Có phải thanh lý tài sản trước khi giải thể công ty không?

Thanh lý tài sản là một trong các thủ tục cần thiết khi giải thể công ty, doanh nghiệp. Việc thanh lý tài sản sẽ thực hiện theo thủ tục khác nhau theo các hình thức kinh doanh mà pháp luật quy định. Vậy có phải thanh lý tài sản trước khi giải thể công ty hay không, mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây cùng Công ty Luật ACC nhé!

Có phải thanh lý tài sản trước khi giải thể công ty không?

Có phải thanh lý tài sản trước khi giải thể công ty không?

1. Căn cứ pháp lý

Căn cứ vào quy định tại Khoản 1 Điều 182 Luật doanh nghiệp năm 2014:

“Điều 183. Doanh nghiệp tư nhân

1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.”

Luật doanh nghiệp 2014 có quy định về trình tự và thủ tục giải thể doanh nghiệp như sau:

“Điều 202. Trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp

Việc giải thể doanh nghiệp trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 201 của Luật này được thực hiện theo quy định sau đây:

1. Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp. Quyết định giải thể doanh nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;

b) Lý do giải thể;

c) Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá 06 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể;

d) Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;

đ) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

2. Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng.

3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua, quyết định giải thể và biên bản họp phải được gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp, đăng quyết định giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.

Trường hợp doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì phải gửi kèm theo quyết định giải thể phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.

4. Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp ngay sau khi nhận được quyết định giải thể của doanh nghiệp. Kèm theo thông báo phải đăng tải quyết định giải thể và phương án giải quyết nợ (nếu có).

5. Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự sau đây:

a) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;

b) Nợ thuế;

c) Các khoản nợ khác.

6. Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại chia cho chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần.”

Như vậy, nếu như doanh nghiệp giải thể đúng trình tự mà pháp luật quy định thì sau khi thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể, khoản tiền còn lại sẽ thuộc về chủ doanh nghiệp. Và tất nhiên nếu tài sản đứng tên doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp có thể mua lại.

2. Thanh lý tài sản cố định sau giải thể

Trong bối cảnh Việt Nam có nhiều quốc gia khởi nghiệp như hiện nay, số lượng doanh nghiệp giải thể ngày càng tăng. Lý do cũng bởi họ không trụ nổi trong thị trường cạnh tranh khốc liệt này. Một trong những việc mà doanh nghiệp đó cần làm sau khi giải thể đó là thanh lý tài sản của mình. Tuy nhiên không phải đơn vị nào cũng biết cách xử lý tài sản hợp lý sau khi giải thể.

Nếu như tài sản thanh lý lớn và phức tạp, giám đốc doanh nghiệp cần phải xác định phân cấp xử lý tài sản theo Điều lệ công ty. Sau đó xin ý kiến của chủ sở hữu doanh nghiệp về vấn đề thanh lý tài sản. Nhất là những doanh nghiệp có vốn nhà nước, hãy tham khảo ý kiến của chủ sở hữu qua đại diện của doanh nghiệp. Trường hợp là doanh nghiệp có 100% vốn Nhà nước thì ý kiến thanh lý tài sản phải là cơ quan được giao quản lý vốn Nhà nước như Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân tỉnh bằng văn bản.

Quy trình thanh lý tài sản được tiến hành theo đúng trình tự: Thành lập hội đồng thanh lý tài sản -> Đánh giá chất lượng, giá trị còn lại của tài sản doanh nghiệp sử dụng -> Quyết định thanh lý tài sản theo hình thức bán hay bán đấu giá tài sản và lập biên bản thanh lý. Cụ thể như sau:

 

Bước 1: Thành lập Hội đồng thanh lý tài sản

Chủ doanh nghiệp, hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, hội đồng quản trị công ty cổ phần sẽ ra quyết định thanh lý tài sản công ty. Khi đó họ cần thành lập hội đồng thanh lý tài sản gồm các thành viên trong công ty và nếu cần thiết cần có cán bộ kỹ thuật chuyên môn cao liên quan tới tài sản cần thanh lý.

Hội đồng thanh lý tài sản có nhiệm vụ thống kê số lượng, phân loại tài sản, thu thập những giấy tờ, hồ sơ kỹ thuật có liên quan tới tài sản. Đồng thời, tiến hành kiểm tra đánh giá chất lượng còn lại của tài sản. Khi đó, việc xác định giá trị tài sản sẽ dễ dàng hơn. Tiếp theo là tổ chúc, thực hiện việc thanh lý tài sản.

 

Bước 2: Kiểm tra, đánh giá chất lượng cũng như giá trị còn lại của tài sản

Hội đồng thanh lý tài sản có thể dựa vào các yếu tố sau để đánh giá chất lượng còn lại của tài sản:

  • Sổ theo dõi chế độ bảo hành;
  • Những hỏng hóc thường gặp phải trong quá trình sử dụng và số lần bảo trì;
  • Sửa chữa tài sản;
  • Mức độ tiêu hao nhiên liệu;
  • Mức độ cần thiết của tài sản.

Căn cứ vào đánh giá chất lượng còn lại, hội đồng thanh lý cần xác định giá trị còn lại của tài sản. Từ đó, chọn lựa chình thức thanh lý với từng loại tài sản.

Nếu việc xác định giá trị tài sản quá phức tạp, hội đồng thanh lý không đáp ứng đủ khả năng hay thời gian để thực hiện, hãy thuê tổ chức uy tín để thẩm định giá tài sản.

Tùy vào từng loại hình doanh nghiệp, các bạn có thể lựa chọn 1 trong 3 hình thức thanh lý tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu và tạo lập tài sản:

  • Bán chỉ định hay thông báo bán công khai
  • Bán đấu giá tài sản.

Bước 3: Bán tài sản

Tùy theo từng loại tài sản và hình thức bán tài sản, doanh nghiệp cần tuân thủ theo quy định của pháp luật tương ứng. Cụ thể như: Luật dân sự, Luật doanh nghiệp, Luật đấu giá tài sản và Luật thương mại. Hợp đồng thanh lý tài sản có thể tiến hành thành lập tổ bán tài sản hay thuê tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp khi bán đấu giá tài sản.

Lưu ý: Việc mua bán tài sản doanh nghiệp cần được lập thành hợp đồng mua bán và có xuất hóa đơn.

Sau khi hoàn tất việc bán tài sản, khoản thu từ việc thanh lý tài sản sẽ được sử dụng để thực hiện thanh toán khoản nợ và nghĩa vụ tài chính còn lại trong doanh nghiệp giải thể (nếu như có). Phần còn lại sau khi thực hiện hoàn tất nghĩa vụ và thanh toán khoản nợ sẽ phân chia cho các thành viên công ty theo đúng tỷ lệ phần vốn góp.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (864 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo