Thủ Tục Nộp Dần Tiền Thuế Nợ Tại Cơ Quan Hải Quan Cập Nhật 2024

Khi doanh nghiệp phát sinh nghĩa vụ thuế phải nộp và phải thực hiện thanh toán tiền thuế, tuy nhiên trong một số trường hợp thì doanh nghiệp có thể nộp dần tiền nợ thuế. Vì vậy, bài viết này cung cấp quy định trong thủ tục nộp dần tiền thuế nợ tại cơ quan hải quan cập nhật 2023.

ACC là đơn vị chuyên cung cấp các quy định pháp lý về thủ tục nộp dần tiền thuế nợ tại cơ quan hải quan cập nhật mới nhất 2023. Mời bạn theo dõi chi tiết bài viết này.

Thủ Tục Nộp Dần Tiền Thuế Nợ Tại Cơ Quan Hải Quan
Thủ Tục Nộp Dần Tiền Thuế Nợ Tại Cơ Quan Hải Quan

1. Quy định của pháp luật về nộp dần tiền thuế nợ

* Theo quy định tại Điều 32 Thông Tư 156/2013/TT-BTC quy định về nộp dần tiền thuế nợ như sau:

  • Người nộp thuế được nộp dần tiền thuế nợ tối đa không quá 12 (mười hai) tháng, kể từ ngày bắt đầu của thời hạn cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau;
    • Cơ quan thuế đã ban hành Quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế nhưng người nộp thuế không có khả năng nộp đủ trong một lần số tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế (sau đây gọi tắt là tiền thuế).
    • Có bảo lãnh thanh toán của tổ chức tín dụng. Bên bảo lãnh là tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng và phải chịu trách nhiệm về việc đáp ứng đủ điều kiện thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh theo quy định của pháp luật.
    • Thư bảo lãnh của bên bảo lãnh với cơ quan thuế liên quan (bên nhận bảo lãnh) phải cam kết sẽ thực hiện nộp thay toàn bộ tiền thuế được bảo lãnh cho người nộp thuế (bên được bảo lãnh) ngay khi người nộp thuế không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thuế theo quy định tại Điều 32 Thông Tư 156/2013/TT-BTC.
    • Thư bảo lãnh phải bao gồm các nội dung chính theo quy định của pháp luật về bảo lãnh và phải có các nội dung cơ bản sau đây: tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax của cơ quan thuế nhận bảo lãnh; tên, mã số thuế, tài khoản tiền gửi, địa chỉ, số điện thoại, số fax của người nộp thuế được bảo lãnh; tên, mã số thuế, địa chỉ, số điện thoại, số fax của bên bảo lãnh; căn cứ bảo lãnh; loại thuế, số tiền thực hiện bảo lãnh; ngày phát hành bảo lãnh; thời hạn nộp số thuế được bảo lãnh; cam kết của bên bảo lãnh: thư bảo lãnh có giá trị hiệu lực đến khi số tiền thuế được bảo lãnh đã nộp hết vào ngân sách nhà nước.
    • Nếu đến thời hạn theo quy định của cơ quan thuế mà người nộp thuế chưa nộp hoặc chưa nộp đủ số thuế được nộp dần thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 114 Luật Quản lý thuế và Điều 39 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế.
    • Thư bảo lãnh của bên bảo lãnh phải được ký bởi: người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng, người quản lý rủi ro hoạt động bảo lãnh và người thẩm định khoản bảo lãnh. Việc ủy quyền ký thư bảo lãnh (nếu có) phải được ban hành bằng văn bản và đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật.

2. Trách nhiệm của người nộp thuế, bên bảo lãnh và cơ quan thuế

  • Trách nhiệm của người nộp thuế:
    • Người nộp thuế phải nộp tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế được nộp dần theo mức 0,05% mỗi ngày được nộp dần.
  • Trách nhiệm của bên bảo lãnh:
    • Phát hành thư bảo lãnh gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế.
    • Trường hợp người nộp thuế vi phạm cam kết về tiến độ nộp dần tiền thuế nợ, tiền chậm nộp, tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm nộp thay cho người nộp thuế, bao gồm tiền thuế nợ, tiền chậm nộp theo mức 0,05% trên ngày được nộp dần và tiền chậm nộp theo mức 0,07% trên ngày tính trên số tiền chậm nộp kể từ thời điểm vi phạm cam kết về tiến độ nộp dần tiền thuế nợ.
  • Trách nhiệm của cơ quan thuế:
    • Cơ quan thuế lập văn bản yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo mẫu số 06/NDAN ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC gửi tổ chức bảo lãnh yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo quy định của pháp luật và gửi người nộp thuế trong trường hợp quá thời hạn nộp dần tiền thuế đã cam kết nộp theo từng tháng mà người nộp thuế không nộp hoặc bên bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ nộp thay, trong vòng 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn nộp dần tiền thuế theo cam kết.

3. Thủ tục nộp dần tiền thuế nợ tại cơ quan hải quan

* Trình tự thực hiện:

  • Bước 1:
    • Người nộp thuế thuộc diện được nộp dần tiền thuế lập và gửi hồ sơ đến Cục Hải quan nơi có thẩm quyền giải quyết nộp dần tiền thuế nợ.
  • Bước 2:
    • Cục hải quan có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và thông báo kết quả bằng văn bản cho người nộp thuế biết việc được nộp dần tiền thuế nợ/ không được nộp dần tiền thuế nợ.

* Cách thức thực hiện

  • Nộp hồ sơ đề nghị nộp dần tiền thuế nợ trực tiếp tại trụ sở Cục Hải quan.
  • Gửi hồ sơ đề nghị nộp dần tiền thuế nợ qua đường bưu điện.
  • Nộp hồ sơ gia hạn nộp thuế thông qua giao dịch điện tử (hiện tại chưa áp dụng cách thức này).

* Thành phần hồ sơ:

  • Văn bản đề nghị nộp dần tiền thuế nợ gửi Cục Hải quan nơi có thẩm quyền, trong đó nêu rõ lý do không có khả năng nộp đủ thuế một lần, kèm theo bảng đăng ký nộp dần tiền thuế nợ (01 bản chính).
  • Tờ khai hải quan của số tiền thuế còn nợ đề nghị nộp dần tiền thuế; thông báo của cơ quan hải quan về số tiền thuế nợ (nếu có) (01 bản sao).
  • Trường hợp thực hiện thủ tục hải quan điện tử nơi đăng ký tờ khai thì người nộp thuế không phải nộp chứng từ này.
  • Thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng về số tiền thuế nợ nộp dần thực hiện theo quy định tại Điều 43 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính (01 bản chính).

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ

* Thời hạn giải quyết:

  • Trường hợp hồ sơ đầy đủ, trong thời hạn năm ngày làm việc, Cục hải quan phải có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận việc nộp dần tiền thuế nợ cho người nộp thuế biết.
  • Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Cục hải quan phải thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế hoàn chỉnh hồ sơ.
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo bổ sung hồ sơ của cơ quan hải quan; nếu người nộp thuế không hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan hải quan thì không được xem xét việc nộp dần tiền thuế nợ.

* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người nộp thuế

* Cơ quan thực hiện:

  • Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục trưởng cục HQ nơi người nộp thuế còn nợ tiền thuế.
  • Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có).
  • Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục HQ nơi người nộp thuế còn nợ tiền thuế .
  • Cơ quan phối hợp (nếu có): Tổ chức tín dụng

* Kết quả thực hiện: Văn bản chấp thuận/không chấp thuận việc nộp dần tiền nợ thuế.

* Lệ phí: Không có

* Căn cư pháp lý:

  • Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13;
  • Nghị định 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế;
  • Nghị định 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế.
  • Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

 

 

 

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo