Thế nào là truyền thống xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam

Sứ mệnh của quân đội Nhân dân Việt Nam là vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân. “Lo giữ nước từ khi nước chưa nguy” - Là bài học kinh nghiệm quý báu trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, đến nay vẫn còn nguyên giá trị cả về lý luận và thực tiễn. Để giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chúng ta phải đồng thời thực hiện tốt cả hai nhiệm vụ Chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc; phải dựa vào sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại… trong đó lực lượng vũ trang là nòng cốt. Đây là chủ trương lớn để xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam ngày càng vững mạnh. Để bạn đọc hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ hướng dẫn qua bài viết dưới đây: Thế nào là truyền thống xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam

Qdoi

Thế nào là truyền thống xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam

1. Quân đội nhân dân Việt Nam là gì?

Quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bao gồm lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên. Lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương.

Ngày 22 tháng 12 hàng năm là ngày truyền thống của Quân đội nhân dân, ngày hội quốc phòng toàn dân.

Như vậy, theo định nghĩa này chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản là Quân đội nhân dân Việt Nam là một bộ phận của lực lượng vũ trang nhân dân. Quân đội nhân dân thực hiện sứ mệnh giữ nước bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng, lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt.

Về ý nghĩa tên gọi: Tên gọi "Quân đội Nhân dân" là do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt với ý nghĩa "từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, vì nhân dân phục vụ". Việc lấy tên là "Quân đội nhân dân" với mục đích thể hiện và giữ vững bản chất giai cấp cùng yếu tố dân tộc của quân đội, đây là đội quân có nguồn gốc nhân dân, bảo vệ tính mạng, tài sản và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ nền độc lập thống nhất và bản sắc dân tộc.

Như đã trình bày, vì Quân đội Nhân dân Việt Nam là một bộ phận của lực lượng vũ trang nên Quân đội Nhân dân Việt Nam phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và những thành quả cách mạng, cùng toàn dân xây dựng đất nước (Điều 12 Luật Quốc phòng 2005).

2. Thế nào là truyền thống xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam

“Lo giữ nước từ khi nước chưa nguy” - Là bài học kinh nghiệm quý báu trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, đến nay vẫn còn nguyên giá trị cả về lý luận và thực tiễn. Để giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chúng ta phải đồng thời thực hiện tốt cả hai nhiệm vụ Chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc; phải dựa vào sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại… trong đó lực lượng vũ trang là nòng cốt.

Đây là chủ trương lớn, nhất quán, mang tầm chiến lược, là căn cứ để Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng Quân đội vững mạnh toàn diện, thực sự là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu tuyệt đối trung thành, công cụ bạo lực sắc bén để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.

Nhiệm vụ, mục tiêu xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại một số quân chủng, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại. Đến năm 2025, cơ bản xây dựng Quân đội tinh, gọn, mạnh, tạo tiền đề vững chắc, phấn đấu năm 2030 xây dựng Quân đội hiện đại được đặt trong bối cảnh tình hình thế giới, trong nước có nhiều thuận lợi và thách thức đan xen. Hòa bình, hợp tác, phát triển vẫn là xu thế lớn, song tình hình thế giới diễn biến hết sức nhanh chóng, phức tạp, khó dự báo; các mâu thuẫn cơ bản của thời đại tiếp tục tồn tại và phát triển. Các yếu tố an ninh phi truyền thống, nhất là an ninh mạng, khủng bố, thiên tai, dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp; xuất hiện nhiều hình thái chiến tranh mới, làm thay đổi môi trường chiến lược, tác động sâu sắc tới mọi quốc gia, dân tộc. Cạnh tranh giữa các nước lớn và tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, biển đảo diễn ra căng thẳng, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra xung đột...

Xây dựng Quân đội cách mạng là quan điểm xuyên suốt, sự cụ thể hóa nguyên tắc “lấy xây dựng vững mạnh về chính trị làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của Quân đội”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã huấn thị: “Quân sự mà không có chính trị như cây không có gốc, vô dụng lại có hại”Theo Hồ Chí Minh chính trị là hồn cốt, là yếu tố quyết định sức mạnh của Quân đội. Chính trị không chỉ là đường lối, chính sách của Đảng, còn là bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, tinh thần, ý chí, nghị lực, quyết tâm chiến đấu hy sinh của cán bộ,chiến sĩ. Quan điểm này, không chỉ đúng với học thuyết Mác - Lênin về xây dựng Quân đội kiểu mới của giai cấp vô sản, mà còn kế thừa những giá trị truyền thống đặc sắc về xây dựng Quân đội của ông cha ta “hun đúc bằng những điều nhân nghĩa” cho Quân đội. Xây dựng Quân đội cách mạng là quá trình tiếp tục bồi đắp bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc, nhằm đảm bảo cho Quân đội ta mãi mãi là quân đội của dân, do dân, vì dân; lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Xây dựng Quân đội chính quy là một yêu cầu không thể thiếu trong quá trình phát triển của bất cứ Quân đội nào; xuất phát từ đặc thù hoạt động quân sự với những yêu cầu rất đặc biệt; hơn nữa nền nếp chính quy gắn liền với kỷ luật tự giác, nghiêm minh là hai yếu tố tạo nên chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của Quân đội, bởi “Kỷ luật là sức mạnh của Quân đội”. Xây dựng quân đội chính quy là nhằm bảo đảm sự thống nhất về tư tưởng, ý chí và hành động trong mọi hoạt động, công tác của mọi quân nhân và các đơn vị trong toàn quân.

