Thanh lý tài sản cố định

Hoạt động thanh lý tài sản cố định (TSCĐ) diễn ra khá phổ biến tại các doanh nghiệp và là một trong các nội dung quan trọng trong kế toán TSCĐ cần quan tâm. Kế toán cần nắm rõ các hồ sơ cần thiết, thủ tục tiến hành thanh lý và quy trình hạch toán. Hãy cùng Công ty Luật ACC theo dõi bài viết dưới đây về Thanh lý tài sản cố định.

Thanh lý tài sản cố định

Thanh lý tài sản cố định

1. Tài sản cố định là gì?

Theo quy định tại Thông tư 45/2013/TT-BTC, tài sản cố định là tài sản có thời gian sử dụng cố định và khấu hao theo thời gian và được định nghĩa theo từng loại tài sản cố định.

Tài sản cố định vô hình

Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất và thể hiện một lượng giá đã được đầu tư thỏa mãn tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh. Một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng, chi phí như quyền phát hành, bằng phát minh, sáng chế hay bản quyền tác giả.

Tài sản cố định hữu hình

Tài sản cố định hữu hình là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thỏa mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh. Tài sản cố định thể hiện dưới hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải…

Tài sản cố định thuê tài chính

Tài sản cố định thuê tài chính là những tài sản cố định (TSCĐ) mà doanh nghiệp thuê của công ty tài chính. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn tiếp tục thuê theo thỏa thuận của hợp đồng hoặc mua lại tài sản thuê. Tổng số tiền thuê tài sản được quy định tại hợp đồng thuê tài chính phải tương đương ít nhất với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.

Mọi TSCĐ đi thuê nếu không thỏa mãn các quy định được nêu trên được coi là tài sản cố định thuê hoạt động.

2. Thanh lý tài sản cố định là gì?

Khi nào cần thanh lý tài sản cố định?

Các trường hợp doanh nghiệp phát sinh nhu cầu thanh lý tài sản cố định như sau:

– Tài sản đã hư hỏng và không thể sử dụng được nữa.

– Tài sản lạc hậu và không còn phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.

– Sáp nhập, nhượng bán hoặc giải thể doanh nghiệp.

Thanh lý tài sản cố định được nêu rõ tại điểm 3.2 Khoản 2 Điều 35 Thông tư 200/2014/TT-BTC và Khoản 1 Điều 31 Thông tư 133/2016/TT-BTC.

“Tài sản cố định (TSCĐ) thanh lý là những tài sản cố định hư hỏng không thể sử dụng được hay lạc hậu về mặt kỹ thuật, không phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh.”

3. Quy định về thanh lý tài sản cố định

 

Trường hợp cần thanh lý tài sản cố định

Trong các trường hợp sau đây, doanh nghiệp có thể phát sinh nhu cầu thanh lý TSCĐ:

- TSCĐ đã hư hỏng và không thể sử dụng được nữa;

- TSCĐ lạc hậu và không phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp/tổ chức;

- Nhượng bán, giải thể hay sáp nhập doanh nghiệp.

Đồng thời, đối với các tài sản cố định đã khấu hao hết (thu hồi đủ vốn), nhưng vẫn còn sử dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh thì không được tiếp tục trích khấu hao. TSCĐ chưa tính đủ khấu hao (chưa thu hồi đủ vốn) mà đã hư hỏng, cần thanh lý thì phải xác định được nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xử lý bồi thường. Với phần giá trị còn lại của TSCĐ chưa thu hồi, không được bồi thường thì phải được bù đắp bằng số thu do thanh lý của TSCĐ đó, số tiền bồi thường do người quản lý, ban lãnh đạo quyết định.

Nếu số thu thanh lý và bồi thường không đủ bù đắp phần giá trị còn lại của TSCĐ chưa thu hồi hoặc giá trị tài sản cố định bị mất thì chênh lệch còn lại được coi là lỗ.

Lưu ý: Trong trường hợp TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý nhưng chưa hết khấu hao, doanh nghiệp/tổ chức phải thực hiện quản lý, theo dõi và bảo quản theo quy định pháp luật.

4. Quy trình thanh lý tài sản cố định

Bước 1: Phòng ban/Bộ phận có TSCĐ cần thanh lý căn cứ vào kết quả kiểm kê tài sản và quá trình sử dụng để lập đơn đề nghị thanh lý, trình lãnh đạo phê duyệt. Trong đơn cần ghi rõ danh mục TSCĐ cần thanh lý.

Bước 2: Đại diện doanh nghiệp phê duyệt quyết định thanh lý

Bước 3: Thành lập hội đồng thanh lý TSCĐ bao gồm:

- Thủ trưởng đơn vị: Chủ tịch Hội đồng;

- Kế toán, kế toán trưởng;

- Trưởng hoặc phó bộ phận cơ sở vật chất, phụ trách tài sản;

- Đại diện đơn vị trực tiếp quản lý TSCĐ cần thanh lý;

- Cán bộ có hiểu biết về đặc điểm, tính năng, kỹ thuật của tài sản;

- Đại diện đoàn thể: Công đoàn.

Bước 4: Hội đồng trình người đứng đầu doanh nghiệp/tổ chức quyết định hình thức xử lý TSCĐ

Bước 5: Hội đồng lập biên bản Thanh lý TSCĐ. Quy trình thanh lý đi kèm với bộ hồ sơ được quy định theo pháp luật như sau:

- Biên bản họp hội đồng;

- Quyết định thanh lý;

- Biên bản kiểm kê TSCĐ;

- Biên bản đánh giá, thanh lý TSCĐ;

- Hợp đồng kinh tế bán TSCĐ;

- Hóa đơn bán TSCĐ;

- Biên bản giao nhận hai bên;

- Biên bản hủy TSCĐ;

- Thanh lý hợp đồng kinh tế;

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo