Ủy ban nhân dân có tư cách pháp nhân không?

Tư cách pháp nhân được quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 là thuật ngữ dùng để nói lên tư cách của doanh nghiệp, tổ chức được quy định về quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Vậy Uỷ ban nhân dân có tư cách pháp nhân không? Hãy cùng Luật ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

To Chuc Co Tu Cach Phap Nhan La Gi

1. Tư cách pháp nhân là gì?

Theo quy định tại Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015, một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;

– Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 Bộ luật Dân sự 2015;

– Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.

– Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.

2. Phân loại pháp nhân

Theo quy định tại Điều 75, Điều 76 BLDS 2015, pháp nhân được phân chia thành 02 loại là pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại:

– Pháp nhân thương mại:

+ Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.

+ Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.

+ Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của BLDS 2015, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

– Pháp nhân phi thương mại:

+ Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên.

+ Pháp nhân phi thương mại bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác.

+ Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân phi thương mại được thực hiện theo quy định của BLDS 2015, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Tài sản và năng lực dân sự của pháp nhân

Căn cứ Điều 81 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về tài sản của pháp nhân như sau:

"Điều 81. Tài sản của pháp nhân

Tài sản của pháp nhân bao gồm vốn góp của chủ sở hữu, sáng lập viên, thành viên của pháp nhân và tài sản khác mà pháp nhân được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan".

Bên cạnh đó Điều 86 và Điều 87 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về năng lực và trách nhiệm của pháp nhân về pháp luật dân sự như sau:

"Điều 86. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân

1. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký.

3. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt pháp nhân.

Điều 87. Trách nhiệm dân sự của pháp nhân

1. Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân.

Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự về nghĩa vụ do sáng lập viên hoặc đại diện của sáng lập viên xác lập, thực hiện để thành lập, đăng ký pháp nhân, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

2. Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình; không chịu trách nhiệm thay cho người của pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do người của pháp nhân xác lập, thực hiện không nhân danh pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.

3. Người của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện, trừ trường hợp luật có quy định khác".

Như vậy, tài sản của pháp nhân bao gồm vốn góp của chủ sở hữu, sáng lập viên, thành viên của pháp nhân và tài sản khác mà pháp nhân được xác lập quyền sở hữu.

Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế và được phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký. Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về nghĩa vụ; chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình.

4. Ủy ban nhân dân có tư cách pháp nhân không?

Điều 8 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định về Ủy ban nhân dân như sau:

"Điều 8. Ủy ban nhân dân

1. Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.

2. Ủy ban nhân dân gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên, số lượng cụ thể Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp do Chính phủ quy định".

Theo quy định trên thì Uỷ ban nhân dân được xác định là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương (không phải là pháp nhân, không có tài sản độc lập, không tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình).

Trên đây là toàn bộ nội dung giải đáp của Luật ACC về Ủy ban nhân dân có tư cách pháp nhân không? Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý bạn đọc còn có thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website hoặc Hotline để được hỗ trợ giải đáp.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo