Thủ tục thanh lý tài sản cố định bị hư hỏng

Tài sản cố định công ty có 1 số tài sản cố định còn khấu hao nhưng bị hư không còn khả năng sản xuất. Vậy bây giờ công ty cần phải làm thủ tục gì để thanh lý TSCĐ? Cùng Công ty Luật ACC theo dõi bài viết dưới đây nhé! 

Thủ tục thanh lý tài sản cố định bị hư hỏng

Thủ tục thanh lý tài sản cố định bị hư hỏng

1. Quy định về Thủ tục thanh lý tài sản cố định bị hư hỏng

Theo quy định tại Tiết 3.2.3 Điểm 3.2 Khoản 3 Điều 35 Thông tư 200/2014/TT-BTC việc thanh lý tài sản khi bị hư hoảng cụ thể như sau:

"Khi có TSCĐ thanh lý, doanh nghiệp phải ra quyết định thanh lý, thành lập Hội đồng thanh lý TSCĐ. Hội đồng thanh lý TSCĐ có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc thanh lý TSCĐ theo đúng trình tự, thủ tục quy định trong chế độ quản lý tài chính và lập “Biên bản thanh lý TSCĐ" theo mẫu quy định. Biên bản được lập thành 2 bản, 1 bản chuyển cho phòng kế toán để theo dõi ghi sổ, 1 bản giao cho bộ phận quản lý, sử dụng TSCĐ."

Như vậy, khi thanh lý TSCĐ bị hư hoảng thì công ty bạn phải lập Hội đồng thanh lý TSCĐ, lập “Biên bản thanh lý TSCĐ" theo mẫu quy định.

2. Mẫu biên bản thanh lý tài sản cố định

2.1 Mẫu Biên bản thanh lý tài sản cố định theo Thông tư 200

Đơn vị:……………………

Bộ phận:…………………

Mẫu số 02-TSCĐ

(Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)

BIÊN BẢN THANH LÝ TSCĐ 

Ngày …..tháng…… năm ……

Số: ………….

Nợ: ………….

Có: ………….

Căn cứ Quyết định số:…….. ngày …. tháng …. năm …… của

……………………………………………………….Về việc thanh lý tài sản cố định.

Ban thanh lý TSCĐ gồm: 

Ông/Bà: ……………………….Chức vụ………………Đại diện …………………………Trưởng ban

Ông/Bà:………………………..Chức vụ………………Đại diện ………………………………Uỷ viên 

Ông/Bà: ……………………….Chức vụ………………Đại diện ………………………………Uỷ viên

Tiến hành thanh lý TSCĐ:

– Tên, ký mã hiệu, quy cách (cấp hạng) TSCĐ:

– Số hiệu TSCĐ:

– Nước sản xuất (xây dựng):

– Năm sản xuất:

– Năm đưa vào sử dụng ………………………………Số thẻ TSCĐ:

– Nguyên giá TSCĐ:

– Giá trị hao mòn đã trích đến thời điểm thanh lý:

– Giá trị còn lại của TSCĐ:

III. Kết luận của Ban thanh lý TSCĐ:

…………………………………………………………………………………………………………………………..

 

Ngày……..tháng ………năm…..

 

Trưởng Ban thanh lý

(Ký, họ tên)

  1. Kết quả thanh lý TSCĐ: 

– Chi phí thanh lý TSCĐ:………………………….(viết bằng chữ)

– Giá trị thu hồi:……………………………………….(viết bằng chữ)

– Đã ghi giảm sổ TSCĐ ngày ………..tháng ……….năm ……….

 

Ngày………tháng………năm……

Giám đốc

(Ký, họ tên, đóng dấu)

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

>> Tải mẫu biên bản thanh lý tài sản cố định tại đây.

2.2 Mẫu biên bản thanh lý tài sản cố định theo Thông tư 133

Đơn vị: ………………………….

Bộ phận: ……………………….

Mẫu số 02-TSCĐ

(Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính)

BIÊN BẢN THANH LÝ TSCĐ

Ngày……tháng……năm….

Số:……………..

Nợ:…………….

Có:…………….

Căn cứ Quyết định số: …………………ngày……tháng……năm….. của ……………….về việc thanh lý tài sản cố định.

Ban thanh lý TSCĐ gồm:

Ông/Bà: ………………………………… Chức vụ ……………………. Đại diện ………………… Trưởng ban

Ông/Bà: ………………………………… Chức vụ ……………………. Đại diện …………………. Ủy viên

Ông/Bà: ………………………………… Chức vụ ……………………. Đại diện ………………… Ủy viên

Tiến hành thanh lý TSCĐ:

– Tên, ký mã hiệu, quy cách (cấp hạng) TSCĐ

– Số hiệu TSCĐ

– Nước sản xuất (xây dựng)

– Năm sản xuất

– Năm đưa vào sử dụng …………………….. Số thẻ TSCĐ

– Nguyên giá TSCĐ

– Giá trị hao mòn đã trích đến thời điểm thanh lý

– Giá trị còn lại của TSCĐ

III. Kết luận của Ban thanh lý TSCĐ:

 

Ngày……tháng…… năm…..

 

Trưởng Ban thanh lý

(Ký, họ tên)

  1. Kết quả thanh lý TSCĐ:

– Chi phí thanh lý TSCĐ: ………………………….. (viết bằng chữ)

– Giá trị thu hồi: ……………………………………. (viết bằng chữ)

– Đã ghi giảm sổ TSCĐ ngày……tháng…….năm……..

 

Ngày……..tháng…….năm…..

Giám đốc

(Ký, họ tên, đóng dấu)

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

>> Tải mẫu biên bản thanh lý tài sản cố định tại đây.

3. Hướng dẫn lập mẫu thanh lý tài sản cố định

Góc trên bên trái của Biên bản thanh lý TSCĐ ghi rõ tên đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị) và bộ phận sử dụng. Khi có quyết định về việc thanh lý TSCĐ, doanh nghiệp cần thành lập Ban thanh lý TSCĐ. Thành viên của Ban thanh lý TSCĐ được ghi chép ở Mục I.

Trong Mục II, ghi các thông tin chung về TSCĐ có quyết định thanh lý như sau:

Tên, ký hiệu, số hiệu, số thẻ TSCĐ, nước sản xuất, năm đưa vào sử dụng.

Nguyên giá TSCĐ, giá trị hao mòn đã trích cộng dồn đến thời điểm thanh lý, giá trị còn lại của TSCĐ đó.

Mục III ghi kết luận của Ban thanh lý và ghi ý kiến nhận xét của Ban về việc thanh lý TSCĐ.

Trong Mục IV, ghi kết quả thanh lý: Sau khi hoàn tất quá trình thanh lý, căn cứ vào các chứng từ tính toán tổng số chi phí thanh lý thực tế và giá trị thu hồi, ghi vào dòng chi phí thanh lý và giá trị thu hồi (bao gồm giá trị phụ tùng, phế liệu thu hồi tính theo giá thực tế đã bán hoặc giá bán ước tính).

Biên bản thanh lý phải được lập bởi Ban thanh lý TSCĐ và có đầy đủ chữ ký, ghi rõ họ tên của trưởng Ban thanh lý, kế toán trưởng và giám đốc doanh nghiệp.

 

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1102 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo