Pháp luật hiện hành quy định về tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Vậy, tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa là gì?
Công ty luật ACC sẽ cùng quý bạn đọc tìm hiểu về vấn đề này
1. Xuất xứ hàng hóa là gì?
Xuất xứ hàng hóa là nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó.
- Quy tắc xuất xứ ưu đãi là các quy định về xuất xứ áp dụng cho hàng hóa có cam kết hoặc thỏa thuận ưu đãi về thuế quan và ưu đãi về phi thuế quan:
+ Quy tắc xuất xứ ưu đãi theo Điều ước quốc tế
Việc xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu để được hưởng chế độ ưu đãi về thuế quan và phi thuế quan được áp dụng theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập và theo quy định của Bộ Công Thương hướng dẫn Điều ước quốc tế đó.
+ Quy tắc xuất xứ ưu đãi theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập và các ưu đãi đơn phương khác
Việc xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu để được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập và các ưu đãi đơn phương khác được thực hiện theo quy tắc xuất xứ của nước nhập khẩu dành cho các ưu đãi này và theo quy định của Bộ Công Thương hướng dẫn quy tắc xuất xứ đó.
- Quy tắc xuất xứ không ưu đãi là các quy định về xuất xứ áp dụng cho hàng hóa ngoài ưu đãi và trong các trường hợp áp dụng các biện pháp thương mại không ưu đãi về đối xử tối huệ quốc, chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ, hạn chế số lượng hay hạn ngạch thuế quan, mua sắm chính phủ và thống kê thương mại.
Hàng hóa được coi là có xuất xứ khi thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 31/2018/NĐ-CP; hoặc
+ Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ, nhưng đáp ứng các quy định tại Điều 8 Nghị định 31/2018/NĐ-CP.
Tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa là gì?
2. Tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa là gì?
Tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa là hình thức thương nhân tự khai báo và cam kết về xuất xứ của hàng hóa theo quy định của pháp luật.
Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa là văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương do thương nhân tự phát hành
Thực hiện Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, căn cứ quy định của nước nhập khẩu về tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa, Bộ Công Thương quy định tiêu chí lựa chọn thương nhân; quy trình, thủ tục tự chứng nhận xuất xứ; nghĩa vụ và trách nhiệm của thương nhân tự chứng nhận xuất xứ; cơ chế kiểm tra, xác minh việc tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu của thương nhân và chế tài xử lý vi phạm.
3. Quy trình tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa
3.1. Điều kiện để thực hiện Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ trong ASEAN
Cơ chế AWSC là cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong ASEAN theo quy định tại Nghị định thư thứ nhất sửa đổi Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN. Không phải nhà sản xuất nào cũng có thể đủ điều kiện được chấp nhận bởi họ phải tuân theo các tiêu chí lựa chọn như: Nhà sản xuất đồng thời là nhà xuất khẩu; Không vi phạm quy định về xuất xứ hàng hóa, thuế và hải quan; Có kim ngạch XK đáp ứng yêu cầu nhất định; Có cán bộ chuyên trách về xuất xứ hàng hóa và có đủ kiến thức về xuất xứ và các quy định về xuất xứ hàng hóa (một dạng như chứng chỉ hành nghề)…
Theo đó, thương nhân đáp ứng các điều kiện sau đây có thể đề nghị được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa:
- Là nhà xuất khẩu đồng thời là nhà sản xuất.
- Không vi phạm quy định về xuất xứ hàng hóa trong 02 năm gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đăng ký tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
- Có cán bộ được đào tạo về xuất xứ hàng hóa do đơn vị đào tạo đã được Bộ Công Thương hoặc được Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) chỉ định.
Bên cạnh các quy định nêu trên, thương nhân đề nghị được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo cơ chế AWSC nếu đáp ứng các quy định sau:
1. Đã được cấp C/O ưu đãi đối với hàng hóa cùng nhóm HS (4 số) trong 02 năm gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Văn bản chấp thuận.
2.Trong trường hợp nhà xuất khẩu không phải là nhà sản xuất, nhà xuất khẩu phải được nhà sản xuất cam kết bằng văn bản về xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu và sẵn sàng hợp tác trong trường hợp kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa và kiểm tra, xác minh tại cơ sở sản xuất.
Như vậy, so với trước đây, quy định mới đã bổ sung thêm điều kiện tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo cơ chế AWSC.
3.2. Quy trình tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Bước 1: Đăng ký tự chứng nhận xuất xứ: Nhà xuất khẩu đăng ký xác nhận với cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu để trở thành nhà xuất khẩu có đủ điều kiện và họ được cấp một mã số duy nhất.
Bước 2: Kiểm tra và ủy quyền là nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ: Các cơ quan có thẩm quyền liên quan sẽ đánh giá nhà xuất khẩu dựa trên các tiêu chí được đưa ra đối với một nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ.
Bước 3: tự chứng nhận xuất xứ: Nhà xuất khẩu đủ điều kiện tự chứng nhận xuất xứ sẽ lập một tờ khai hóa đơn chứng minh nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm và gửi cho nhà nhập khẩu. Tờ khai hóa đơn bắt buộc phải ký bằng tay và ghi đầy đủ họ tên người ký.
Bước 4: Xuất trình tờ khai hóa đơn thương mại: Nhà nhập khẩu sẽ xuất trình tờ khai hóa đơn cho cơ quan hải quan tại thời điểm nhập khẩu để được hưởng các đối xử ưu đãi.
Nội dung bài viết:
Bình luận