết yếu.

Các khu chức năng này phải được bố trí hợp lý và thuận tiện cho việc vận chuyển, bảo quản cũng như chế biến đảm bảo vệ sinh.

Về kết cấu nhà cửa, thiết kế không gian, vật liệu xây dựng cần phù hợp với sản phẩm và quy mô kinh doanh. Không gian nhà hàng phải tránh các vi sinh vật, côn trùng, vi sinh vật gây hại, không bị ngập nước, đọng nước, không bị ảnh hưởng bởi các khu vực có nguồn ô nhiễm như nước, không khí, hóa chất độc hại.

Cơ sở kinh doanh phải thiết kế các khu vực kinh doanh thực phẩm, khu vực thay đồ, khu vệ sinh và các khu vực khác tách biệt đảm bảo vệ sinh. Đặc biệt khu vực vệ sinh phải được xây dựng ngăn cách với khu vực kinh doanh thực phẩm. Cửa ra vào nhà vệ sinh không được mở thông với khu vực chế biến, bảo quản thực phẩm.

Vậy tiêu chuẩn cụ thể về vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà hàng như thế nào? Cùng theo dõi nội dung tiếp theo bài viết vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà hàng.

2. Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà hàng

Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà hàng như thế nào? Đó là:

- Đảm bảo nguồn sáng và không gian thông thoáng ở tất cả khu vực. Có đủ nguồn nước sạch để thực hiện các công việc liên quan đến vệ sinh, chế biến thực phẩm.

- Thực phẩm, nguyên liệu chế biến phải đảm bảo có nguồn gốc, xuất xứ và còn hạn sử dụng.

- Cơ sở kinh doanh nhà hàng phải có giấy phép đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm do cơ quan quản lý có thẩm quyền cấp.

Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà hàng đối với dụng cụ, trang thiết bị

Đối với trang thiết bị và dụng cụ của cơ sở kinh doanh nhà hàng cần đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà hàng như sau:

+ Có đầy đủ các dụng cụ, trang thiết bị chuyên biệt để phục vụ cho hoạt động kinh doanh và được bảo quản phù hợp theo yêu cầu của từng loại thực phẩm. Có thể kể đến như các loại tủ trưng bày sản phẩm, thiết bị điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, các loại chén, bát, thìa, dĩa…

+ Cơ sở kinh doanh phải có thiết bị phòng chống côn trùng và động vật gây hại đảm bảo hoạt động hiệu quả, không sử dụng thuốc, động vật diệt côn trùng, diệt chuột trong khu vực chế biến, bảo quản thực phẩm.

+ Có đầy đủ trang thiết bị để kiểm soát việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong suốt quá trình kinh doanh.

+ Tất cả các thiết bị dụng cụ, giám sát an toàn vệ sinh thực phẩm cần luôn đảm bảo chính xác và được kiểm tra định kỳ theo đúng quy định.

+ Cơ sở chỉ sử dụng các chất tẩy rửa thông dụng trong sinh hoạt, chế biến thực phẩm lưu ý không được dùng chất tẩy rửa độc hại.

3. Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà hàng đối với nhân viên nhà hàng

Ngoài điều kiện về cơ sở vật chất trong nhà hàng còn có tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà hàng đối với nhân viên nhà hàng.

Vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà hàng đối với nhân viên nhà hàng cần đáp ứng những điều kiện như sau:

+ Chủ cơ sở kinh doanh và người trực tiếp kinh doanh nhà hàng phải trải qua thời gian tập huấn và được cấp Giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm theo đúng quy định của pháp luật

+ Chủ cơ sở kinh doanh, người trực tiếp kinh doanh nhà hàng và người quản lý tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm cần trải qua quá trình khám và nhận được Giấy xác nhận đủ sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế.

+ Trong khu vực kinh doanh thực phẩm tất cả các nhân viên cần đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định mặc trang phục bảo hộ riêng, không được ăn kẹo cao su, không khạc nhổ bừa bãi, không hút thuốc hoặc có bất kỳ hành động nào gây mất vệ sinh.

+ Những người mắc các bệnh thuộc bệnh truyền nhiễm đã được Bộ Y tế quy định không được phép tiếp xúc trực tiếp trong quá trình kinh doanh thực phẩm sẽ tuyệt đối không được tham gia vào quá trình kinh doanh thực phẩm.

Như vậy cần đảm bảo các tiêu chuẩn đã liệt kê ở phần trên bài viết vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà hàng để tránh bị xử phạt vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà hàng.

4. Dịch vụ về vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà hàng tại ACC

Công ty Luật ACC là đơn vị chuyên tư vấn và hỗ trợ các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà hàng trên toàn quốc. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, vững chắc về kiến thức chuyên môn cùng sự tận tâm, nhiệt thành cam kết đem đến cho khách hàng những trải nghiệm dịch vụ pháp lý tốt nhất.

Công ty Luật ACC cam kết với quý khách hàng các vấn đề sau đây:

– Thời gian tư vấn: ACC luôn sẵn sàng và tư vấn 24/24 cho khách hàng nhằm giải đáp nhanh chóng mọi vướng mắc của khách hàng.

– Tiết kiệm thời gian: ACC quan niệm không câu kéo thời gian của khách hàng mà tôn chỉ của chúng tôi là lắng nghe và giải quyết nhanh gọn, chính xác vấn đề khách hàng đang gặp phải.

– Bảo mật thông tin tuyệt đối: Chúng tôi tôn trọng thông tin cá nhân khách hàng nên ACC luôn bảo mật dữ liệu khách hàng tốt nhất và không để rò rỉ ra bên ngoài.

– Chất lượng dịch vụ uy tín – chuyên nghiệp – hiệu quả: Với hệ thống đội ngũ Luật sư, chuyên viên chuyên nghiệp, kiến thức chuyên sâu, thái độ tận tâm, nhiệt tình chúng tôi mong muốn khách hàng được sử dụng gói dịch vụ tốt nhất.

– Chi phí dịch vụ phù hợp: Với mong muốn hỗ trợ pháp lý cho người dân ACC đặt ra nhiều gói dịch vụ khác nhau để khách hàng có thể lựa chọn theo khả năng tài chính của mình.

Trình tự Công ty Luật ACC sẽ thực hiện với khách hàng theo một quy trình chuyên nghiệp như sau:

– Thu thập thông tin từ khách hàng để tiến hành tư vấn một cách chi tiết và cụ thể;

– Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị các hồ sơ, thông tin cơ bản để ACC có thể thực hiện các thủ tục;

– ACC tiến hành các thủ tục khi đã nhận đủ hồ sơ khách hàng cung cấp;

– Theo dõi hồ sơ của khách hàng tại cơ quan có thẩm quyền và tiến hành bổ sung khi cần thiết;

– Tư vấn cho khách hàng những điều cần lưu ý khi thực hiện thủ tục xin giấy phép;

– Bàn giao kết quả.

– Hỗ trợ khách hàng các thắc mắc sau khi nhận kết quả.

5. Câu hỏi thường gặp

Tiêu chí về Cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ?

Tuân thủ theo các yêu cầu quy định tại Điều 1, 2, 3 và Điều 4 Thông tư số 15/2012/TT-BYT, cụ thể như sau:

Cơ sở vật chất sạch sẽ, cách xa các nguồn gây ô nhiễm. Xây dựng kiên cố vững chắc. Đảm bảo thông thoáng, đủ ánh sáng, diện tích phù hợp; đảm bảo nguyên tắc một chiều

Trang thiết bị dụng cụ đảm bảo vệ sinh, được làm bằng vật liệu không thôi nhiễm…

Có đủ dụng cụ sử dụng riêng cho thực phẩm sống và chín; Có đủ dụng cụ chia, gắp, chứa đựng thức ăn, dụng cụ ăn uống bảo đảm sạch sẽ;

Thực hiện chế độ vệ sinh hàng ngày; Trang bị găng tay sạch sử dụng một lần khi tiếp xúc trực tiếp với thức ăn; Có đủ trang thiết bị phòng chống ruồi, dán, côn trùng và động vật gây bệnh.

Có đủ trang thiết bị phòng chống ruồi, dán, côn trùng và động vật gây bệnh; phải có bồn rửa tay, số lượng ít nhất phải có 01 (một) bồn rửa tay cho 50 người ăn; phải có nhà vệ sinh, số lượng ít nhất phải có 01 (một) nhà vệ sinh cho 25 người ăn.

Tiêu chí về con người trong tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà hàng?

Người trực tiếp chế biến, phục vụ ăn uống phải đủ điều kiện sức khỏe, xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm.

Đây cũng là điều kiện chung về bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Tiêu chí về thiết kế các khu vực?

Khu sơ chế nguyên liệu thực phẩm, khu chế biến nấu nướng, khu bảo quản thức ăn; khu ăn uống; kho nguyên liệu thực phẩm đảm bảo riêng biệt;

Khu vực rửa tay và nhà vệ sinh cách biệt.

Nơi chế biến thức ăn phải đáp ứng nguyên tắc một chiều;

Khu vực ăn uống phải thoáng mát, sạch sẽ; Có đủ bàn ghế phục vụ khách;

Khu trưng bày, bảo quản thức ăn ngay. Thực phẩm chín phải bảo đảm vệ sinh. Thức ăn ngay, thực phẩm chín phải bày trên bàn hoặc giá cao cách mặt đất ít nhất 60cm.

Một số tiêu chí khác về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà hàng?

Nước đá sử dụng trong ăn uống phải rõ nguồn gốc xuất sứ và đạt tiêu chuẩn (QCVN)  số 01:2009/BYT.

Có đủ sổ sách ghi chép. Thực hiện chế độ kiểm thực 3 bước. Có đủ dụng cụ lưu mẫu thức ăn, tủ bảo quản mẫu thức ăn. Nhà hàng cần thực hiện chế độ lưu mẫu thực phẩm tại cơ sở. Thời gian lưu mẫu là ít nhất là 24 giờ kể từ khi thức ăn được chế biến xong.

Thùng rác phải kín, có nắp đậy. Chất thải, rác thải phải được thu dọn, xử lý hàng ngày theo quy định. Nước thải được thu gom trong hệ thống kín, bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường.

Qua nội dung bài viết về các tiêu chuẩn an toàn đối với từng nhóm đối tượn trong nhà hàng, ACC đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà hàng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc có nhu cầu xin giấy phép nhanh tại công ty Luật ACC hoặc dịch vụ pháp lý bất kỳ quý khách có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: [email protected] để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (268 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo