Trường hợp bị tịch thu bảo đảm dự thầu [Cập nhập 2022]

Đấu thầu là một lĩnh vực được pháp luật quy định rất cụ thể. Theo đó, để bảo đảm trách nhiệm dự thầu của nhà thầu, nhà đầu tư trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu thì cần phải có biện pháp bảo đảm theo đúng quy định pháp luật. Tuy nhiên, trong quá trình tiến hành hồ sơ dự thầu, sẽ phát sinh trường hợp bị tịch thu bảo đảm dự thầu. Vậy trường hợp bị tịch thu bảo đảm dự thầu được hiểu như thế nào? Bạn hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Trường Hợp Bị Tịch Thu Bảo đảm Dự Thầu [cập Nhập 2022]

Trường hợp bị tịch thu bảo đảm dự thầu [Cập nhập 2022]

1/ Bảo đảm dự thầu là gì?

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013 thì Bảo đảm dự thầu là việc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam để bảo đảm trách nhiệm dự thầu của nhà thầu, nhà đầu tư trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

2/ Các trường hợp bảo đảm dự thầu

Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật Đấu thầu 2013 quy định về bảo đảm dự thầu áp dụng trong các trường hợp sau đây:

- Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp và gói thầu hỗn hợp;

- Đấu thầu rộng rãi và chỉ định thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư.

3/ Giá trị bảo đảm dự thầu

Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 11 Luật Đấu thầu 2013 thì giá trị bảo đảm dự thầu được như sau:

- Đối với lựa chọn nhà thầu, giá trị bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo một mức xác định từ 1% đến 3% giá gói thầu căn cứ quy mô và tính chất của từng gói thầu cụ thể;

- Đối với lựa chọn nhà đầu tư, giá trị bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo một mức xác định từ 0,5% đến 1,5% tổng mức đầu tư căn cứ vào quy mô và tính chất của từng dự án cụ thể.

4/ Trường hợp bị tịch thu bảo đảm dự thầu

Căn cứ vào Khoản 5 Điều 117 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định:

“5. Trường hợp gói thầu được chia thành nhiều phần thì thực hiện theo các quy định sau đây:

a) Trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu cần nêu rõ điều kiện chào thầu, biện pháp và giá trị bảo đảm dự thầu cho từng phần hoặc nhiều phần và phương pháp đánh giá đối với từng phần hoặc nhiều phần để các nhà thầu tính toán phương án chào thầu theo khả năng của mình;
b) Việc đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và xét duyệt trúng thầu sẽ được thực hiện trên cơ sở bảo đảm tổng giá đề nghị trúng thầu của gói thầu là thấp nhất (đối với gói thầu áp dụng phương pháp giá thấp nhất); tổng giá đánh giá của gói thầu là thấp nhất (đối với gói thầu áp dụng phương pháp giá đánh giá); tổng điểm tổng hợp cao nhất (đối với gói thầu áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá) và giá đề nghị trúng thầu của cả gói thầu không vượt giá gói thầu được duyệt mà không so sánh với ước tính chi phí của từng phần;
c) Trường hợp có một phần hoặc nhiều phần thuộc gói thầu không có nhà thầu tham gia đấu thầu hoặc không có nhà thầu đáp ứng yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, chủ đầu tư báo cáo người có thẩm quyền để điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu của gói thầu theo hướng tách các phần đó thành gói thầu riêng với giá gói thầu là tổng chi phí ước tính tương ứng của các phần; việc lựa chọn nhà thầu đối với các phần có nhà thầu tham gia và được đánh giá đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật vẫn phải bảo đảm nguyên tắc đánh giá theo quy định tại Điểm b Khoản này;

d) Trường hợp 01 nhà thầu trúng thầu tất cả các phần thì gói thầu có 01 hợp đồng. Trường hợp nhiều nhà thầu trúng thầu các phần khác nhau thì gói thầu có nhiều hợp đồng.”

Theo đó, trường hợp trong hồ sơ mời thầu có quy định về điều kiện chào thầu, biện pháp và giá trị bảo đảm dự thầu cho từng phần hoặc nhiều phần và phương pháp đánh giá đối với từng phần hoặc nhiều phần (trong đó bao gồm cả việc thương thảo hợp đồng của từng phần hoặc nhiều phần) cụ thể theo quy định nêu trên thì việc đánh giá hồ sơ dự thầu tuân thủ theo quy định của hồ sơ mời thầu, nhà thầu không tiến hành thương thảo ở phần nào thì sẽ bị tịch thu bảo đảm dự thầu của phần đó.

Trên đây là những nội dung liên quan đến Trường hợp bị tịch thu bảo đảm dự thầu [Cập nhập 2022] mà ACC muốn đề cập đến bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu, nếu có thắc mắc pháp lý liên quan thì hãy liên hệ ngay với Luật ACC qua website: accgroup.vn để được giải đáp nhé.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo