Nhu cầu sử dụng văn phòng đại diện tiếng anh được đặt ra cần thiết bởi nhiều hoạt động văn phòng đại diện mang yếu tố nước ngoài và phải đáp ứng các quy định về viết bằng tiếng anh theo pháp luật Việt Nam. Vậy văn phòng đại diện tiếng anh là gì?
Hiện nay, pháp luật doanh nghiệp cùng các văn bản hướng dẫn đều quy định về tên nước ngoài của doanh nghiệp, trong đó có văn phòng đại diện và ngôn ngữ phổ biến là tiếng anh - ngôn ngữ chung toàn cầu. Vậy khi doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu mở văn phòng đại diện nhưng mang yếu tố “nước ngoài” hay mở văn phòng đại diện nước ngoài thì tên tiếng anh là gì? Trong bài viết dưới đây, để thuận lợi cho bạn đọc trong vấn đề này, Luật ACC xin đề cấp đến các vấn đề về văn phòng đại diện tiếng anh là gì?
1. Văn phòng đại diện tiếng anh là gì?
Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.
- Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp tức là không được thực hiện các hoạt động kinh doanh sinh lời nào khác và không được tự nhân danh chính mình để ký kết các hợp đồng riêng mà phải thông qua công ty chủ quản.
- Văn phòng đại diện tiếng anh là REPRESENTATIVE OFFICE (/rep.rɪˈzen.tə.tɪv/ /ˈɒf.ɪs/)
Ví dụ:
- VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN THƯỜNG TRÚ TERAMAR GMBH TẠI VIỆT NAM (TERAMAR GMBH RESIDENT REPRESENTATIVE OFFICE VIET NAM)
- CÔNG TY TÀI CHÍNH TNHH MỘT THÀNH VIÊN HOME CREDIT VIỆT NAM – CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI (HOME CREDIT VIET NAM FINANCE COMPANY LIMITED – HANOI CITY BRANCH)
Văn phòng đại diện tiếng anh là gì?
2. Hồ sơ xin giấy phép thành lập văn phòng đại diện tiếng anh
Doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký hoạt động văn phòng đại diện tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
- Thông báo thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký
- Bản sao nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần
- Bản sao nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thành lập văn phòng đại diện;
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu văn phòng đại diện
3. Lưu ý khi đặt tên văn phòng đại diện tiếng anh
- Tên của văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết theo quy định:
- Bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt.
- Các chữ cái F, J, Z, W.
- Chữ số và các ký tự.
- Tên văn phòng đại diện phải chứa cụm từ “văn phòng đại diện”.
- Tên văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở văn phòng đại diện.
- Tên văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng đại diện phát hành.
- Tên văn phòng đại diện bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng văn phòng đại diện có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
- Nếu văn phòng đại diện có tên bằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng nước ngoài của văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của văn phòng đại diện tại địa điểm văn phòng đại diện hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
- Tên viết tắt của văn phòng đại diện được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.
4. Câu hỏi thường gặp
1. Văn phòng đại diện có tư cách pháp nhân không?
Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, được ủy quyền để thực hiện các nhiệm vụ nhằm bảo vệ lợi ích doanh nghiệp, ngoại trừ các hoạt động làm phát sinh doanh thu. Văn phòng đại diện không có tài sản độc lập do vậy không có tư cách pháp nhân.
2. Nên thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện?
Thành lập chi nhánh công ty hay văn phòng đại diện sẽ tùy vào mục đích của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp muốn mở rộng phạm vi hoạt động, đẩy mạnh kinh doanh, tăng lợi nhuận và tạo điều kiện thuận lợi trong việc chăm sóc khách hàng thì nên chọn thành lập chi nhánh công ty.
Nếu doanh nghiệp muốn tiện lợi hơn trong các hoạt động trao đổi hồ sơ, trưng bày sản phẩm, chăm sóc khách hàng… thì nên thành lập văn phòng đại diện.
3. Chi nhánh công ty khác văn phòng đại diện như thế nào?
Chi nhánh công ty và văn phòng đại diện có những khác biệt về chức năng, hình thức hạch toán, hình thức kế toán và kê khai thuế, các loại thuế phải nộp.
- Về chức năng: Nếu chi nhánh thực hiện chức năng kinh doanh và đại diện theo ủy quyền, thì văn phòng đại diện có chức năng giao dịch và tiếp thị theo ủy quyền.
- Về hình thức hạch toán: Trong khi chi nhánh có thể chủ động chọn lựa hình thức hạch toán độc lập hay phụ thuộc thì văn phòng đại diện chỉ có hình thức hạch toán phụ thuộc.
- Về hình thức kế toán và kê khai thuế: Chi nhánh công ty sẽ phức tạp hơn so với văn phòng đại diện.
- Về các loại thuế phải nộp: Trong khi văn phòng đại diện chỉ cần nộp thuế môn bài thì chi nhánh công ty sẽ phải nộp các loại thuế như: Thuế môn bài, thuế GTGT, thuế TNCN. Riêng chi nhánh khác tỉnh sẽ phải nộp thêm thuế TNDN.
4. Điểm giống nhau giữa chi nhánh và văn phòng đại diện là gì?
Chi nhánh công ty và văn phòng đại diện đều là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, hoạt động dưới sự ủy quyền của doanh nghiệp và không có tài sản riêng, do vậy cả chi nhánh và văn phòng đại diện đều không có tư cách pháp nhân.
Cả chi nhánh và văn phòng đại diện đều có thể thành lập trong/ngoài nước, có nhiều địa điểm ở cùng tỉnh/thành phố với nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Như vậy, trên đây là toàn bộ tư vấn của Công ty Luật ACC cho câu hỏi văn phòng đại diện tiếng anh là gì? Với các thông tin đề cập ở trên, chắc rằng quý khách hàng có thể lựa chọn cho doanh nghiệp, văn phòng đại diện của mình một cái tên tiếng anh thích hợp phù hợp cho hoạt động mà vẫn tuân thủ các quy định pháp luật. Khi có nhu cầu, liên hệ với chúng tôi để nhận được tư vấn về thành lập doanh nghiệp, văn phòng đại diện, chi nhánh qua:
- Hotline tư vấn pháp luật: 1900.3330
- Zalo: 084.696.7979
- Mail: [email protected]
Nội dung bài viết:
Bình luận