Thủ tục nhập khẩu camera mới nhất

Với nhu cầu hiện nay ở Việt Nam, camera ghi hình, giám sát, quan sát đang dần trở thành nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống thường ngày cũng như công việc. Với thị trường đang sôi động như vậy rất nhiều doanh nghiệp đã và đang bắt đầu nhập khẩu camera từ nước ngoài về để phục vụ nhu cầu nội địa. Vậy thủ tục nhập khẩu camera như thế nào? Cùng Công ty Luật ACC theo dõi qua nội dung bài viết Thủ tục nhập khẩu camera mới nhất.

Thủ tục nhập khẩu camera mới nhất

Thủ tục nhập khẩu camera mới nhất

1. Yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng cho camera nhập khẩu là gì? 

Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT quy định Camera lắp trên xe đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu sau:

– Phải có nhãn hàng hoá theo quy định của pháp luật khi lưu thông trên thị trường và chịu sự kiểm tra của cơ quan quản lý, kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá;

– Phải có chức năng ghi, lưu trữ dữ liệu video tại camera và an toàn dữ liệu khi bị mất nguồn điện, đảm bảo dữ liệu không bị mất, không bị xoá, không bị thay đổi trong suốt thời gian lưu trữ theo quy định; chức năng truyền dữ liệu hình ảnh về máy chủ để theo dõi, quản lý, lưu trữ theo quy định; chức năng thông báo trạng thái hoạt động của camera, thông báo trạng thái truyền dữ liệu về máy chủ. Trong trường hợp mất tín hiệu truyền dẫn, camera phải có khả năng lưu trữ và gửi lại đầy đủ dữ liệu về máy chủ ngay sau khi đường truyền hoạt động trở lại;

– Định dạng của video tại camera lắp trên xe theo chuẩn (MP4 hoặc H.264 hoặc H.265) và kèm theo các thông tin tối thiểu gồm: biển số đăng ký xe (biển kiểm soát xe), vị trí (tọa độ), thời gian; video lưu trữ tại thẻ nhớ hoặc ổ cứng của camera với khung hình tối thiểu 10 hình/giây và có độ phân giải tối thiểu là 720p. Hình ảnh tại camera phải đảm bảo nhìn rõ trong mọi điều kiện ánh sáng (bao gồm cả vào ban đêm);

– Dữ liệu hình ảnh được trích xuất từ toàn bộ camera lắp trên xe phải được truyền với tần suất truyền từ 12 đến 20 lần/giờ khi xe chạy (tương đương từ 3 đến 5 phút/lần truyền dữ liệu) về đơn vị kinh doanh vận tải. Định dạng hình ảnh truyền về máy chủ theo chuẩn JPG và phải có độ phân giải tối thiểu là 640x480 pixel;

– Các dữ liệu được ghi và lưu giữ tại camera lắp trên xe và tại máy chủ của đơn vị kinh doanh vận tải phải đảm bảo không bị xoá hoặc không bị thay đổi trong suốt thời gian lưu trữ theo quy định.

2. Cần chuẩn bị những hồ sơ gì để nhập khẩu camera? 

Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu camera giám sát gồm những chứng từ sau đây:

  • Tờ khai hải quan;
  • Hóa đơn thương mại (commercial invoice);
  • Vận đơn (Bill of lading);
  • Danh sách đóng gói (Packing list);
  • Hợp đồng thương mại (Sale contract);
  • Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng;
  • Chứng nhận xuất xứ (C/O) nếu có;
  • Catalog (nếu có).

3. Thủ tục nhập khẩu camera chi tiết  

Thủ tục nhập khẩu camera chi tiết

Thủ tục nhập khẩu camera chi tiết

Quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu camera, cũng như đối với nhiều mặt hàng khác, được quy định một cách chi tiết trong Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 và sự điều chỉnh, bổ sung của Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018. Dưới đây là tóm tắt các bước quan trọng để quý vị có cái nhìn tổng quan:

Bước 1: Tiến hành khai tờ khai hải quan
Sau khi đã có đầy đủ các giấy tờ cũng như chứng từ hồ sơ nhập khẩu như đã nói ở trên và có được mã HS của sản phẩm thì có thể đưa thông tin đăng ký khai báo lên hệ thống hải quan qua phần mềm điện tử.

Bước 2: Mở tờ khai hải quan
Sau khi khai xong tờ khai hải quan, hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. Có luồng tờ khai thì in tờ khai và mang bộ hồ sơ nhập khẩu xuống chi cục hải quan để mở tờ khai hải quan. Tùy theo các luồng xanh, vàng và đỏ mà thực hiện các bước mở tờ khai tương ứng.

Bước 3: Thông quan tờ khai hải quan
Sau khi tiến hành kiểm tra xong hồ sơ và giấy tờ không có tồn tại vấn đề gì thì cán bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan cho tờ khai hải quan nhập khẩu camera giám sát.