Xây dựng Quân đội tinh nhuệ  là mục tiêu, yêu cầu đặt ra trong suốt quá trình tổ chức, xây dựng Quân đội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn “Một quân đội văn hay võ giỏi, là một quân đội vô địch”3. Hiện nay, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc đã có yêu cầu mới, phức tạp hơn, đòi hỏi Quân đội không chỉ giỏi tác chiến trong các cuộc chiến tranh sử dụng vũ khí công nghệ cao, mà còn phải thành thạo trong các hình thức tác chiến “phi vũ trang”“phi đối xứng” sẵn sàng ứng phó thắng lợi với các mối đe dọa “an ninh phi truyền thống” để đất nước không bị bất ngờ trong mọi tình huống.

Là Quân đội cách mạng, sự tinh nhuệ của Quân đội ta phải được bắt đầu từ sự tinh nhuệ, trước hết và trên hết là tinh nhuệ về chính trị; bởi, trong mối quan hệ giữa hai thành tố con người với vũ khí, thì con người bao giờ cũng là yếu tố quyết định - Đây cũng chính là quan điểm ngày từ khi Hồ Chí Minh và Đảng ta thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam: Chính trị trọng hơn quân sự; Người trước, súng sau. Bởi vậy, việc xây dựng Quân đội tinh nhuệ đòi hỏi phải đặt lên hàng đầu nội dung xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị, đảm bảo trong bất cứ hoàn cảnh nào, Quân đội cũng tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, sẵn sàng nhận và hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao. Để đạt được điều đó, cần tiếp tục quán triệt và thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo đảm giữ vững nguyên tắc Đảng lãnh đạo Quân đội tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt; tập trung xây dựng Đảng bộ Quân đội vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ; nâng cao hiệu quả hoạt động công tác đảng, công tác chính trị; chủ động ngăn chặn, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Bên cạnh đó, phải chăm lo đầu tư, xây dựng Quân đội tinh nhuệ về trình độ tác chiến. Chủ động đổi mới nội dung, phương pháp huấn luyện; thực hiện tốt phương châm “cơ bản, thiết thực, vững chắc”3 quan điểm, 8 nguyên tắc, 6 mối kết hợp để huấn luyện cho bộ đội sử dụng thành thạo vũ khí, trang bị trong biên chế, làm chủ và khai thác có hiệu quả các loại vũ khí, phương tiện kỹ thuật hiện đại mới được trang bị. Chủ động đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, huấn luyện, diễn tập, sẵn sàng chiến đấu, từng bước hiện đại nền công nghiệp quốc phòng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Xây dựng Quân đội từng bước hiện đại là một chủ trương đúng đắn, có ý nghĩa quan trọng cả trước mắt và lâu dài, vừa đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trước các cuộc tiến công xâm lược bằng vũ khí công nghệ cao nếu xảy ra; vừa phù hợp với sức chịu đựng của nền kinh tế của đất nước đang trong quá trình hội nhập, đẩy mạnh CNH-HĐH.

Xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đảm bảo cho Quân đội có đủ sức mạnh, làm nòng cốt xây dựng nền quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị, là niềm vinh dự, tự hào, trách nhiệm chính trị của cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam.

3. Chức năng nhiệm vụ của Quân đội nhân dân Việt Nam:

Theo quy định tại Điều 25 Luật Quốc phòng 2018 về chức năng, nhiệm vụ của Quân đội nhân dân được quy định cụ thể như sau:

– Quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bao gồm lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên. Lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương.

Ngày 22 tháng 12 hằng năm là ngày truyền thống của Quân đội nhân dân, ngày hội quốc phòng toàn dân.

– Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; thực hiện công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lao động sản xuất, kết hợp quốc phòng với kinh tế – xã hội, tham gia phòng thủ dân sự, cùng toàn dân xây dựng đất nước; thực hiện nghĩa vụ quốc tế.

– Nhà nước xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có lực lượng thường trực hợp lý, lực lượng dự bị động viên hùng hậu; một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại.

 

– Tổ chức, nhiệm vụ, chế độ phục vụ và chế độ, chính sách của Quân đội nhân dân theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Thế nào là truyền thống xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo