Khi hàng hoá được vận tải bằng phương tiện vận tải đến cửa khẩu biên giới thì cán bộ hải quan tiến hành kiểm tra hàng hoá với tờ khai báo và tính số thuế nhập khẩu cần thu theo quy định. Thuế nhập khẩu cần được nộp trước khi thông quan để nhà nhập khẩu có thể đưa hàng hoá lưu thông trong nội địa. Vậy làm thế nào để tính thuế nhập khẩu? Đọc hết bài viết này bạn sẽ biết “Cách tính thuế nhập khẩu theo quy định hiện hành”
Cách tính thuế nhập khẩu theo quy định hiện hành
1. Thuế xuất nhập khẩu là gì?
Thuế xuất nhập khẩu hiện nay có văn bản pháp luật cụ thể điều chỉnh là Luật thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu ban hành năm 2016. Thuế xuất nhập khẩu hay còn gọi tắt là thuế quan.
Hiện nay pháp luật chưa có định nghĩa hay giải thích thuế xuất nhập khẩu là gì. Vì vậy có thể hiểu thuế xuất khẩu và thế nhập khẩu như sau:
Thuế xuất khẩu là loại thuế đánh vào những mặt hàng mà Nhà nước muốn hạn chế xuất khẩu.
Thuế nhập khẩu là một loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh
2. Cách tính thuế nhập khẩu theo quy định hiện hành
2.1 Cách tính thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu theo tỷ lệ phần trăm
- Phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm là việc xác định thuế theo phần trăm (%) của trị giá tính thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Số thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu được tính như sau:
Số thuế xuất khẩu – nhập khẩu = Số lượng đơn vị từng loại hàng hóa thực tế xuất khẩu – nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan x Trị giá tính thuế tính trên một đơn vị hàng hóa x Thuế suất của từng loại hàng hóa
Trong đó: Trị giá tính thuế:
– Nếu là hàng hóa Xuất khẩu:
Là giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất. Không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế (I), phí vận tải quốc tế (F) – (Tức là giá FOB).
– Nếu là hàng hóa Nhập khẩu:
Là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên. Phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
* Nếu tính theo giá FOB (Tức là giá Không bao gồm: Phí bảo hiểm quốc tế (I), phí vận tải quốc tế (F))
Trị giá tính thuế = Giá FOB + phí bảo hiểm quốc tế + phí vận tải quốc tế
* Nếu tính theo giá CIF (Tức là giá đã bao gồm: phí bảo hiểm quốc tế (I), phí vận tải quốc tế (F))
Trị giá tính thuế = Giá CIF
– Thuế suất: Từng loại hàng hóa khác nhau sẽ có mức thuế suất khác nhau.
2.2 Cách tính thuế xuất nhập khẩu tuyệt đối
Phương pháp tính thuế tuyệt đối là việc ấn định số tiền thuế nhất định trên một đơn vị hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu”.
– Số thuế áp dụng theo phương pháp này được xác định:
Thuế nhập khẩu = Số lượng hàng hóa thực tế nhập khẩu x Mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa
Thuế tiêu thụ đặc biệt = Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt * (Trị giá tính thuế NK + Thuế NK)
Thuế bảo vệ môi trường = Thuế suất tuyệt đối thuế bảo vệ môi trường * Lượng hàng
Thuế giá trị gia tăng = (Giá tính thuế hàng nhập + Thuế NK + Thuế TTĐB + Thuế BVMT)* Thuế suất thuế GTGT
2.3 Phương pháp tính thuế hỗn hợp
Phương pháp tính thuế hỗn hợp là việc áp dụng đồng thời phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm và phương pháp tính thuế tuyệt đối.
– Số thuế áp dụng phương pháp tính thuế hỗn hợp được xác định:
Là tổng số thuế theo tỷ lệ phần trăm và số thuế tuyệt đối.
3. Căn cứ tính thuế xuất nhập khẩu như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định căn cứ tính thuế xuất nhập khẩu như sau:
- Số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được xác định căn cứ vào trị giá tính thuế và thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%) của từng mặt hàng tại thời Điểm tính thuế.
- Thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại biểu thuế xuất khẩu.
Trường hợp hàng hóa xuất khẩu sang nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi về thuế xuất khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam thì thực hiện theo các thỏa thuận này.
- Thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt, thuế suất thông thường và được áp dụng như sau:
+ Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng Điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
+ Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng Điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
+ Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu không thuộc các trường hợp quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này. Thuế suất thông thường được quy định bằng 150% thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng. Trường hợp mức thuế suất ưu đãi bằng 0%, Thủ tướng Chính phủ căn cứ quy định tại Điều 10 của Luật này để quyết định việc áp dụng mức thuế suất thông thường.
4. Ai phải nộp thuế xuất nhập khẩu?
Tại Điều 3 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định người nộp thuế như sau:
- Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu.
- Người xuất cảnh, nhập cảnh có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
- Người được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế thay cho người nộp thuế, bao gồm:
+ Đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp được người nộp thuế ủy quyền nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
+ Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trong trường hợp nộp thuế thay cho người nộp thuế;
+ Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng trong trường hợp bảo lãnh, nộp thuế thay cho người nộp thuế;
+ Người được chủ hàng hóa ủy quyền trong trường hợp hàng hóa là quà biếu, quà tặng của cá nhân; hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi của người xuất cảnh, nhập cảnh;
+ Chi nhánh của doanh nghiệp được ủy quyền nộp thuế thay cho doanh nghiệp;
+ Người khác được ủy quyền nộp thuế thay cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật.
- Người thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức miễn thuế của cư dân biên giới nhưng không sử dụng cho sản xuất, tiêu dùng mà đem bán tại thị trường trong nước và thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở chợ biên giới theo quy định của pháp luật.
- Người có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế nhưng sau đó có sự thay đổi và chuyển sang đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Trên đây là những thông tin cơ bản về Cách tính thuế nhập khẩu theo quy định hiện hành bạn có thể tham khảo để nắm bắt thêm một số thông tin cần biết. Để tránh các rủi ro pháp lý vui lòng liên hệ với ACC để được tư vấn và hỗ trợ.
Nội dung bài viết:
Bình luận