Bước 4: Tiến hành đưa hàng hóa về kho bảo quản
Sau khi tờ khai đã được thông quan thì sẽ tiến hành bước thanh lý tờ khai và làm các thủ tục cần thiết để mang hàng hóa về kho của mình

>>>> Cập nhật đầy đủ về Giấy phép nhập khẩu hiện nay: Giấy phép nhập khẩu là gì? Các loại giấy phép nhập khẩu hiện nay 

4. Mã HS code và thuế suất nhập khẩu của camera 

Mã HS

Mô tả

85258010

Mã HS Webcam

85258031

Mã HS camera ghi hình ảnh cho phát thanh

85258039

Mã HS camera ghi hình ảnh loại khác

85258040

Mã HS camera truyền hình

85258051

Mã HS camera kỹ thuật số DSLR

85258059

Mã HS camera kỹ thuật số loại khác

Thuế nhập khẩu áp dụng cho cả camera mới và camera cũ đều phụ thuộc vào mã HS đã được chọn trước đó. Mỗi mã HS sẽ có một mức thuế suất cụ thể, và quý vị có thể tham khảo cách tính thuế nhập khẩu như sau:

- Thuế Nhập Khẩu:

  • Sử dụng mã HS để xác định thuế suất cụ thể.
  • Áp dụng công thức: Thuế Nhập Khẩu = Trị giá CIF x % thuế suất.

- Thuế GTGT Nhập Khẩu:

  • Sử dụng mã HS và thuế nhập khẩu đã tính để xác định thuế GTGT.
  • Áp dụng công thức: Thuế GTGT = (Trị giá CIF + Thuế Nhập Khẩu) x % thuế GTGT.

>>>> Những điều cần biết về thuế nhập khẩu camera trong năm nay, xem ngay để không bỏ lỡ! 

5. Thương nhân cần lưu ý những gì sau khi làm thủ tục nhập khẩu camera 

- Hàng hóa chỉ được thông quan sau khi hoàn tất nghĩa vụ thuế

- Các linh kiện đã qua sử dụng cho camera là mặt hàng cấm nhập khẩu. Nếu có kế hoạch nhập khẩu, cần có giấy phép nhập khẩu dưới dạng phế liệu.

- Các loại Webcam, camera bluetooth, camera truyền hình... những loại camera có khả năng truyền tải dữ liệu bằng sóng, ghi hình thì khi nhập khẩu, cần phải có giấy phép và tuân thủ quy chuẩn hợp quy.

>>>> Cẩm nang hướng dẫn chi tiết Cách tính thuế nhập khẩu theo quy định hiện hành 

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên, Công ty Luật ACC đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về thủ tục nhập khẩu camera theo quy định mới nhất hiện nay. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào quý khách có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi 

6. Dịch vụ nhập khẩu camera tại Công ty Luật ACC uy tín

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu giấy camera được thực hiện chính xác, nhanh chóng và đảm bảo tính pháp lý cho bộ hồ sơ nhập khẩu. Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, chúng tôi cam kết giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng trong quá trình làm thủ tục hải quan, đảm bảo thời gian hoàn tất thủ tục và thông quan lô hàng nhanh nhất có thể. Chúng tôi không chỉ mang đến dịch vụ chất lượng cao mà còn với mức giá hợp lý, giúp quý khách hàng yên tâm và hài lòng khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

7. Câu hỏi thường gặp 

Có phải tất cả các loại camera đều được phép nhập khẩu?

Các loại camera ghi hình không nằm trong danh mục cấm nhập khẩu. Tuy nhiên, đối với một số loại camera ghi hình cụ thể, việc nhập khẩu yêu cầu giấy phép từ Bộ Thông tin và Truyền thông.

Cụ thể, những loại camera sau đây yêu cầu xin giấy phép nhập khẩu:

  • Webcam
  • Camera ghi hình ảnh sử dụng cho lĩnh vực phát thanh
  • Camera sô hoặc tương tự
  • Camera truyền hình
  • Camera kỹ thuật số khác sử dụng cho truyền hình, camera số
  • Camera ghi hình ảnh
  • Bộ phận dùng cho máy camera số hoặc máy ghi video camera

Có yêu cầu giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O khi nhập khẩu camera không?

Để hưởng thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, lô hàng cần phải có Chứng nhận Xuất xứ (Certificate of Origin – C/O).

Đối với hàng nhập khẩu từ các quốc gia như Châu Âu, Ấn Độ, Úc, Chile, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước ASEAN, nhà nhập khẩu nên yêu cầu người bán cung cấp Chứng nhận Xuất xứ để hưởng mức thuế nhập khẩu thấp nhất khi thực hiện thủ tục.

Đối với các loại camera có thuế xuất nhập khẩu là 0%, thì chứng nhận xuất xứ không quan trọng. Tuy nhiên, việc có chứng nhận xuất xứ cũng giúp tránh tình trạng áp sai mã HS cho camera khi nhập khẩu.

Được phép nhập khẩu camera từ tất cả các quốc gia vào Việt Nam đúng không?

Không. Các thiết bị phát dùng cho phát thanh sóng vô tuyến hoặc truyền hình, có hoặc không gắn với thiết bị thu hoặc ghi hoặc tái tạo âm thanh; camera truyền hình, camera kỹ thuật số và camera ghi hình ảnh đã qua sử dụng là mặt hàng cấm nhập khẩu theo quy định tại Thông tư 11/2018/TT-BTTTT. Đồng thời, các linh kiện, phụ tùng, cụm linh kiện, phụ kiện đã qua sử dụng của các loại sản phẩm trên cũng bị cấm nhập khẩu.

>>>> Bạn muốn mở đại lý camera? Đọc ngay các thủ tục cần thiết! Thủ tục, quy định về mở đại lý camera 

Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về thủ tục nhập khẩu phế liệu nhựa. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo