Hành vi phá hoại tài sản của mình có bị phạt không?

Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản diễn biến ngày một tăng, gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, tài sản của công dân, ảnh hưởng đến trật tự chung và kéo theo nhiều hệ lụy của toàn xã hội. Tuy nhiên, khi phá hoại tài sản của chính mình thì có vi phạm pháp luật hay không, vấn đề này đang được nhiều người quan tâm hiện nay. Bài viết dưới đây của ACC về Hành vi phá hoại tài sản của mình có bị phạt không? hi vọng đem đến nhiều thông tin chi tiết và cụ thể đến Quý bạn đọc.

Phá hoại tài sản của mình có bị phạt không theo quy định 2022?

Hành vi phá hoại tài sản của mình có bị phạt không?

I. Tội hủy hoại tài sản là gì?

Hủy hoại tài sản là cố ý làm cho tài sản của người khác mất giá trị sử dụng ở mức độ không còn hoặc khó có khả năng khôi phục lại được. Tùy vào mức độ hủy hoại tài sản mà người thực hiện hành vi sẽ bị xử lý hành chính hoặc bị xử lý hình sự.

II. Quy định của pháp luật về hành vi phá hoại tài sản của chính mình

Pháp luật Việt Nam không xử lý hành vi hủy hoại tài sản của chính mình, tài sản thuộc sở hữu của công dân thì họ có toàn quyền quyết định và pháp luật không can thiệp. Do đó, hành vi phá hoại tài sản của mình sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Tuy nhiên, tài sản thuộc sở hữu riêng, cá nhân có quyền định đoạt tài sản, nhưng trong trường hợp này có vi phạm Luật Giao thông đường bộ nên hành vi đốt xe sẽ bị xử lý về hành vi chống người thi hành công vụ theo Điều 330, Bộ luật Hình sự năm 2015 với  mức phạt: cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Ngoài ra, người vi phạm Luật Giao thông đường bộ, tự đốt, phá phương tiện của mình trên đường giao thông tức là tại nơi công cộng, thì hành vi của người này có thể gây ách tắc giao thông hoặc ảnh hưởng đến sự an toàn của những người tham gia giao thông khác nên đủ điều kiện cấu thành tội gây rối trật tự công cộng theo Điều 318, Bộ luật Hình sự năm 2015. Hành vi này sẽ bị phạt tiền từ 1-10 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

Trong trường hợp cá nhân tự đập phá, phá hủy phương tiện giao thông là xe đi thuê, đi mượn hoặc là tài sản của người khác, của vợ chồng thì hành vi phá hủy tài sản có thể bị điều tra về hành vi hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.

III. Các trường hợp cần chú ý, gây hiểu nhầm trong thực tế

Trường hợp 1: Nhập nhằng khái niệm “tài sản của chính mình” và “tài sản chung với người khác”.

Một số người khi góp vốn, chung tiền mua tài sản cùng người khác thường mặc định đây là tài sản của mình, nhưng thực chất đó lại là tài sản chung với người khác. Khi hủy hoại tài sản đó, người thực hiện hành vi cho rằng họ đang phá hoại tài sản của chính mình nên không phạm tội nhưng thực chất họ không chỉ phá hoại tài sản của riêng họ mà còn xâm phạm vào quyền lợi của người đồng sở hữu tài sản với mình.

Ví dụ: Hai người bạn góp tiền mua xe ô tô để chạy xe công nghệ, một trong hai người có xích mích và đập phá, đốt xe thì khi đó, người này đã xâm phạm quyền sở hữu tài sản của người bạn, mặc dù chiếc xe đó cũng có 50% sở hữu của chính họ. Trường hợp này, người đập phá tài sản sẽ bị truy tố về “Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” được quy định tại Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung bởi khoản 36 Điều 1 Bộ luật Hình sự 2017. Cụ thể:

“Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 02 đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10 - 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:....”

Trường hợp 2: Có tranh chấp về quyền sở hữu tài sản

Có trường hợp báo chí đăng về việc đập phá nhà của chính mình và bị khởi tố, tuy nhiên trong vụ việc đó, căn nhà đang trong quá trình sang nhượng và chưa hoàn tất sổ đỏ cho người mua, vì vậy về mặt pháp lý thì đây vẫn là tài sản của người bán và họ có quyền định đoạt tài sản đó (kể cả quyền phá hoại tài sản này).

Đối với những vụ việc có yếu tố tranh chấp như thế này, thông thường các bên đều cho rằng tài sản là của mình nên mình có quyền định đoạt và vì thế “vô tình” vi phạm pháp luật mà không biết. Bắt nguồn từ vụ việc dân sự nên để xác định có dấu hiệu hình sự trong các trường hợp này, cơ quan công an sẽ phải điều tra kỹ lưỡng  để xác định chủ sở hữu của tài sản vào thời điểm bị phá hoại là ai, từ đó đưa ra quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án.

Trên đây là bài viết mà chúng tôi cung cấp đến Quý bạn đọc về Hành vi phá hoại tài sản của mình có bị phạt không? Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm đến Hành vi phá hoại tài sản của mình có bị phạt không?, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo