Hiện nay, việc các bên tranh chấp muốn nhờ tòa án xét xử và giải quyết tranh chấp của mình bằng bản án, quyết định có hiệu lực bắt buộc thi hành đã trở nên rất phổ biến. Theo đó, khi tòa án thực hiện việc xét xử vụ án sẽ dựa trên nguyên tắc chế độ hai cấp xét xử (xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm). Việc giải quyết một vụ việc phải theo đúng trình tự thủ tục mà pháp luật quy định. Cấp xét xử sơ thẩm vụ án dân sự là cấp xét xử đầu tiên để giải quyết vụ án. Vậy, thủ tục phiên tòa sơ thẩm dân sự 2015 được quy định như thế nào? Thủ tục tiến hành phiên tòa sơ thẩm dân sự trong TTDS 2015 được quy định ra sao? Nếu bạn muốn hiểu hơn về thủ tục phiên tòa sơ thẩm dân sự 2015; Thủ tục tiến hành phiên tòa sơ thẩm dân sự thì đừng bỏ lỡ bài viết mà chúng tôi cung cấp dưới đây.
Thủ tục phiên tòa sơ thẩm dân sự 2015
1. Sơ thẩm là gì? Xét xử sơ thẩm được hiểu như thế nào?
Sơ thẩm là gì? Xét xử sơ thẩm được hiểu như thế nào luôn là nỗi băn khoăn, vướng mắc của nhiều người.
Xét xử sơ thẩm là việc vụ án lần đầu tiên được đưa ra xét xử tại tòa án có thẩm quyền xác định quyền và nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên liên quan đến vụ án xét xử. Khi tiến hành việc xét xử sơ thẩm hội đồng xét xử sẽ tiến hành kiểm tra danh sách các tài liệu chứng cứ của một vụ án một cách toàn diện khách quan áp dụng pháp luật để giải quyết vụ án. Tùy thuộc vào từng tính chất, mức độ, lĩnh vực vi phạm khác nhau mà thẩm quyền giải quyết của tòa án cũng khác nhau.
Để tiến hành xét xử sơ thẩm vụ án thì tòa án cần mở phiên tòa xét xử sơ thẩm, là phiên tòa đầu tiên của một vụ án tại cơ quan tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật để giải quyết tranh chấp giữa các bên.
Phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự là phiên xét xử vụ án dân sự lần đầu tiên. Sau khi Hòa giải không thành hoặc đối với những vụ án mà pháp luật quy định không được phép Hòa giải thì Tòa án phải tiến hành phiên xét xử vụ án dân sự, phiên xét xử này được gọi là Phiên Tòa dân sự. Tất cả các vụ án dân sự nếu đã phải đưa ra xét xử thì đều phải trải qua việc xét xử tại phiên tòa sơ thẩm, phiên tòa sơ thẩm tập trung các hoạt động Tố tụng của những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng. Đồng thời, phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án dân sự cần được tiến hành theo trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định.
2. Thủ tục tiến hành phiên tòa sơ thẩm dân sự trong TTDS 2015
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định khá là chi tiết về thủ tục phiên tòa sơ thẩm dân sự 2015. Để một phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự được tiến hành thì cần phải trải qua các bước, trình tự, thủ tục phiên tòa sơ thẩm dân sự 2015 nghiêm ngặt, rõ ràng. Cụ thể Thủ tục tiến hành phiên tòa sơ thẩm dân sự được tiến hành như sau:
Bước 1: Tiến hành thủ tục bắt đầu phiên tòa: bao gồm một số công việc sau:
Khai mạc phiên tòa
- Chủ tọa phiên tòa khai mạc phiên tòa và đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử.
- Thư ký phiên tòa báo cáo Hội đồng xét xử về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập, giấy báo của Tòa án và lý do vắng mặt.
- Chủ tọa phiên tòa kiểm tra lại sự có mặt của những người tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập, giấy báo của Tòa án và kiểm tra căn cước của đương sự, người tham gia tố tụng khác.
- Chủ tọa phiên tòa phổ biến quyền, nghĩa vụ của đương sự và của người tham gia tố tụng khác.
- Chủ tọa phiên tòa giới thiệu họ, tên những người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch.
- Chủ tọa phiên tòa hỏi những người có quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch xem họ có yêu cầu thay đổi ai không.
- Yêu cầu người làm chứng cam kết khai báo đúng sự thật, nếu khai không đúng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, trừ trường hợp người làm chứng là người chưa thành niên.
- Yêu cầu người giám định, người phiên dịch cam kết cung cấp kết quả giám định chính xác, phiên dịch đúng nội dung cần phiên dịch.
Trường hợp có người yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch thì Hội đồng xét xử phải xem xét, quyết định theo thủ tục do Bộ luật này quy định và có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận; trường hợp không chấp nhận thì phải nêu rõ lý do.
Khi có người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên tòa mà không thuộc trường hợp Tòa án phải hoãn phiên tòa thì chủ tọa phiên tòa phải hỏi xem có ai đề nghị hoãn phiên tòa hay không; nếu có người đề nghị thì Hội đồng xét xử xem xét, quyết định theo thủ tục do Bộ luật này quy định và có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận; trường hợp không chấp nhận thì phải nêu rõ lý do.
Trường hợp lời khai của đương sự và người làm chứng có ảnh hưởng lẫn nhau thì chủ tọa phiên tòa có thể quyết định cách ly đương sự với người làm chứng trước khi hỏi người làm chứng
Hỏi đương sự về việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu: Chủ tọa phiên tòa hỏi đương sự về các vấn đề sau đây:
- Hỏi nguyên đơn có thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện hay không.
- Hỏi bị đơn có thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu phản tố hay không.
- Hỏi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu độc lập hay không.
Sau khi hỏi đương sự thì hội đồng xét xử tiến hành xem xét việc thay đổi bổ sung, rút yêu cầu của đương sự. Hội đồng xét xử chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu. Trường hợp có đương sự rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của mình và việc rút yêu cầu của họ là tự nguyện thì Hội đồng xét xử chấp nhận và đình chỉ xét xử đối với phần yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu đương sự đã rút.
Tiến hành thay đổi địa vị tố tụng trong trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, nhưng bị đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu phản tố của mình thì bị đơn trở thành nguyên đơn và nguyên đơn trở thành bị đơn. Hoặc trong trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố, nhưng người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn giữ nguyên yêu cầu độc lập của mình thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trở thành nguyên đơn, người bị khởi kiện theo yêu cầu độc lập trở thành bị đơn.
Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự:
Chủ tọa phiên tòa tiến hành hỏi các đương sự có thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án hay không; trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và thỏa thuận của họ là tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội thì Hội đồng xét xử ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về việc giải quyết vụ án.
Bước 2: Tiến hành thủ tục tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm: việc tranh tụng được thực hiện theo quy trình như sau:
Đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trình bày ý kiến, mong muốn của mình:
Trường hợp có đương sự vẫn giữ nguyên yêu cầu của mình và các đương sự không tự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì các đương sự trình bày theo trình tự sau đây:
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn trình bày về yêu cầu và chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của nguyên đơn là có căn cứ và hợp pháp. Nguyên đơn có quyền bổ sung ý kiến. Trường hợp cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án thì đại diện cơ quan, tổ chức trình bày về yêu cầu và chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp;
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn trình bày ý kiến của bị đơn đối với yêu cầu của nguyên đơn; yêu cầu phản tố, đề nghị của bị đơn và chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu, đề nghị đó là có căn cứ và hợp pháp. Bị đơn có quyền bổ sung ý kiến;
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trình bày ý kiến của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đối với yêu cầu, đề nghị của nguyên đơn, bị đơn; yêu cầu độc lập, đề nghị của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu, đề nghị đó là có căn cứ và hợp pháp. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền bổ sung ý kiến.
Trường hợp nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình thì họ tự trình bày về yêu cầu, đề nghị của mình và chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu, đề nghị đó là có căn cứ và hợp pháp.
Tòa án tiến hành hỏi các đương sự: theo thứ tự như sau:
- Nguyên đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn hỏi trước, tiếp đến bị đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn, sau đó là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
- Những người tham gia tố tụng khác;
- Chủ tọa phiên tòa, Hội thẩm nhân dân;
- Kiểm sát viên tham gia phiên tòa.
Tiến hành tranh luận tại phiên tòa: Trình tự phát biểu khi tranh luận được thực hiện như sau:
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn trình bày. Nguyên đơn có quyền bổ sung ý kiến. Trường hợp cơ quan, tổ chức khởi kiện thì đại diện cơ quan, tổ chức trình bày ý kiến. Người có quyền và lợi ích hợp pháp được bảo vệ có quyền bổ sung ý kiến;
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn tranh luận, đối đáp. Bị đơn có quyền bổ sung ý kiến;
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trình bày. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền bổ sung ý kiến;
- Các đương sự đối đáp theo sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa;
- Khi xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử có thể yêu cầu các đương sự tranh luận bổ sung về những vấn đề cụ thể để làm căn cứ giải quyết vụ án.
Trường hợp nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì họ tự mình trình bày khi tranh luận.
Trường hợp vắng mặt một trong các đương sự và người tham gia tố tụng khác thì chủ tọa phiên tòa phải công bố lời khai của họ để trên cơ sở đó các đương sự có mặt tại phiên tòa tranh luận và đối đáp.
Phát biểu của Kiểm sát viên
Sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa và của người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án kể từ khi thụ lý cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án và phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án. Ngay sau khi kết thúc phiên tòa, Kiểm sát viên phải gửi văn bản phát biểu ý kiến cho Tòa án để lưu vào hồ sơ vụ án.
Trở lại việc hỏi và tranh luận
Qua tranh luận, nếu xét thấy có tình tiết của vụ án chưa được xem xét, việc xem xét chưa được đầy đủ hoặc cần xem xét thêm chứng cứ thì Hội đồng xét xử quyết định trở lại việc hỏi và tranh luận.
Bước 3: Nghi án và tuyên án:
Nghị án:
Sau khi kết thúc phần tranh luận hội đồng xét xử vào phòng nghị án để nghị án. Khi nghị án các thành viên hội đồng xét xử căn cứ tài liệu chứng cứ được xem xét tại phiên tòa kết quả tranh tụng, các quy định pháp luật để giải quyết các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số về từng vấn đề. Lập biên bản ghi lại các ý kiến đã thảo luận và quyết định của hội đồng xét xử và được các thành viên hội đồng xét xử ký tên tại phòng nghị án trước khi tuyên án.
Tuyên án:
Hội đồng xét xử tuyên đọc bản án với sự có mặt của các đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức và cá nhân khởi kiện. Sau khi tuyên án xong thì không được sửa chữa, bổ sung bản án, trừ trường hợp phát hiện lỗi rõ ràng về chính tả, về số liệu do nhầm lẫn hoặc tính toán sai và phải ra quyết định sửa chữa, bổ sung bản án và gửi cho đương sự, cơ quan, tổ chức cá nhân khởi kiện.
Trên đây là những vấn đề liên quan đến thủ tục phiên tòa sơ thẩm dân sự 2015 . Tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng mà công ty Luật ACC xin cung cấp cho khách hàng dịch vụ Tư vấn Thủ tục tiến hành phiên tòa sơ thẩm dân sự trong TTDS 2015. Nếu quý khách hàng còn gặp phân vân về Thủ tục tiến hành phiên tòa sơ thẩm dân sự và muốn nhận được sự tư vấn liên quan đến vấn đề này thì hãy liên hệ với Công ty Luật ACC ngay để có thể nhận được sự tư vấn nhanh chóng, hiệu quả, uy tín, chất lượng và tiết kiệm chi phí nhất.
Công ty Luật ACC - Đồng hành pháp lý cùng bạn
Liên hệ với chúng tôi:
- Tư vấn pháp lý: 1900.3330
- Zalo: 084.696.7979
- Văn phòng: (028) 777.00.888
- Mail: [email protected]
Nội dung bài viết:
Bình luận