Tinh dầu là một dạng hợp chất ở thể lỏng chứa các hợp chất thơm dễ bay hơi, được chiết xuất bằng cách chưng cất hơi nước hoặc ép lạnh… từ các bộ phận của thực vật. Tinh dầu ngày càng được sử dụng nhiều ở Việt Nam bởi thành phần và công dụng đa dạng của nó. Vậy thủ tục nhập khẩu tinh dầu như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây!
Thủ tục nhập khẩu tinh dầu theo quy định mới
1. Chính sách nhập khẩu tinh dầu
Khi nhập khẩu bất kỳ mặt hàng nào việc quan trọng nhất là tìm hiểu về chính sách nhập khẩu của mặt hàng đó. Thủ tục nhập khẩu tinh dầu được quy định trong những văn bản pháp luật sau:
- Thông tư 48/2018/TT-BYT ngày 28/12/20218
- Thông tư 45/2016/TT-BYT ngày 20/12/2016
- Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018
- Thông tư 06/2018/TT-BYT ngày 06/04/2018
Như được chia ra ở trên, có ba mục đích nhập khẩu của tinh dầu. Mỗi mục đích thì quy trình thủ tục sẽ khác nhau như sau:
- Thủ tục nhập khẩu tinh dầu dùng trong spa: Được xem là hàng thường, thủ tục nhập khẩu tiến hành như các mặt hàng bình thường.
- Thủ tục nhập khẩu tinh dầu dùng làm thuốc: Phải có cấp phép của bộ y tế., kiểm tra chất lượng theo quy định của bộ y tế.
- Thủ tục nhập khẩu tinh dầu dùng làm mỹ phẩm: Phải làm công bố mỹ phẩm theo quy định.
2. Xác định mã HS của tinh dầu
Theo hệ thống mô tả và mã hóa hàng hóa quốc tế (HS), tinh dầu được phân loại vào nhóm 33.01. Cụ thể, mã HS của tinh dầu được quy định như sau:
– Tinh dầu nguyên chất, chưa khử terpen: 33011100
– Tinh dầu đã khử terpen: 33011900
– Tinh dầu sáp: 33012100
– Tinh dầu cô đặc trong chất béo, trong các loại dầu không bay hơi, trong các loại sáp hoặc các chất tương tự: 33012200
– Tinh dầu thu được bằng phương pháp tách hương liệu hoặc ngâm tẩm: 33012300
– Sản phẩm phụ terpen từ quá trình khử terpen các loại tinh dầu: 33012400
– Nước cất tinh dầu và dung dịch nước của các loại tinh dầu: 33012500
– Tinh dầu khác: 33012900
3. Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu tinh dầu
Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu tinh dầu nói riêng, làm thủ tục nhập khẩu các mặt hàng khác nói chung. Được quy định trong Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018. Bộ hồ sơ nhập khẩu tinh dầu dùng trong spa gồm những chứng từ sau đây:
- Tờ khai hải quan
- Hóa đơn thương mại (commercial invoice)
- Vận đơn (Bill of lading)
- Danh sách đóng gói (Packing list)
- Hợp đồng thương mại (Sale contract)
- Chứng nhận xuất xứ (C/O) nếu có
Bộ hồ sơ nhập khẩu tinh dầu dùng trong thẩm mỹ có thêm những chứng từ sau:
- Bản công bố mỹ phẩm
Bộ hồ sơ nhập khẩu tinh dầu dùng làm thuốc chữa bệnh có thêm những chứng từ sau:
- Chứng chỉ hành nghề
- Giấy chứng nhận có đủ sức khỏe hành nghề
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc
- Giấy phép nhập khẩu
>>>> Cập nhật đầy đủ về Giấy phép nhập khẩu hiện nay: Giấy phép nhập khẩu là gì? Các loại giấy phép nhập khẩu hiện nay
4. Thủ tục nhập khẩu tinh dầu theo quy định mới
Thủ tục nhập khẩu tinh dầu theo quy định mới
Thủ tục nhập khẩu tinh dầu cũng như các mặt hàng khác. Được quy định rất cụ thể trong Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.
Bước 1: Khai tờ khai hải quan
Doanh nghiệp thực hiện khai tờ khai hải quan ở trên cổng thông tin điện tử của Hải quan. Các thông tin khai báo cần dựa vào bộ hồ sơ nhập khẩu đã có và chờ kết quả phân luồng.
Bước 2: Mở tờ khai hải quan
Doanh nghiệp mang bộ hồ sơ nhập khẩu cùng với tờ khai đã phân luồng đến nộp tại chi cục hải quan. Nhân viên hải quan sẽ kiểm tra hồ sơ và trả lại kết quả phân luồng.
Tùy vào kết quả phân luồng hàng hóa mà doanh nghiệp tiếp tục xử lý:
Hàng hóa ở luồng xanh: Sẽ được thông quan ngay.
Hàng hóa ở luồng vàng: Nhân viên hải quan sẽ kiểm tra lại chi tiết hồ sơ và không kiểm tra hàng thực tế.
Hàng hóa ở luồng đỏ: Nhân viên hải quan sẽ kiểm tra lại chi tiết hàng hóa và kiểm tra thực tế hàng hóa.
Bước 3: Thông quan hàng hóa
Sau khi kiểm tra lại hồ sơ hàng hóa nếu không có vấn đề gì phát sinh thì tờ khai sẽ được thông quan. Doanh nghiệp tiến hành đóng thuế cho hải quan để hàng được thông quan.
Bước 4: Nhận hàng và vận chuyển về kho để chuẩn bị phân phối ra thị trường.
>>>> Tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp với Thủ tục xuất khẩu tinh dầu mới nhất
5. Thuế nhập khẩu tinh dầu
Theo quy định của Bộ Tài chính tại Thông tư số 156/2011/TT-BTC, thuế nhập khẩu đối với tinh dầu được quy định như sau:
- Thuế nhập khẩu ưu đãi: 0% đối với các mặt hàng tinh dầu thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam theo quy định của Bộ Công Thương.
- Thuế nhập khẩu thông thường: 10% đối với các mặt hàng tinh dầu không thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
>>>> Cập nhật ngay Thuế nhập khẩu nước hoa mới nhất hiện nay
6. Dịch vụ làm thủ tục nhập khẩu tinh dầu uy tín, nhanh chóng tại Công ty Luật ACC
Bạn đang tìm kiếm dịch vụ làm thủ tục nhập khẩu tinh dầu nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm chi phí? Hãy đến với Công ty Luật ACC - chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực hỗ trợ thủ tục xuất nhập khẩu.
Với nhiều năm kinh nghiệm và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, Công ty Luật ACC tự tin mang đến dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín, giúp bạn hoàn thành thủ tục nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm chi phí.
Vì sao bạn nên chọn dịch vụ làm thủ tục nhập khẩu tinh dầu của Công ty Luật ACC?
- Công ty Luật ACC giúp quý khách hàng hoàn thành thủ tục nhập khẩu tinh dầu một cách nhanh chóng, hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí.
- Công ty Luật ACC là công ty uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hỗ trợ thủ tục xuất nhập khẩu, đảm bảo quý khách hàng được cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp và chất lượng nhất.
- Công ty Luật ACC hỗ trợ quý khách hàng thực hiện thủ tục nhập khẩu tinh dầu một cách đơn giản, dễ dàng, không cần phải lo lắng về các vấn đề phức tạp.
- Công ty Luật ACC sở hữu đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, am hiểu về luật pháp và quy định liên quan đến nhập khẩu tinh dầu, luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng một cách tận tình và chu đáo.
Liên hệ ngay với Công ty Luật ACC để được tư vấn và sử dụng dịch vụ làm thủ tục nhập khẩu tinh dầu uy tín, chuyên nghiệp:
Hotline: 19003330
Website: https://Công ty Luật ACCgroup.vn/
Email: infor@Công ty Luật ACCgroup.com
7. Câu hỏi thường gặp
Những rủi ro khi áp sai mã HS là gì?
Xác định đúng mã hs rất quan trọng khi làm thủ tục nhập khẩu tinh dầu. Việc xác định sai mã hs sẽ mang lại những rủi ro nhất định như:
- Trì hoãn thủ tục hải quan: Khai sai mã HS có thể dẫn đến việc trì hoãn trong thủ tục hải quan, do cần thời gian để kiểm tra và xác minh thông tin chính xác về loại hàng hóa.
- Chậm giao hàng: Nếu hàng hóa bị phát hiện có khai sai mã HS, cơ quan hải quan có thể yêu cầu chỉnh sửa hoặc làm rõ thông tin. Điều này có thể dẫn đến chậm trễ trong quá trình giao hàng và ảnh hưởng đến chu kỳ sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chịu phạt do khai sai mã hs theo nghị định 128/2020/NĐ-CP.
Tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp tinh dầu nhập khẩu uy tín?
Khi lựa chọn nhà cung cấp tinh dầu nhập khẩu uy tín, cần xem xét các tiêu chí sau:
- Uy tín và thương hiệu
+ Tìm hiểu về lịch sử, uy tín và thương hiệu của nhà cung cấp trên thị trường.
+ Xem xét các đánh giá, phản hồi từ khách hàng về chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
- Nguồn gốc và chứng nhận
+ Yêu cầu nhà cung cấp cung cấp thông tin rõ ràng về nguồn gốc, xuất xứ của tinh dầu.
+Kiểm tra các chứng nhận chất lượng, an toàn như ISO, GMP, Organic...
Cách bảo quản tinh dầu nhập khẩu đúng cách?
Để bảo quản tinh dầu nhập khẩu đúng cách, cần lưu ý những điểm sau:
- Tinh dầu nhập khẩu cần được bảo quản ở nơi tối và mát, tránh ánh sáng trực tiếp và nhiệt độ cao.
- Nhiệt độ lý tưởng là dưới 25°C, ẩm độ không quá 50%.
- Tránh để tinh dầu gần các nguồn nhiệt như lò sưởi, phương tiện đốt nóng.
>>>> Thủ tục công bố sản phẩm tinh dầu: Tiết kiệm thời gian, giảm thiểu thủ tục hành chính
Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Thủ tục nhập khẩu tinh dầu theo quy định mới . Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.
Nội dung bài viết:
Bình luận