Thủ tục xuất khẩu thuốc thú y sang nước ngoài năm 2024

Những năm gần đây khả năng sản xuất thuốc thú y ở Việt Nam cũng ngày càng được quan tâm. Cùng với đó là việc xuất khẩu thuốc thu y sang nước ngoài. Tuy nhiên, trình tự, thủ tục xuất khẩu thuốc thú y sang nước ngoài lại khá phức tạp. Bài viết dưới đây công ty luật ACC sẽ đưa đến bạn một số thông tin liên quan đến thủ tục xuất khẩu thuốc thú y. Mời các bạn tham khảo!

xuat-khau-thuoc-thuoc-thu-y

Xuất khẩu thuốc thú y

1. Thuốc thú y là gì?

Căn cứ vào Điều 3 Luật thú y 2015 định nghĩa thuốc thú ý như sau:

Thuốc thú y là đơn chất hoặc hỗn hợp các chất bao gồm dược phẩm, vắc-xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất được phê duyệt dùng cho động vật nhằm phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, điều chỉnh, phục hồi chức năng sinh trưởng, sinh sản của động vật.

2/ Thủ tục xuất khẩu thuốc thú y ra nước ngoài

Căn cứ theo quy định tại Điều 55 của Nghị định số 33/2005/NĐ-CP quy định về Điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở kiểm nghiệm, thử nghiệm, khảo nghiệm, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y như sau:

"1. Cơ sở kiểm nghiệm thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y phải bảo đảm các điều kiện vệ sinh thú y sau đây:

a) Có đủ diện tích, cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất, nguyên vật liệu cần thiết cho việc kiểm nghiệm;

b) Có nơi nuôi giữ và xử lý động vật thí nghiệm;

c) Có trang thiết bị chuyên dùng giữ giống vi sinh vật để phục vụ việc kiểm nghiệm;

d) Có hệ thống xử lý chất thải bảo đảm vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường.

2. Cơ sở thử nghiệm, khảo nghiệm thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y phải bảo đảm các điều kiện vệ sinh thú y sau đây:

a) Địa điểm cơ sở, khu chuồng, ao, bể nuôi động vật, dụng cụ chăn nuôi, nơi xử lý chất thải, xác động vật phải bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 7 của Nghị định này;

b) Có đủ loại động vật, đủ số lượng đáp ứng được việc thử nghiệm, khảo nghiệm;

c) Có nơi lưu giữ, trang thiết bị thích hợp để bảo quản thuốc, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất cần thử nghiệm, khảo nghiệm;

d) Có đủ diện tích chuồng, ao, bể nuôi để bố trí động vật bảo đảm kết quả thử nghiệm, khảo nghiệm chính xác;

đ) Có đủ dụng cụ, phương tiện cần thiết.

3. Hồ sơ xin xuất khẩu thuốc thú y ra nước ngoài

Căn cứ theo quy định tại Điều 33 Quyết định số 194 NN-TY/QĐ quy định về việc Tổ chức, cá nhân trong nước xin xuất khẩu thuốc thú y phải lập hồ sơ đăng ký bao gồm các thành phần hồ sơ sau: 

"1/ Đơn xin xuất khẩu thuốc thú y và danh mục hàng xin xuất khẩu theo mẫu quy định tại bản phụ lục của quy định này.

2/ Chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng của từng loại thuốc xin xuất khẩu.

3/ Giấy phép sản xuất và chứng nhận được phép lưu hành tại Việt Nam.

4/ Hợp đồng ký kết giữa bên bán và bên mua trong trường hợp xin xuất khẩu thương mại.

Hồ sơ đăng ký lập thàng 04 bản gửi về Cục Thú y. Nếu xin uỷ thác phải lập thành 05 bản.

Trong phạm vi 30 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Thú y phải trình Bộ Nông nghiệp và CNTP.”

4. Điều kiện để xuất khẩu thuốc thú y

Căn cứ vào Điều 100 Luật thú y 2005 quy định: Nhập khẩu, xuất khẩu thuốc thú y, nguyên liệu thuốc thú y

“1. Thuốc thú y có Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y tại Việt Nam thì được phép nhập khẩu, trừ vắc-xin, vi sinh vật dùng trong thú y khi nhập khẩu phải có giấy phép nhập khẩu của Cục Thú y.

2. Thuốc thú y chưa có Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y tại Việt Nam được nhập khẩu trong trường hợp sau đây:

a) Phòng, chống dịch bệnh động vật khẩn cấp, khắc phục hậu quả thiên tai;

b) Mẫu kiểm nghiệm, khảo nghiệm, đăng ký lưu hành, tham gia trưng bày triển lãm, hội chợ, nghiên cứu khoa học;

c) Chữa bệnh đối với động vật tạm nhập tái xuất, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam;

d) Tạm nhập tái xuất, gia công xuất khẩu theo hợp đồng đã ký với tổ chức, cá nhân nước ngoài;

đ) Dùng trong chẩn đoán, xét nghiệm, kiểm nghiệm về thú y;

e) Viện trợ của các tổ chức quốc tế và các hình thức nhập khẩu phi mậu dịch khác.

3. Nguyên liệu thuốc thú y được nhập khẩu trong các trường hợp sau đây:

a) Sử dụng để sản xuất thuốc thú y đã có Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y tại Việt Nam;

b) Dùng trong chẩn đoán, xét nghiệm, kiểm nghiệm về thú y theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

4. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu vắc-xin, vi sinh vật quy định tại khoản 1 Điều này và thuốc thú y, nguyên liệu thuốc thú y quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này nộp hồ sơ đăng ký nhập khẩu thuốc thú y, nguyên liệu thuốc thú y cho Cục Thú y. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Thú y xem xét cấp giấy phép nhập khẩu; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định hồ sơ đăng ký nhập khẩu thuốc thú y, nguyên liệu thuốc thú y.

5. Thuốc thú y, nguyên liệu thuốc thú y nhập khẩu quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này phải được kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu và chỉ được nhập khẩu khi đạt chất lượng.

6. Cục Thú y thực hiện kiểm tra chất lượng thuốc thú y nhập khẩu tại cửa khẩu theo quy định của pháp luật.

7. Tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán thuốc thú y có quyền xuất khẩu thuốc thú y theo quy định của pháp luật.”

5. Công ty Luật ACC tư vấn

Trên đây là những chia sẻ của công ty luật ACC về thủ tục xuất khẩu thuốc thú ý. Nếu có bất kì thắc mắc nào bạn có thể liên hệ với công ty Luật ACC để được hỗ trợ và tư vấn. Chúng tôi là đội ngũ nhân viên tư vấn pháp lý uy tín và chuyên nghiệp. ACC xin cảm ơn! 

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo