Thủ Tục Mở Công Ty Sửa Chữa Máy Phát Điện (Cập Nhật 2024)

THIẾU MỞ BÀI

Thủ Tục Mở Công Ty Sửa Chữa Máy Phát Điện (Cập Nhật 2020)
Thủ Tục Mở Công Ty Sửa Chữa Máy Phát Điện (Cập Nhật 2023)

1. Nhóm ngành sửa chữa máy điện gồm những hoạt động gì?

Nhóm ngành sửa chữa thiết bị điện gồm những hoạt động được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành, theo đó:

3314 - 33140: Sửa chữa thiết bị điện

Nhóm này gồm:

Sửa chữa và bảo dưỡng các hàng hóa của ngành 27, trừ các sản phẩm trong nhóm 2750 (Sản xuất đồ điện dân dụng);

Cụ thể:

  • Sửa chữa và bảo dưỡng các loại máy biến thế điện, máy biến thế phân loại và máy biến thế đặc biệt,
  • Sửa chữa và bảo dưỡng môtơ điện, máy phát điện và bộ môtơ máy phát điện,
  • Sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị tổng đài và thiết bị chuyển đổi,
  • Sửa chữa và bảo dưỡng các rơle và bộ điều khiển công nghiệp,
  • Sửa chữa và bảo dưỡng pin và ắc quy,
  • Sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị điện chiếu sáng,
  • Sửa chữa và bảo dưỡng các thiết bị dây dẫn điện và thiết bị không dẫn điện để dùng cho các mạch điện.

Loại trừ:

  • Sửa chữa và bảo dưỡng máy tính và thiết bị ngoại vi của máy tính được phân vào nhóm 95110 (Sửa chữa máy vi tính và thiết bị ngoại vi);
  • Sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị viễn thông được phân vào nhóm 95120 (Sửa chữa thiết bị liên lạc);
  • Sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị điện tử tiêu dùng được phân vào nhóm 95210 (Sửa chữa thiết bị nghe nhìn điện tử gia dụng);
  • Sửa chữa các loại đồng hồ được phân vào nhóm 95290 (Sửa chữa xe đạp, đồng hồ, đồ dùng cá nhân và gia đình chưa được phân vào đâu).

2. Trình tự thủ tục bổ sung ngành nghề sửa chữa máy phát điện

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bổ sung ngành nghề sửa chữa thiết bị điện

Hồ sơ để thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh cần chuẩn bị sẽ gồm các thành phần như sau :

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp về bổ sung ngành nghề sửa chữa thiết bị điện.
  • Biên bản họp về việc bổ sung ngành nghề sửa chữa thiết bị điện. ( Của công ty TNNH 2 thành viên, công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh).
  • Quyết định về việc bổ sung ngành nghề sửa chữa thiết bị điện.
  • Văn bản ủy quyền cho cá nhận thực hiện nộp và nhận kết quả hồ sơ.

Bước 2: Nộp hồ sơ và chờ nhận kết quả bổ sung ngành nghề sửa chữa thiết bị điện

  • Doanh nghiệp nộp hồ sơ thay đổi, bổ sung ngành nghề sửa chữa thiết bị điện như trên đến Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Và nhận kết quả sau 3 ngày làm việc
  • Doanh nghiệp sẽ được Phòng đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Trong đó sẽ thể hiện các nội dung đăng ký kinh doanh mới nhất của doanh nghiệp bao gồm cả các ngành nghề kinh doanh mới bổ sung.

Bước 3 : Đăng bố cáo thông tin thay đổi của doanh nghiệp

  • Doanh nghiệp sau khi hoàn tất thủ tục bổ sung ngành nghề sửa chữa thiết bị điện thì phải công bố thông tin thay đổi của doanh nghiệp trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
  • Hiện nay khi doanh nghiệp nộp hồ sơ, để thuận tiện Phòng đăng ký kinh doanh sẽ thu lệ phí đăng bố cáo và sẽ công bố thông tin thay đổi của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sau khi thông tin được thay đổi. Doanh nghiệp không cần thiết đăng thông tin trên báo giấy như trước nữa.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo