Tra cứu nhãn hiệu quốc tế là việc cần thiết trước khi tiến hành nộp đơn tại cấc quốc gia mà doanh nghiệp muốn bảo hộ nhãn hiệu của mình tại quốc gia đó. Việc này giúp tiết kiệm chi phí, thời gian và nâng cao khả năng bảo hộ thành công cho nhãn hiệu quốc tế. Trong bài viết này ACC sẽ cung cấp cho bạn Hướng dẫn tra cứu nhãn hiệu quốc tế chi tiết nhất
1. Khái niệm và tầm quan trọng của việc tra cứu nhãn hiệu?
Tra cứu nhãn hiệu là quá trình tìm kiếm, kiểm tra thông tin đăng ký nhãn hiệu Việt Nam và nhãn hiệu quốc tế có chỉ định tại Việt Nam từ các cơ sở dữ liệu tra cứu cần thiết. Thông qua đó, nhãn hiệu dự định đăng ký sẽ được đánh giá một cách khách quan, toàn diện về khả năng được bảo hộ.
Thông qua tra cứu nhãn hiệu, bạn sẽ biết được:
– Nhãn hiệu của mình có đáp ứng các tiêu chuẩn được bảo hộ hay không?
– Nhãn hiệu của mình có trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã đăng ký trước đó theo “nguyên tắc nộp đơn đầu tiền hay không?
Xác định được những thông tin trên trước khi sử dụng và đăng ký nhãn hiệu sẽ giúp bạn:
– Không tốn chi phí đầu tư quảng cáo, làm hình ảnh thương hiệu rồi bạn lại không sở hữu được nhãn hiệu cho riêng mình;
– Không tốn thời gian, chi phí đăng ký nhãn hiệu không có khả năng bảo hộ
– Kịp thời thay đổi mẫu nhãn hiệu để đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ
– Hạn chế rủi ro vướng phải tranh chấp pháp lý
2. Cách tra cứu nhãn hiệu quốc tế
Bước 1: Truy cập website
Đầu tiên là chúng ta cần truy cập vào địa chỉ website của Tổ chức SHTT thế giới thông qua địa chỉ website: wipo.int/romarin.
Hướng dẫn tra cứu nhãn hiệu quốc tế chi tiết nhất
Tiếp theo đó chọn “advanced search” nằm ở thanh menu phía bên trái của màn hình.
Bước 2: Điền thông tin nhãn hiệu cần tra
Màn hình làm việc xuất hiện, lúc này bạn chỉ cần điền thông tin nhãn hiệu của mình vào các trường tương ứng.
Ở đây có 2 trường chính chúng ta cần điền để tra cứu nhãn hiệu quốc tế wipo là: “Trademark” – Tên nhãn hiệu và “Designation” – Quốc gia được chỉ định. Ngoài ra để chắc chắn và rút gọn phạm vi hơn thì bạn điền thêm thông tin vào các trường: “Nice” – Nhóm sản phẩm/dịch vụ, “Goods/Services” – Hàng hóa/Dịch vụ,…
Ví dụ: cần kiểm tra nhãn “TGSLAW” thì điền lần lượt như sau:
– Trademark: TGSLAW
– Designation: VN
Bước 3: Click tìm kiếm (Search)
Sau khi điền thông tin xong, bạn click chuột vô “Search” ở cuối góc phải màn hình để tìm kiếm thông tin nhãn hiệu trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc tế Wipo. Hệ thống sẽ trả vết tất cả các kết quả liên quan.
Nếu muốn biết chi tiết về các đơn nhãn hiệu quốc tế đã được liệt kê thì chỉ cần click vào số đăng ký ở cột “Reg. No” tương ứng để xem.
Xem thêm bài viết Thủ tục tra cứu bản quyền logo
3. Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO
WIPO - Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới là tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc, nhằm thúc đẩy việc sử dụng và bảo vệ các tác phẩm của trí tuệ loài người. Thành lập theo Công ước ký tại Xtôckhôm ngày 14.7.1967, có hiệu lực từ năm 1970. Tổ chức tiền thân là Công ước Pari về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp (1883) và Công ước Becnơ về bảo vệ tác phẩm văn học và nghệ thuật (1886).
Thành viên: 182 nước (2004).
Nhiệm vụ chính: thúc đẩy việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ như bằng sáng chế, phát minh, quyền tác giả… trên phạm vi toàn thế giới, bảo đảm sự hợp tác về mặt hành chính giữa các liên minh được thành lập trên cơ sở các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ; kết hợp hài hoà luật pháp của các quốc gia trên lĩnh vực sở hữu trí tuệ; quản lí các hiệp hội chuyên môn về sở hữu trí tuệ (Công ước Pari và các công ước khác). WIPO cũng đã xây dựng thêm các văn bản khác như Thoả ước Mađrit về chống xuất xứ sai nguồn gốc hàng hoá (1891), Hiệp định hợp tác về bằng sáng chế (1970), v v. Hiện nay, WIPO quản lí 23 hiệp ước quốc tế về sở hữu trí tuệ.
Cơ quan lãnh đạo: Đại hội đồng, gồm các nước tham gia Công ước thành lập WIPO và phải tham gia ít nhất một hiệp hội, họp 2 năm một lần. Cơ quan thường trực: Uỷ ban Phối hợp và Văn phòng Quốc tế. Trụ sở: Giơnevơ (Genève; Thuỵ Sĩ).
Việt Nam là thành viên từ 2.6.1976, có chương trình hợp tác với WIPO về các lĩnh vực liên quan; đã tham gia Công ước Pari về bảo hộ sở hữu công nghiệp (8.3.1994), Thoả ước Mađrit (8.3.1994), Hiệp định hợp tác về bằng sáng chế (10.3.1993), Công ước Becnơ về bảo vệ tác phẩm văn học và nghệ thuật (26.10.2004).
4. Câu hỏi thường gặp
Tại sao phải tra cứu nhãn hiệu?
Việt Nam áp dụng “nguyên tắc nộp đơn đầu tiên”, điều đó có nghĩa là giữa các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự nhau, ai nộp đơn trước sẽ được bảo hộ trước.
Khi nào cần tra cứu nhãn hiệu?
Để đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích cho mình, bạn nên tra cứu nhãn hiệu ngay từ khi có ý tưởng sử dụng nhãn hiệu cho sản phẩm/dịch vụ. Tra cứu nhãn hiệu sẽ tạo bước đệm pháp lý an toàn cho việc đăng ký nhãn hiệu cũng như xây dựng, sử dụng và phát triển nhãn hiệu trong tương lai.
WIPO là viết tắt của từ gì?
World Intellectual Property Organization
Trên đây là những vấn đề liên quan đến Hướng dẫn tra cứu nhãn hiệu quốc tế chi tiết nhất. ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng, hiệu quả, uy tín, chất lượng và tiết kiệm chi phí nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận