Có thể thấy rằng, các nội dung liên quan đến Giấy ủy quyền sử dụng đất hiện nay đang rất được quan tâm. Câu hỏi đặt ra là khi một người đang ở nước ngoài nhưng muốn tiến hành các giao dịch tại Việt Nam thì phải làm như thế nào? Nói cách khác, một người có được thực hiện ủy quyền sử dụng đất khi ở nước ngoài không? Để có thể có một cái nhìn khách quan và trả lời cho các câu hỏi này, kính mời quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau đây để nắm rõ hơn thông tin về nội dung này.

1. Có được thực hiện ủy quyền sử dụng đất khi đang ở nước ngoài không?
Theo quy định tại khoản 6 Điều 5 Luật Đất đai 2013 về người sử dụng đất gồm người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch. Theo đó, nếu người Việt Nam đang ở nước ngoài thì vẫn có quyền sử dụng đất ở Việt Nam. Do đó, người đang ở nước ngoài hoàn toàn có quyền ủy quyền sử dụng đất cho người khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Công chứng, chứng thực văn bản ủy quyền sử dụng đất khi đất khi ở nước ngoài
Theo khoản 3 Điều 5 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP, thì Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực các việc sau đây:
- Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;
- Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản;
- Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài.
- Viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự ký chứng thực và đóng dấu của Cơ quan đại diện.
Ngoài ra, theo Điều 25 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP, không được chứng thực chữ ký trong trường hợp giấy tờ, văn bản có nội dung là hợp đồng, giao dịch, trừ các trường hợp sau đây hoặc trường hợp pháp luật có quy định khác: Chứng thực chữ ký trong Giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản.
Theo Điều 14 Thông tư số 01/2020/TT-BTP, việc ủy quyền thỏa mãn đầy đủ các điều kiện như không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản thì được thực hiện dưới hình thức chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền.
Tóm lại, giấy uỷ quyền sử dụng đất không được chứng thực chữ ký mà phải thực hiện theo quy định về chứng thực hợp đồng, giao dịch. Và việc chứng thực giấy ủy quyền được thực hiện trong các trường hợp sau: nộp hộ, nhận hộ hồ sơ, giấy tờ, trừ trường hợp pháp luật quy định không được ủy quyền; nhận hộ lương hưu, bưu phẩm, trợ cấp, phụ cấp; trông nom nhà cửa; ủy quyền của thành viên hộ gia đình để vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội
3. Câu hỏi thường gặp
3.1. Cơ quan có thẩm quyền công chứng giấy ủy quyền tại nước ngoài về Việt Nam?
Theo Điều 5 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP, thì Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực.
3.2. Giấy ủy quyền sử dụng đất cho con cái có phải di chúc không?
Theo Điều 140 Bộ luật Dân sự 2015, có thể thấy, giấy ủy quyền chấm dứt khi người ủy quyền chết trong khi di chúc có hiệu lực kể từ thời điểm người để di chúc chết. Do đó, khi di chúc có hiệu lực thì đương nhiên giấy ủy quyền hết hiệu lực. Nên Giấy ủy quyền sử dụng đất cho con không phải là di chúc và quan hệ ủy quyền sẽ chấm dứt bắt đầu từ thời điểm người ủy quyền chết. Khi đó, di sản sẽ được phân chia theo pháp luật.
3.3. Giấy ủy quyền sử dụng đất có được viết tay không?
Theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành, giấy ủy quyền sử dụng đất có thể được viết tay. Tuy nhiên, để đảm bảo giấy ủy quyền viết tay có hiệu lực và giá trị pháp lý, cần phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ các điều kiện có hiệu lực của một giao dịch dân sự. Ngoài ra, cần đảm bảo đầy đủ về mặt hình thức và nội dung của giấy ủy quyền sử dụng đất chẳng hạn như phải có các nội dung sau trong giấy ủy quyền viết tay: thông tin cá nhân của bên ủy quyền và bên được ủy quyền như họ tên, số chứng minh nhân dân, địa chỉ, quốc tịch; phạm vi ủy quyền, thời hạn ủy quyền hoặc thù lao ủy quyền (nếu có); cam kết của hai bên khi tham gia ủy quyền và nhận ủy quyền và có xác nhận bằng chữ ký của các bên. Ngoài ra, giấy ủy quyền sử dụng đất viết tay cũng cần phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật.
Trên đây là một số thông tin về vấn đề có được thực hiện ủy quyền sử dụng đất khi ở nước ngoài không và một số thông tin liên quan đến quyền sử dụng đất. Mong rằng bài viết sẽ cung cấp thêm cho quý bạn đọc những thông tin hữu ích về nội dung này. Nếu có nhu cầu tư vấn kỹ hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với công ty Luật ACC để chúng tôi có thể cung cấp dịch vụ tư vấn cho quý khách hàng một cách toàn diện hơn.
Nội dung bài viết:
Bình luận