LGBT ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ hiện nay. Theo đó, LGBT là tên viết tắt các chữ cái đầu của một cộng đồng những người đồng tính luyến ái nữ (Lesbian), đồng tính luyến ái nam (Gay), song tính luyến ái (Bisexual) và người chuyển giới (Transgender). Do tính phổ biến của LGBT mà chủ đề này đã được nhiều người chọn để viết tiểu luận. Bài viết dưới đây ACC sẽ cùng các đọc giả tìm hiểu Các đề tài tiểu luận về LGBT mới nhất.
1. Tiểu luận là gì?
Bài tiểu luận có “hình thù” như thế nào? Các bạn sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm nhất, khi được giảng viên giao viết tiểu luận đều rất ngỡ ngàng, và không hiểu là viết cái gì? Bạn có thể hiểu một cách đơn giản, tiểu luận là báo cáo về một vấn đề thuộc một môn học hay một vấn đề thực tiễn của một đơn vị nào đó nhằm rút ra những kết luận, đóng góp ý kiến, đề xuất giải pháp để thực hiện hay cải tiến vấn đề nêu ra, có độ dài không quá 30 trang.
Tiểu luận chính là cơ hội để bạn chứng tỏ mình có thể làm được những gì; rằng bạn hiểu được câu hỏi đặt ra; hiểu được các vấn đề liên quan; và rằng bạn đã đọc khá đầy đủ về các vấn đề đó. Tiểu luận cũng cho phép bạn thể hiện khả năng suy nghĩ phân tích, và buộc bạn phải tuân theo một phương thức học tập sâu sắc và hiệu quả. Chính vì những lý do đó mà các bài tiểu luận thường được chọn như một hình thức để đánh giá ở các trường Đại học (kể cả trong nước và nước ngoài).
2. Cách viết và cách trình bày tiểu luận chi tiết
Cách viết tiểu luận
Chọn đề tài tiểu luận như thế nào?
Lưu ý: Phần này chỉ thực hiện khi giáo viên cho phép các bạn được tự do lựa chọn đề tài.
Để chọn được đề tài tiểu luận tốt, bạn cần dựa vào các tiêu chí sau:
- Đề tài bạn thích và thực sự hứng thú làm
- Đề tài phải phù hợp với môn học hay phù hợp với nội dung mà giáo viên đưa ra: có nhiều bạn sinh viên, khi lựa chọn đề tài, không chú ý xem nó có phù hợp với môn học của mình không, không đọc kỹ yêu cầu của giáo viên, dẫn đến lạc đề
- Đề tài phải khả thi: tức là bạn phải có đủ kiến thức và tài liệu tham khảo để hoàn chỉnh được nó. Đề tài các bạn thích nhưng không đủ kiến thức mà việc tìm tài liệu tham khảo cũng không thực hiện được thì tốt nhất, không nên lựa chọn.
Cách trình bày tiểu luận
Với nhiều bạn sinh viên, làm tiểu luận được ví như những “gánh nặng, cực hình” và các bạn rất ngại viết. Do đó nắm được cách trình bày tiểu luận chuẩn sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức.
Cách trình bày tiểu luận trong word
Một vài lưu ý các bạn nên nhớ khi trình bày tiểu luận là:
- Font chữ Times New Roman
- Cỡ chữ 13-14 là hợp lý nhất
- Cách dòng 1.5, căn lề 2 bên, khổ giấy A4. Lưu ý, không nên để kiểu chữ rườm rà, cầu kỳ, màu mè vì tiểu luận là một dạng luận văn khoa học nên tính khoa học và chân phương là yêu cầu.
- Header and footer: Phần header nên đề tên đề tài, footer nên đánh số trang. Với tiểu luận trình bày ở lớp, không nên để tên, nhóm viết ở phần header and footer để tránh rườm rà vì nó đã được thể hiện ở bìa tiểu luận rồi.
- Các đề mục lớn nên để font chữ to hơn và thống nhất để dễ nhìn.
Bố cục một bài tiểu luận
Bố cục hay cấu trúc một bài tiểu luận gồm những nội dung sau
Chương 1: Lời mở đầu: có nhiều bạn quan niệm lời mở đầu trong bài tiểu luận giống như mở bài trong bài văn cấp III, thực tế không phải là như vậy. Lời mở đầu trong bài tiểu luận không nên quá ngắn và chỉ bao gồm thông tin có tính chất gợi mở hoặc câu văn bóng bẩy. Trên thực tế, lời mở đầu của bài tiểu luận thường phải có các nội dung sau: lý do chọn đề tài hay tính cấp thiết của đề tài; tên đề tài, mục đích nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kết cấu của bài viết.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết (nêu lên được lý thuyết chính liên quan đến đề tài. Phần này là chúng ta sử dụng lý thuyết của các nghiên cứu trước đây nên bạn có thể thoải mái copy ở các đề tài khác. Nếu nội dung quá dài có thể đưa vào phần Phụ lục)
Chương 3: Thực trạng và đánh giá: trình bày thực trạng của vấn đề nêu lên trong đề tài cùng những đánh giá về vấn đề đó.
Chương 4: Thường viết về các giải pháp, kiến nghị, bài học kinh nghiệm rút ra hay phương hướng cho thời gian tới. Phần này đưa ra trên cơ sở căn cứ vào thực trạng, những khó khăn, vướng mắc còn gặp phải của vấn đề đã nêu trong chương 2. Trong phần này, các bạn có thể đề xuất theo quan điểm cá nhân để hoàn thiện về mặt lý luận liên quan đến đề tài.
Tài liệu tham khảo
Tùy theo đề tài mà bạn thực hiện, danh sách nguồn tài liệu tham khảo chủ yếu sẽ là
- Các bài nghiên cứu, bình luận trên báo, tạp chí, … có liên quan đến đề tài
- Giáo trình môn học và các môn khác có liên quan
- Sách tham khảo có nội dung liên quan đến đề tài viết.
- Website: đây là nguồn rất phong phú và đôi khi là nguồn tài liệu chính để hỗ trợ cho các bạn trong quá trình viết bài. Tuy nhiên, nguồn của các website khá phức tạp và độ chính xác không cao. Do đó để tìm được nguồn tin cậy bạn cần tìm hiểu thật kỹ, kỹ năng nghiên cứu là điều vô cùng quan trọng trong việc tìm được tài liệu tham khảo chất lượng.
3. Đôi nét về LGBT
3.1. Tìm hiểu LGBT là gì?
LGBT gồm đồng tính, gay, song tính, chuyển giới - đây chính là thuật ngữ mô tả xu hướng tình dục của một người, cụ thể là khi họ có xu hướng tình dục với những người có cùng giới tính, yêu người cùng giới, ví dụ nam yêu nam, nữ yêu nữ, ngoài ra người song tính là sự mô tả một người là nam giới hoặc nữ giới đều bị thu hút tình yêu, tình dục bởi cả hai giới (tức là nam có thể yêu nữ, nam có thể yêu nam và ngược lại ở phái nữ cũng vậy).
Một nghiên cứu thống kê tại đất nước Mỹ, có khoảng 3,5% dân số được xác định là người đồng, người song tính và người muốn chuyển giới về giới tính thật của mình nhưng ngoài ra cũng có rất nhiều người không có cảm xúc tình dục với bất kỳ giới tính nào đây có thể được gọi là người vô tính.
Ở thời kỳ xa xưa, khi y học chưa phát triển, xã hội chưa hiện đại như ngày nay thì những người thuộc cộng đồng LGBT có thể bị coi là mắc bệnh tâm thần, mọi người không công nhận đây là một giới tính mà nghĩ người LGBT là những người bị tâm thần, có vấn đề về thần kinh. Nhưng kể từ ngày 15/7/1990 Liên Hiệp Quốc công bố LGBT không phải là một bệnh tâm thần - một cột mốc đáng nhớ với những người thuộc cộng đồng LGBT bởi họ đã chính thức được thừa nhận, được tự do sống với chính mình và được coi là một trong những cộng đồng của nhân loại.
Trong những năm gần đây, trên thế giới, cộng đồng LGBT ngày càng phát triển mạnh mẽ, ở Châu âu, một số nước như Hà Lan, Tây Ban Nha,... đã chấp nhận hôn nhân đồng tính và coi đó là hôn nhân hợp pháp.
Thêm một sự kiện đáng nhớ đối với những người LGBT đó là ngày 26/6/2015 Mỹ đã thông qua, cho phép kết hôn đồng tính trên khắp cả nước. Chắc hẳn trong số chúng ta ai cũng biết được Mỹ là đất nước tiên tiến, phát triển hàng đầu trên thế giới cho nên sự công nhận về luật pháp cho cộng đồng LGBT ở Mỹ đã tạo ra bước ngoặt lớn cho cộng đồng này trên thế giới. Dấu mốc đặc biệt quan trọng này còn được ông chủ Facebook tham gia hưởng ứng phong trào bằng cách thay đổi hình đại diện của mình thành nền cờ lục sắc (6 màu), cộng đồng mạng thời điểm đó thay nhau đổi ảnh đại diện cờ lục sắc.
Tại nước ta, những năm gần đây cộng đồng LGBT cũng phát triển khá nhanh và mạnh mẽ với việc có rất nhiều người dám đứng ra đồng thời thừa nhận giới tính của mình và sống thật với chính mình.
3.2. Tìm hiểu bản dạng giới (gender identity) là gì?
Các chuyên gia tâm lý học chỉ ra rằng, người có dấu hiệu bản dạng giới là những người có nhận thức về giới tính của bản thân hoàn toàn ngược lại với xu hướng tình dục, không hề giống với xu hướng tình dục. Do đó, bản dạng giới có thể được hiểu là nhận thức của một người về giới tính của người đó, có thể là nữ, cũng có thể là nam hoặc giới tính khác.
3.3. Tìm hiểu về người chuyển giới
Người chuyển giới được biết đến là những người có bản dạng giới tính khác hoàn toàn với giới tính sinh học khi họ được sinh ra. Có thể một người khi được cha mẹ sinh ra là nam nhưng trong cơ thể, tâm sinh lý của họ luôn thôi thúc bản năng làm con gái, là nữ giới và ngược lại, sinh ra là nữ nhưng giới tính thật sự lại là một chàng trai.
Có những người đã mạnh dạn chuyển giới, quyết định sống theo lối sống, phong cách, xu hướng ăn mặc và hành động thuộc về giới tính thật của họ, có những người lại dùng hormone, sử dụng phẫu thuật để trở về với bản dạng giới của chính họ. Nhưng ngược lại, cũng có những người cảm thấy trầm cảm, tự ti khi giới tính và hình hài khác nhau hoàn toàn, họ chưa đủ can đảm để phẫu thuật chuyển đổi giới tính hoặc không được gia đình cho phép.
3.4. Tìm hiểu về thuật ngữ “Cisgender” là gì?
“Cisgender” là một trong những thuật ngữ mà các nhà tâm lý học sử dụng để mô phỏng/mô tả về tính cách của những người có bản dạng giới hoàn toàn giống với giới tính khi họ được sinh ra, có nghĩa sinh ra là con gái thì tâm sinh lý và tính cách là con gái và ngược lại ở nam giới cũng vậy. Thuật ngữ này hoàn toàn ngược lại với khái niệm chuyển giới được nêu ở mục 3.
3.5. Tìm hiểu về đồng tính nữ, đồng tính nam, hoặc song tính
Ngoài những vấn đề được nêu ở bên trên thì việc quan hệ tình dục của một người hoàn toàn không thể quyết định được xu hướng tình dục của họ. Xu hướng tình dục còn có liên quan tới việc duy trì nòi giống của gia đình, việc được quan tâm, yêu thương, chăm sóc.
Không chỉ xác định được người song tính, đồng tính khi đã trưởng thành và quan hệ tình dục mà ngay cả những người thanh thiếu niên chưa quan hệ tình dục bao giờ với người cùng giới nhưng vẫn được xác định là người đồng tính.
4. Các đề tài tiểu luận về LGBT mới nhất
- Hiện tượng đồng tính luyến ái
- Vấn đề lý luận về quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới
- Quan điểm của sinh viên về hôn nhân đồng giới
- Thực trạng LGBT ở Việt Nam
- Quan điểm của giới trẻ về giới tính thứ ba
- Kết hôn đồng giới theo pháp luật ở một số quốc gia
- Quan điểm xã hội về hôn nhân đồng giới
Trên đây là bài viết về Các đề tài tiểu luận về LGBT mới nhất mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận