Hệ thống tổ chức của Công an nhân dân Việt Nam như thế nào?

Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt trong công tác bao đảm an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Để đảm bảo được chức năng đó một cách hiệu quả, tối ưu nhất thì việc xây dựng hệ thống tổ chức của công an nhân dân là điều quan trọng.

Sau đây, xin mời Quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết Hệ thống tổ chức của Công an nhân dân Việt Nam như thế nào? để cùng giải đáp các thắc mắc.

1. Khái quát về hệ thống tổ chức của Công an nhân dân Việt Nam

Công an nhân dân Việt Nam là lực lượng vũ trang trọng yếu, tin cậy của Đảng, vũ khí sắc bén của Nhà nước, là lực lượng nòng cốt, xung kích trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, góp phần ổn định chính trị, xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước và đảm bảo cuộc sống yên vui, hạnh phúc cho nhân dân. (Theo Tổng cục Xây dựng lực lượng công an nhân dân (2009), Giáo trình Xây dựng lực lượng Công an nhân dân).

Hệ thống tổ chức là tập hợp các cơ quan có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, được sắp xếp theo một trật tự từ trên xuống dưới, trong đó cơ quan cấp trên chịu trách nhiệm quản lý đối với cơ quan cấp dưới.

Hệ thống tổ chức của Công an nhân dân là tập hợp các cơ quan từ trung ương xuống địa phương để đảm bảo thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ của công an nhân dân. Hệ thống tổ chức của Công an nhân dân được quy định tại Điều 17 Luật Công an nhân dân, trong đó, cơ quan cao nhất thuộc hệ thống là Bộ Công an và thấp nhất là Công an xã, phường, thị trấn.

Cảnh sát là gì

2. Cơ cấu tổ chức của Công an nhân dân

Nội dung về hệ thống tổ chức của Công an nhân dân Việt Nam được quy định tại Điều 17 Luật Công an nhân dân như sau:

1. Hệ thống tổ chức của Công an nhân dân bao gồm:

a) Bộ Công an;

b) Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

c) Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương;

d) Công an xã, phường, thị trấn.

2. Chính phủ quy định cụ thể việc xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy.

3. Để đáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định thành lập đồn, trạm Công an và đơn vị độc lập bố trí tại những địa bàn cần thiết.

Như vậy, cách tổ chức hệ thống tổ chức của Công an nhân dân ở “địa phương” cũng dựa vào các đơn vị hành chính.

Phân tích rõ hơn về các cơ quan trong hệ thống tổ chức của Công an nhân dân như sau:

– Bộ Công an:

Bộ Công an là cơ quan thuộc Chính phủ, là cơ quan trung ương có nhiệm vụ, vị trí quan trọng trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

Hiện nay Bộ Công an có 1 Bộ trưởng- Đại Tướng Tô Lâm và 5 Thứ trưởng (Thượng tướng: Trần Quốc Tỏ; Nguyễn Văn Sơn; Lương Tam Quang; Nguyễn Duy Ngọc; Lê Quốc Hùng).

– Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là cơ quan đứng đầu trong hệ thống cơ quan công an tại địa phương, người đứng công anh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gọi là giám đốc.

– Công an xã, phường, thị trấn:

Căn cứ pháp lý: Nghị định 42/2021/NĐ-CP quy định việc xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy.

Tại Điều 2, Nghị định này quy định rằng: “Công an xã chính quy là Công an cấp cơ sở, bố trí ở các đơn vị hành chính xã, thị trấn, thuộc hệ thống tổ chức của Công an nhân dân; làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở địa bàn xã, thị trấn.”

Có thể thấy rằng, điểm khác biệt giữa các cơ quan thuộc hệ thống tổ chức của công an nhân dân khác nhau ở địa bàn hoạt động và thực hiện nhiệm vụ.

Theo luật định: “1. Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an.

2. Bộ trưởng Bộ Công an quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của đơn vị trực thuộc Bộ, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, Công an xã, phường, thị trấn và các đơn vị còn lại trong Công an nhân dân.” (Điều 18 Luật Công an nhân dân năm 2018). Tuy nhiên, các văn bản pháp luật là rất khó tìm kiếm, nếu như có thể khẳng định là không được công bố, điều này dẫn đến việc cung cấp các kiến thức của Luật Dương Gia trong bài viết gặp rất nhiều các vướng mắc và đặc biệt nó sẽ khó có thể đầy đủ được.

Quy định tại Luật Công an nhân dân năm 2018 về cơ bản vẫn giữ nguyên hệ thống tổ chức so với quy định tại Luật Công an nhân dân năm 2014, tuy nhiên, tại Điều 16 Luật Công an nhân dân năm 2014 còn quy định rằng:

2. Căn cứ yêu cầu công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Chính phủ quy định việc thành lập Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

3. Công an xã là lực lượng nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, hoạt động và chế độ, chính sách đối với Công an xã do luật quy định.

4. Căn cứ yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định thành lập các đồn, trạm Công an và các đơn vị độc lập bố trí tại những địa bàn cần thiết; quy định việc điều động sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân đảm nhiệm các chức danh Công an xã.

3. Câu hỏi thường gặp

3.1. Công an nhân dân là gì?

Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

3.2. Bộ trưởng Bộ Công an là ai?

Đồng chí Tô Lâm.

3.3. Cảnh sát giao thông là gì?

Cảnh sát giao thông là lực lượng trực tiếp tiến hành thụ lý điều tra các vụ tai nạn giao thông; trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì lực lượng cảnh sát giao thông chỉ tiến hành điều tra ban đầu sau đó chuyển hồ sơ thụ lý vụ án cho cơ quan Cảnh sát điều tra trong vòng 7 ngày.

Trên đây là nội dung về Hệ thống tổ chức của Công an nhân dân Việt Nam như thế nào? mà ACC cung cấp đến bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu về vấn đề này, nếu có thắc mắc, vui lòng truy cập website https://accgroup.vn/ để được tư vấn, hỗ trợ.

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo