Song song với kế toán, kiểm toán là hoạt động không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp. Vậy Thuế suất dịch vụ kiểm toán theo quy định pháp luật mới nhất như thế nào? Hãy cùng Luật ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

1. Dịch vụ kiểm toán là gì?
Dịch vụ kiểm toán là dịch vụ kiểm tra số liệu của doanh nghiệp. Mục đích là xem thử doanh nghiệp có tuân thủ qui định về tài chính kế toán hay chưa, có đảm bảo tính chuyên nghiệp hay chưa, có hợp lý và hợp lệ hay chưa, đồng thời có trung thực hay không? Để tránh những sai sót không đáng có, ban giám đốc nên thuê dịch vụ kiểm toán hàng năm, nhằm đảm bảo tính trung thực của báo cáo tài chính. Bởi lẽ, hoạt động kiểm toán do các dịch vụ kiểm toán thuê ngoài thực hiện thường có tính khách quan và chuyên nghiệp rất cao, nhất là khi chọn đúng dịch vụ uy tín.
2. Đối tượng sử dụng dịch vụ kiểm toán
2.1. Đối tượng phải kiểm toán BCTC hàng năm
– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; – Tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Trong đó: Tổ chức tín dụng bao gồm:
- Ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã;
- Tổ chức tín dụng phi ngân hàng;
- Tổ chức tài chính vi mô;
- Quỹ tín dụng nhân dân có tổng tài sản từ 50 tỷ đồng trở lên tại thời điểm ngày 30 tháng 9 năm liền kề trước năm kiểm toán;
- Các quỹ tín dụng nhân dân khác thực hiện kiểm toán độc lập theo quy định riêng của Ngân hàng Nhà nước.
– Đơn vị có lợi ích công chúng Trong đó, đơn vị có lợi ích công chúng bao gồm:
- Đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán, gồm: công ty địa chúng quy mô lớn, tổ chức niêm yết, tổ chức phát hành chứng khoán ra công chúng, công ty chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, quỹ và các công ty quản lý quỹ.
- Đơn vị có lợi ích công chúng khác, bao gồm:
+ Công ty đại chúng, ngoại trừ các công ty đại chúng quy mô lớn; + Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài (trừ các doanh nghiệp bảo hiểm đã nêu trên); + Doanh nghiệp, tổ chức khác có liên quan đến lợi ích công chúng do tính chất, quy mô hoạt động của đơn vị theo quy định của pháp luật.
2.2. Đối tượng phải được kiểm toán
– Doanh nghiệp nhà nước, trừ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo pháp luật quy định phải được kiểm toán BCTC hàng năm; – Doanh nghiệp, tổ chức thực hiện dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dụng vốn nhà nước, trừ các dự án hoạt động trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo pháp luật quy định phải được kiểm toán đối với báo cáo quyết toán dự án hoàn thành; Chú ý: Chi tiết về phân loại các dự án nhóm A, xem tại Điều 8 Luật đầu tư công 2014. – Doanh nghiệp, tổ chức có vốn góp của Nhà nước và dự án sử dụng vốn nhà nước khác (do Chính phủ quy định) phải được kiểm toán đối với BCTC hàng năm hoặc báo cáo quyết toán dự án hoàn thành; – Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải được kiểm toán đối với BCTC hàng năm.
3. Thuế suất dịch vụ kiểm toán theo quy định của pháp luật
Kể từ ngày 01/02/2022 đến ngày 31/12/2022, các doanh nghiệp, đơn vị, hộ cá nhân kinh doanh chính thức áp dụng chính sách giảm thuế mới với mức thuế suất thuế GTGT giảm từ 10% xuống còn 8% (Theo Nghị quyết 43/2022/QH15 & Nghị định 15/2022/NĐ-CP).
4. Nguyên tắc và cơ sở pháp lý để áp dụng chính sách giảm thuế GTGT năm 2022
Tại Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định về Chính sách miễn giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 như sau: Giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ sau:
Nhóm hàng hóa, dịch vụ | Áp dụng chính sách thuế | Căn cứ tra cứu |
– Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hóa chất. – Mặt hàng than tại các khâu khác ngoài khâu khai thác bán ra | Không được áp dụng chính sách giảm thuế GTGT mới năm 2022 | Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP → Xem phụ lục I |
Đối với mặt hàng than khai thác bán ra (bao gồm cả trường hợp than khai thác sau đó qua sàng tuyển, phân loại theo quy trình khép kín mới bán ra) | Được áp dụng chính sách giảm thuế GTGT từ 10% xuống còn 8% | Nghị định 15/2022/NĐ-CP |
Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt | Không được áp dụng chính sách giảm thuế GTGT mới năm 2022 | Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP→ Xem phụ lục II |
Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin | Không được áp dụng chính sách giảm thuế GTGT mới năm 2022 | Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP→ Xem phụ lục III |
Hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế và chịu thuế GTGT 5% theo quy định của Luật Thuế GTGT | Tiếp tục áp dụng theo luật thuế GTGT trước đây, không được áp dụng chính sách giảm thuế GTGT mới năm 2022 | Thông tư số 219/2013/TT-BTC, Thông tư 26/2015/TT-BTC, Thông tư 43/2021/TT-BTC |
Như vậy, theo quy định trên, các loại hàng hóa, dịch vụ có mã sản phẩm nằm trong phụ lục I, II, II ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP đều không được áp dụng chính sách giảm thuế GTGT mới năm 2022.
Lưu ý: Việc giảm thuế giá trị gia tăng cho từng loại hàng hóa, dịch vụ được áp dụng thống nhất tại các khâu: Nhập khẩu – Sản xuất – Gia công – Kinh doanh thương mại.
5. Dịch vụ kiểm toán tại ACC
Đến với ACC chúng tôi, Qúy khách sẽ được cung cấp những dịch vụ tốt nhất với đội ngũ Luật sư dày dặn kinh nghiệm cùng với chuyên viên pháp lý luôn có mặt trên mọi tỉnh thành của Việt Nam. ACC cam kết:
- Tư vấn nhiệt tình mọi vấn đề pháp lý cho khách hàng, khách hàng có thể yên tâm khi sử dụng dịch vụ của ACC;
- Hỗ trợ giải đáp mọi vấn đề thắc mắc của khách hàng;
- Chúng tôi hiểu rằng chi phí luôn là vấn đề được quý vị quan tâm do đó tại ACC chi phí luôn bảo đảm ở mức hợp lý, không phát sinh bất cứ chi phí nào khác ngoài chi phí đã báo từ đầu.
- Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối.
Trình tự ACC sẽ thực hiện với khách hàng theo một quy trình chuyên nghiệp như sau:
- Thu thập thông tin từ khách hàng để tiến hành tư vấn một cách chi tiết và cụ thể;
- Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị các hồ sơ, thông tin cơ bản để ACC có thể thực hiện các thủ tục;
- Đại diện theo ủy quyền thực hiện các thủ tục hành chính với vơ quan nhà nước;
- Bàn giao kết quả;
- Hỗ trợ khách hàng các thắc mắc sau khi nhận kết quả.
6. Những câu hỏi thường gặp
Kế hoạch kiểm toán nội bộ phải được xây dựng như thế nào?
Kế hoạch kiểm toán nội bộ phải được xây dựng dựa trên kết quả đánh giá rủi ro và phải được cập nhật, thay đổi, điều chỉnh phù hợp với các diễn biến, thay đổi trong hoạt động của đơn vị và sự thay đổi của các rủi ro kèm theo.
Phương pháp thực hiện kiểm toán nội bộ?
Phương pháp thực hiện kiểm toán nội bộ là phương pháp kiểm toán “định hướng theo rủi ro”, ưu tiên tập trung nguồn lực để kiểm toán các đơn vị, bộ phận, quy trình được đánh giá có mức độ rủi ro cao.
Thực hiện kế hoạch kiểm toán nội bộ như thế nào?
- Đơn vị tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm và các cuộc kiểm toán đột xuất theo quy định. - Phạm vi, chu kỳ và phương pháp kiểm toán, quy trình kiểm toán phải đảm bảo kết quả kiểm toán phản ánh đúng thực trạng các nội dung được kiểm toán.
Lưu hồ sơ, tài liệu kiểm toán nội bộ như thế nào?
- Hồ sơ, tài liệu trong mỗi cuộc kiểm toán phải được ghi chép thành văn bản, lưu theo trình tự để các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền khai thác có thể hiểu được các công việc, kết quả thực hiện cuộc kiểm toán. - Báo cáo kiểm toán và hồ sơ, tài liệu kiểm toán phải được lưu trữ tại đơn vị theo các quy định của pháp luật về lưu trữ.
Trên đây là toàn bộ nội dung về Thuế suất dịch vụ kiểm toán theo quy định pháp luật mới nhất do Luật ACC cung cấp. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý bạn đọc còn có thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website hoặc Hotline để được hỗ trợ giải đáp.
Nội dung bài viết:
Bình luận