Thuế là một khoản thu bắt buộc từ cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp vào quỹ nhà nước. Nghĩa vụ nộp thuế là bắt buộc phải thực hiện đối với chủ thể thuộc đối tượng phải đóng thuế do pháp luật quy định. Tuy nhiên, bên cạnh những người nghiêm túc đóng thuế thì vẫn còn một số ít bộ phận trốn tránh nghĩa vụ đóng thuế. Trong bài viết này ACC sẽ chia sẻ cho bạn đọc về Cách kiểm tra doanh nghiệp trốn thuế nhanh, đơn giản
Cách kiểm tra doanh nghiệp trốn thuế nhanh, đơn giản
1. Trốn thuế là gì?
2. Cách kiểm tra doanh nghiệp trốn thuế
Sử dụng Phần mềm tra cứu danh sách doanh nghiệp bỏ trốn.
Công cụ này là phương tiện đắc lực cho cơ quan thuế, nhằm phát hiện:
- Tra cứu Hóa đơn của Công ty bỏ trốn, mất tích, mua bán hóa đơn trên toàn quốc.
- Hóa đơn có mã số thuế của bên bán không hợp lệ (Mã số thuế bị sai)
- Hóa đơn của Doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm khác
Phần mềm có chứa danh sách doanh nghiệp; có thông tin cảnh báo là: “Người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đăng ký”; được cơ quan thuế tập hợp dựa dữ liệu qua rất nhiều năm.
Để nhận biết hóa đơn của doanh nghiệp bỏ trốn, kế toán khi tiếp nhận hóa đơn cần kiểm tra; bằng cách truy cập vào Website: http://tracuuhoadon.gdt.gov.vn để biết về tình trạng hóa đơn đó. Thông tin trên website được tập hợp từ các báo cáo, thông báo của các đơn vị phát hành hoá đơn, biên lai (NNT và cơ quan Thuế) theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP của Chính phủ và thông tư 153/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính, Thông tư 303/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Website Tracuuhoadon.gdt.gov.vn giúp NNT và các tổ chức, cá nhân khác có thể tra cứu được các thông tin về hoá đơn, biên lai bao gồm: Đơn vị phát hành hoá đơn, biên lai; thời gian phát hành, thời gian hoá đơn, biên lai có giá trị sử dụng và thông tin hoá đơn, biên lai không còn giá trị sử dụng (là các hoá đơn, biên lai của NNT ngừng hoạt động, hoá đơn, biên lai đã báo mất, huỷ, xoá bỏ, hoá đơn, biên lai không có giá trị sử dụng qua kết luận thanh tra, kiểm tra của cơ quan Thuế).
– Để biết thông tin doanh nghiệp còn hoạt động, còn tồn tại không; truy cập vào Website: http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstdn.jsp tra cứu bằng cách gõ mã số thuế.
3. Mức phạt tội trốn thuế
3.1 Mức xử phát hành chính
Trường hợp cá nhân, doanh nghiệp có hành vi trốn thuế nhưng chưa đến mức bị xử lý hình sự thì bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 17, Nghị định 125/2020. Theo đó, mức xử phạt hành chính như sau:
– Phạt tiền bằng số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên khi thực hiện một trong các hành vi trốn thuế nêu trên.
– Phạt tiền 1,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi trốn thuế nêu trên mà không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ;
– Phạt tiền 02 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi trốn thuế mà có một tình tiết tăng nặng.
– Phạt tiền 2,5 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi trốn thuế mà có hai tình tiết tăng nặng.
– Phạt tiền 03 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi trốn thuế mà có ba tình tiết tăng nặng trở lên.
Ngoài ra, cá nhân, doanh nghiệp trốn thuế còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
– Buộc nộp đủ số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước;
– Trường hợp hành vi trốn thuế theo quy định đã quá thời hiệu xử phạt thì người nộp thuế không bị xử phạt về hành vi trốn thuế nhưng phải nộp đủ số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế trốn;
– Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ trên hồ sơ thuế (nếu có)…
3.2 Mức xử phạt hình sự
– Phạt tiền từ 300 triệu – 01 tỉ đồng: Với pháp nhân thương mại thực hiện một trong các hành vi trốn thuế với số tiền:
+ Từ 200 – dưới 300 triệu đồng; hoặc
+ Từ 100 – dưới 200 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội “Trốn thuế” hoặc về một trong các tội: tội “Buôn lậu”; tội “Vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới”; tội “Sản xuất, buôn bán hàng cấm”; tội “Tàng trữ, vận chuyển hàng cấm”; tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả… chưa được xóa án tích mà còn vi phạm”.
– Phạt tiền từ 01 – 03 tỉ đồng nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:
+ Có tổ chức;
+ Số tiền trốn thuế từ 300 triệu đồng – dưới 01 tỉ đồng;
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
+ Tái phạm nguy hiểm.
– Phạt tiền từ 03 – 10 tỉ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng – 03 năm: Phạm tội “Trốn thuế” với số tiền từ 01 tỉ đồng trở lên.
– Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật Hình sự thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
Ngoài ra, pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50 – 200 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 – 03 năm.
4. Câu hỏi thường gặp
Trốn thuế tiếng anh là gì?
Trốn thuế trong tiếng Anh là Tax Evasion
Tùy vào mức độ sẽ bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Liên hệ ACC để được hỗ trợ tư vấn cụ thể về vấn đề mà bạn gặp phải nhé.
Nghị định số 51/2010/NĐ-CP của Chính phủ còn hiệu lực không?
Hết hiệu lực toàn bộ
Trên đây là nội dung chi tiết Cách kiểm tra doanh nghiệp trốn thuế nhanh, đơn giản. Hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc. Liên hệ với ACC nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng các dịch vụ pháp lý như dịch vụ kế toán, thành lập doanh nghiệp, tư vấn nhà đất … để được đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý chuyên nghiệp, nhiều năm kinh nghiêm của chúng tôi tư vấn và hỗ trợ.
Nội dung bài viết:
Bình luận