Trưng cầu giám định là hoạt động điều tra cùa cơ quan có thẩm quyền, được tiến hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng hình sự quy định nhằm thu thập, củng cố, kiểm tra, đánh giá, xác lập chứng cứ, phục vụ điều tra, xử lí vụ án hình sự. Tuy nhiên, nhiều người lại chưa hiểu rõ về vấn đề này. Hãy cùng ACC tìm hiểu các thông tin về trưng cầu giám định hàng hóa thông qua bài viết dưới đây để hiểu rõ thêm về vấn đề này nhé.
1. Trưng cầu giám định là gì?
Trong tố tụng hình sự, giám định được hiểu là việc nghiên cứu các vật chứng, chứng từ, tử thi, tình trạng sức khỏe và đặc điểm thể chất của người sống có ý nghĩa đối với vụ án, do người có hiểu biết chuyên môn tiến hành theo yêu cầu của cơ quan điều tra bằng quyết định trưng cầu giám định
Trưng cầu giám định là hoạt động điều tra cùa cơ quan có thẩm quyền, được tiến hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng hình sự quy định nhằm thu thập, củng cố, kiểm tra, đánh giá, xác lập chứng cứ, phục vụ điều tra, xử lí vụ án hình sự.
2. Thẩm quyền quyết định trưng cầu giám định:
Giám định tư pháp được thực hiện theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc yêu cầu của người yêu cầu giám định.
– Cơ quan tiến hành tố tụng gồm:
+ Cơ quan Điều tra
+ Viên Kiểm sát
+ Tòa án
Người tiến hành tố tụng gồm: Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, Viện trưởng Viện kiểm sát , người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Bộ đội biên phòng; người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Hải quan; người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Kiểm lâm; người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của lực lượng Cảnh sát biển; người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Kiểm ngư…
“Người yêu cầu giám định” là khái niệm mới được Luật giám định tư pháp thể chế hóa, theo đó: “Người yêu cầu giám định là người có quyền tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định mà không được chấp nhận. Người có quyền tự mình yêu cầu giám định bao gồm đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc yêu cầu giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo” (Khoản 3, Điều 2 Luật Giám định tư pháp 2012)
Điều 207 BLTTHS quy định về yêu cầu giám định với nội dung cụ thể như sau:
” Đương sự hoặc người đại diện của họ có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội.
Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan tiến hành tố tụng phải xem xét, ra quyết định trưng cầu giám định. Trường hợp không chấp nhận đề nghị thì thông báo cho người đã đề nghị giám định biết bằng văn bản và nêu rõ lý do. Hết thời hạn này hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì người đề nghị giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định”.
Như vậy, Bộ luật hình sự 2015 đã có những quy định rất mở về đối tượng có quyền trưng cầu giám định. Trưng cầu giám định có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc xác lập, củng cố chứng cứ. Trong nhiều trường hợp, trưng cầu giám định có thể làm thay đổi tính chất vụ án à là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của bản án. Vì vậy, để đảm bảo tính khác quan, công bằng, xét xử đúng người, đúng tội, việc trưng cầu giám định không chỉ được quyết định bởi cơ quan, người tiến hành tố tụng mà chính các đương sự của vụ án hình sự cũng được trao quyền yêu cầu giám định.
3.Trường hợp nào bắt buộc phải tiến hành trưng cầu giám định?
Căn cứ theo quy định tại Điều 206 BLTTDS, quy định về các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định cụ thể:
Bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định những vấn đề sau:
- Tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án;
- Tuổi của bị can, bị cáo, bị hại nếu việc đó có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án và không có tài liệu để xác định chính xác tuổi của họ hoặc có nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó;
- Nguyên nhân chết người;
- Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động;
- Chất ma tuý, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ;
- Mức độ ô nhiễm môi trường.
Như vậy, khi cần xác định một trong các vấn đề nêu trên thì bắt buộc phải tiến hành trưng cầu giám định.
4. Trưng cầu giám định hàng hóa
Quyền của khách hàng
Tại Điều 264 Luật Thương mại 2005 quy định về quyền của khách, trừ trường hợp có thỏa thuận khác như sau:
+ Được lựa chọn tổ chức giám định phù hợp và yêu cầu thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thực hiện việc giám định theo nội dung đã thoả thuận.
Trường hợp giám định hàng hoá theo sự thỏa thuận của các bên thì các bên phải thống nhất với nhau để chỉ định một tổ chức giám định. Thoả thuận này có thể là một điều khoản của hợp đồng mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ hoặc là một thoả thuận riêng biệt. Khi đã thống nhất lựa chọn một tổ chức giám định nào đó thì một bên không có quyền chỉ định một tổ chức giám định khác, nếu không được bên kia chấp thuận.
Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có nhu cầu giám định hàng hoá cũng có thể lựa chọn một tổ chức giám định được Nhà nước công nhận là đủ điều kiện và tiêu chuẩn để thực hiện việc giám định. Trong quá trình giải quyết tranh chấp thương mại tại toà án, nếu có nhu cầu giám định thì toà án sẽ chỉ định tổ chức giám định theo yêu cầu của một bên tranh chấp.
+ Yêu cầu giám định lại nếu có lý do chính đáng để cho rằng thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định không thực hiện đúng các yêu cầu của mình hoặc thực hiện giám định thiếu khách quan, trung thực hoặc sai về kỹ thuật, nghiệp vụ giám định và yêu cầu trả tiền phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại.
Trong trường hợp không công nhận kết quả của chứng như giám định ban đầu thì bên yêu cầu giám định và các bên có liên quan (gọi là bên yêu cầu giám định lại) được quyền yêu cầu một tổ chức giám định khác giám định lại hàng hoá, dịch vụ đã được giám định và phải trả các chi phí liên quan đến việc giám định. Nếu kết quả giám định lại phù hợp với kết quả của chứng thư giám định ban đầu thì chứng thư giám định ban đầu có giá trị cuối cùng. Nếu kết quả giám định lại không phù hợp với kết quả của chứng thư giám định ban đầu thì có các khả năng sau đây có thể xảy ra:
Khả năng thứ nhất, nếu tổ chức giám định ban đầu và bên yêu cầu giám định lại công nhận kết quả giám định lại thì kết quả giám định lại có giá trị cuối cùng. Tổ chức giám định ban đầu phải chịu phạt do giám định sai theo mức các bên đã thoả thuận trong hợp đồng nhưng không vượt quá 10 lần phí giám định.
Khả năng thứ hai, nếu tổ chức giám định ban đầu hoặc bên yêu cầu giám định lại không thừa nhận kết quả giám định lại thì bên yêu cầu giám định lại có quyền yêu cầu cơ quan tài phán giải quyết tranh chấp chỉ định một tổ chức giám định khác giám định lại (giám định lần 3). Kết quả giám định của tổ chức giám định do cơ quan tài phán chỉ định có giá trị cuối cùng. Lệ phí trọng tài và lệ phí giám định do bên yêu cầu chịu. Tổ chức giám định nào có chứng thư giám định với kết quả khác với kết quả giám định lần 3 thì tổ chức đó phải chịu phạt như phần trên đã trình bày.
Nghĩa vụ của khách hàng
Khách hàng (người yêu cầu giám định) có các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 265 Luật Thương mại như sau:
+ Cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu cần thiết cho tổ chức giám định khi có yêu cầu; đảm bảo tính chính xác, tính hợp pháp của các giấy tờ, tài liệu đó.
+ Trả thù lao dịch vụ giám định và các chi phí hợp lý khác theo thoả thuận.
Các cơ quan nhà nước khi sử dụng dịch vụ giám định hàng hoá cũng phải trả phí giám định. Trường hợp toà án, trọng tài trưng cầu giám định theo yêu cầu của một bên thì bên yêu cầu giám định phải tạm ứng phí giám định và các chi phí khác. Nếu kết quả giám định có ý nghĩa cho việc giải quyết tranh chấp thì sau này khi ra bản án, quyết định thì toà án trọng tài sẽ buộc bên thua kiện chịu chi phí giám định. Còn nếu kết quả giám định không có ý nghĩa cho việc giải quyết vụ án thì bên yêu cầu giám định phải chịu các khoản chi phí liên quan đến việc giám định.
Khách hàng khi tham gia dịch vụ giám định cần tuân thủ đúng các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật.
Trên đây là một số thông tin về trưng cầu giám định hàng hóa. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với Công ty Luật ACC, để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận