Giai cấp và dân tộc đều là những phạm trù lịch sử. Bởi nó xuất hiện và tồn tại phụ thuộc vào những điều kiện lịch sử nhất định. Giai cấp và dân tộc là những phạm trù chỉ các quan hệ xã hội khác nhau, nhưng nó có quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Trong mối quan hệ đó giai cấp và dân tộc có những vai trò khác nhau. Bài viết Tiểu luận triết học về giai cấp và dân tộc dưới đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được những thông tin cơ bản về triết học về giai cấp và dân tộc.
1. Khái niệm dân tộc và giai cấp
Dân tộc là cộng đồng xã hội - tộc người ổn định bền vững, là sự kết tinh độc đáo các thể cộng đồng về lãnh thổ, về ngôn ngữ, về kinh tế, về văn hóa, tâm lý và tính cách.
C.Mác và Ph.Ăngghen chưa nêu ra một định nghĩa về giai cấp, mà đến Lênin, năm 1919, trong tác phẩm “Sáng kiến vĩ đại” đã nêu ra một định nghĩa về giai cấp: “Người ta gọi là giai cấp, những tập đoàn người to lớn khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ (thường thì những quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận) đối với những tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội, và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít hoặc nhiều mà họ được hưởng. Giai cấp là những tập đoàn người, mà tập đoàn này thì có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác, do chỗ các tập đoàn đó có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế - xã hội nhất định”.
Như vậy, nói giai cấp là nói đến sự khác nhau giữa các tập đoàn người về địa vị trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định. Địa vị khác nhau này được thể hiện ở ba quan hệ xét từ ba mặt trong quá trình sản xuất như sau:
- Thứ nhất, khác nhau về quan hệ của họ đối với tư liệu sản xuất (sự khác nhau đó được pháp luật quy định và thừa nhận).
- Thứ hai, khác nhau về vai trò của họ trong tổ chức lao động, trong tổ chức quản lý sản xuất.
- Thứ ba, khác nhau về phương thức và quy mô thu nhập hay phân phối của cải xã hội.
Ở đây, khác nhau về quan hệ đối với tư liệu sản xuất là sự khác nhau cơ bản nhất. Trong định nghĩa, Lênin chỉ ra thực chất của tình trạng xã hội phân chia giai cấp là do tập đoàn này có thể chiếm đoạt sản phẩm lao động của tập đoàn khác. Trong xã hội có giai cấp, ngoài giai cấp thống trị và giai cấp bị trị (những giai cấp cơ bản của xã hội) còn có các giai cấp, tầng lớp trung gian khác. Bộ phận này không có vị trí cơ bản trong phương thức sản xuất thống trị, nó thường xuyên bị phân hoá. Nhân tố chi phối sự phân hoá này chính là lợi ích. Nghĩa là các giai cấp trung gian, các tầng lớp trung gian ngả về giai cấp nào trong xã hội là do lợi ích của họ chi phối.
Định nghĩa giai cấp của Lênin là một định nghĩa khoa học có giá trị cả về lý luận và thực tiễn. Nó cho ta cơ sở để phân biệt giai cấp với tầng lớp, vì tầng lớp không gắn với sản xuất vật chất. Nó cũng cho ta cơ sở để phân biệt giai cấp với đẳng cấp - hệ thống khép kín được pháp luật quy định và thừa nhận, có tính chất cha truyền con nối.
Việc vận dụng lý luận trên đây để xem xét các giai cấp trong lịch sử cũng cần tránh giản đơn, bởi các quan hệ giai cấp biểu hiện thông qua nhiều hiện tượng phức tạp.
2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về quan hệ giai cấp - dân tộc
2.1. Vai trò của giai cấp đối với dân tộc:
Trong quan hệ biện chứng giữa giai cấp và dân tộc thì quan hệ giai cấp xét đến cùng là nhân tố có vai trò quyết định đối với sự hình thành dân tộc, tính chất dân tộc, xu hướng phát triển của dân tộc.
Áp bức giai cấp là nguyên nhân căn bản, sâu xa của áp bức dân tộc. Dân tộc này áp bức, thống trị dân tộc khác về thực chất là giai cấp thống trị dân tộc này áp bức, bóc lột dân tộc khác.
Nhân tố giai cấp là nhân tố cơ bản, hàng đầu trong phong trào giải phóng dân tộc. Điều này thể hiện ở chỗ, giai cấp nào lãnh đạo phong trào, những giai cấp nào là nòng cốt của phong trào, liên minh với giai cấp nào. Những điều này có ảnh hưởng mang tính quyết định đối với thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc.
2.2. Vai trò của dân tộc đối với giai cấp:
Sự tác động của dân tộc đối với giai cấp thể hiện, dân tộc là địa bàn trực tiếp của các quá trình kinh tế - xã hội, là cơ sở của cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân. Các cuộc cách mạng xã hội và trình độ phát triển dân tộc có vai trò to lớn đối với trình độ phát triển giai cấp.
Vấn đề dân tộc là vấn đề cơ bản, hàng đầu của cách mạng vô sản. Vấn đề dân tộc chỉ được nhận thức và giải quyết đúng đắn trên lập trường của giai cấp công nhân.
Phong trào giải phóng dân tộc ảnh hưởng to lớn đến đấu tranh giai cấp.
Trong lịch sử, khi giai cấp đang lên, đại biểu cho sự phát triển của lực lượng sản xuất, cho sự tiến hóa của xã hội thì nó cũng là giai cấp đại biểu cho lợi ích chân chính của dân tộc. Giai cấp đó có khả năng nắm ngọn cờ dân tộc để tập hợp lực lượng, chống giai cấp thống trị phản động và chống bọn áp bức thuộc các dân tộc khác.
Khi giai cấp thống trị đã trở thành lỗi thời và phản động thì lợi ích giai cấp của nó mâu thuẫn gay gắt với lợi ích dân tộc. Nó sẵn sàng vứt bỏ lợi ích dân tộc để bảo vệ lợi ích giai cấp. Trong cuộc đấu tranh Pháp - Phổ, giai cấp tư sản Pháp khi ấy đã sẵn sàng bán đứng lợi ích dân tộc Pháp để bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản.
Đảng ta giương cao ngọn cờ chủ nghĩa yêu nước và ngọn cờ chủ nghĩa xã hội, thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong công cuộc đổi mới hiện nay chính là sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp, thúc đẩy tiến bộ xã hội.
3. Đề tài tiểu luận triết học về giai cấp và dân tộc
3.1. Bài tiểu luận giai cấp và đấu tranh giai cấp
Tên đề tài: “Giai cấp và đấu tranh giai cấp”
Điểm nổi bật của bài:
- Bài tiểu luận đã trình bày được đầy đủ, rõ nét về các khái niệm, nguyên nhân và những tác động của đấu tranh giai cấp. Từ đó, người viết rút ra được kết luận cụ thể cho vấn đề và khẳng định đấu tranh giai cấp là quy luật chung của xã hội có giai cấp.
- Ngày nay, đấu tranh giai cấp không còn quá gay gắt như trong quá khứ tuy nhiên vẫn còn ẩn chứa nhiều những mâu thuẫn giữa các giai cấp. Đề tài này rất rộng và có thể mở rộng ra bằng cách giải quyết những vấn đề còn tồn tại giữa các xã hội, bài viết càng gắn với thực tế sẽ càng được đánh giá cao.
3.2. Tiểu luận giai cấp và đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay
Tên đề tài: “Giai cấp, dân tộc, nhân loại trong thời đại hiện nay và vận dụng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”
Điểm nổi bật của bài:
- Để trình bày nội dung về giai cấp, đấu tranh giai cấp và những vận dụng vào sự nghiệp phát triển và xây dựng chủ nghĩa xã hội Việt Nam, bài tiểu luận đã trình bày trong 2 chương lớn bao gồm:
+ Chương 1: Giai cấp và đấu tranh giai cấp
+ Chương 2: Quan hệ giai cấp với dân tộc và nhân loại trong thời đại ngày nay
- Việc vận dụng được những lý thuyết và thực tế nhằm phát triển đất nước là vô cùng quan trọng. Người viết rút ra được, chúng ta cần phải phát triển trên nhiều mặt để xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa như: trong hoạt động hợp tác quốc phòng, kinh tế, khoa học - công nghệ, đầu tư thương mại, ….
3.3. Tiểu luận những biểu hiện đặc thù về giai cấp ở Việt Nam
Tên đề tài: “Phân tích bản chất và những biểu hiện chủ yếu của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, nhận xét và rút ra ý nghĩa”
Điểm nổi bật của bài:
- Bài tiểu luận đã trình bày nội dung với với 2 phần lớn bao gồm:
+ Bản chất và biểu hiện chủ yếu của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.
+ Ý nghĩa của phương pháp luận trong việc giải quyết vấn đề ở Việt Nam.
- Tư bản là một trong những giai cấp đáng chú ý nhiều bởi đây là giai cấp nắm nhiều quyền lực nhất và đặc biệt là trong nhà nước. Đề tài này là một đề tài hay và bạn đọc có thể nghiên cứu và mở rộng nhiều hơn với giai cấp công nhân và nông dân.
Nội dung bài viết:
Bình luận