Các tài liệu nước ngoài muốn được công nhận tại Việt Nam phải được hợp pháp hoá lãnh sự. Tuy nhiên, một số tài liệu khi thực hiện thủ tục phải được dịch sang tiếng Việt, do vậy sẽ phát sinh thêm thủ tục công chứng dịch tài liệu. Bài viết dưới đây cung cấp tới quý bạn đọc thông tin về trình tự, thủ tục dịch thuật công chứng chi tiết nhất 2022.
1. Khái niệm dịch thuật công chứng
Dịch Thuật Công Chứng bao gồm hai công việc là Dịch thuật (1) và Công chứng bản dịch (2). Trong đó, Dịch thuật là quá trình chuyển đổi từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác mà vẫn đảm bảo tương đồng về ý nghĩa, nội dung chính xác so với bản gốc.
Công chứng bản dịch là quá trình chứng thực chữ ký người dịch của Phòng tư pháp Quận, Huyện (công chứng tư pháp) hoặc công chứng bản dịch của Văn phòng công chứng (công chứng tư nhân).
Theo quy định tại khoản 1 Điều 61 Luật Công chứng 2014 thì người dịch phải là là cộng tác viên của tổ chức hành nghề công chứng.
2. Điều kiện của người thực hiện dịch thuật công chứng
Theo quy định tại mục 4 (từ điều 27 đến điều 32) nghị định 23/2015/NĐ-CP thì cộng tác viên dịch thuật phải có đủ điều kiện và đăng ký chữ ký mẫu tại phòng tư pháp để được tiến hành dịch thuật. Sau khi dịch phải làm thủ tục chứng thực chữ ký người dịch tại Phòng tư pháp
Điều 28. Cộng tác viên dịch thuật
- Người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 27 của Nghị định này được làm cộng tác viên dịch thuật của Phòng Tư pháp trong phạm vi cả nước. Phòng Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra tiêu chuẩn, điều kiện của cộng tác viên dịch thuật và lập danh sách cộng tác viên dịch thuật của phòng, báo cáo Sở Tư pháp phê duyệt.
- Trên cơ sở danh sách cộng tác viên dịch thuật đã được Sở Tư pháp phê duyệt, Phòng Tư pháp niêm yết công khai tại trụ sở của Phòng Tư pháp để tạo điều kiện thuận lợi cho người yêu cầu chứng thực trong việc liên hệ với người dịch.
- Người dịch là cộng tác viên của Phòng Tư pháp phải ký hợp đồng cộng tác viên dịch thuật với Phòng Tư pháp, trong đó xác định rõ trách nhiệm của người dịch đối với nội dung, chất lượng của bản dịch.
Điều 29. Đăng ký chữ ký mẫu
Người dịch là cộng tác viên của Phòng Tư pháp phải đăng ký chữ ký mẫu tại Phòng Tư pháp. Khi đăng ký chữ ký mẫu, người dịch phải nộp Văn bản đề nghị đăng ký chữ ký mẫu và trực tiếp ký trước mặt Trưởng Phòng Tư pháp 03 (ba) chữ ký mẫu trong Văn bản đề nghị đăng ký chữ ký mẫu.
Điều 30. Trách nhiệm của người dịch và người thực hiện chứng thực chữ ký người dịch
- Người dịch phải chịu trách nhiệm trước khách hàng, trước cơ quan thực hiện chứng thực về tính chính xác của nội dung bản dịch; không được dịch những giấy tờ, văn bản quy định tại Điều 32 của Nghị định này để yêu cầu chứng thực chữ ký người dịch.
- Người thực hiện chứng thực chịu trách nhiệm về tính xác thực về chữ ký của người dịch trong bản dịch.
3. Trình tự, thủ tục dịch thuật công chứng chi tiết
- Bước 1: Tài liệu đã dịch thuật sẽ được gửi đến Phòng tư pháp, công chứng viên là người tiếp nhận và tiến hành kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ thì công chứng viên sẽ thụ lý và ghi vào sổ công chứng. Ngược lại, nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp pháp, công chứng viên sẽ ghi phiếu hướng dẫn yêu cầu bổ sung giấy tờ thiếu, hoặc ghi rõ lý do từ chối tiếp nhận. Sau đó gửi trả lại người đề nghị công chứng bản dịch.
- Bước 2: Tổ chức hành nghề công chứng sẽ gửi hồ sơ, bản dịch cho CTV của đơn vị thực hiện dịch hoặc kiểm tra bản dịch.
- Bước 3: Dịch thuật viên chịu trách nhiệm phiên dịch bắt buộc phải ký chữ ký của mình vào từng trang của bản dịch. Sau đó gửi đến công chứng viên ghi lời chứng. Công chứng viên cũng phải ký vào từng trang của bản dịch. Bản dịch phải được đóng chữ "Bản Dịch" ở phần trên phía bên phải trang giấy. Đồng thời, bản dịch phải được đính kèm bản sao của bản chính và được đóng dấu giáp lai.
- Bước 5: Trả lại tài liệu, giấy tờ hoặc văn bản đã được công chứng. Sau khi thu phí và thù lao công chứng, bộ phận thu phí sẽ đóng dấu xác nhận và hoàn trả lại tài liệu cho người đề nghị
4. Thẩm quyền của người thực hiện dịch thuật chứng
Thẩm quyền của người thực hiện dịch thuật công chứng được quy định tại Khoản 1 Điều 61 Luật Công chứng và Điều 21 Thông tư số 06/2015/TT-BTP:
- Dịch thuật viên thực hiện dịch thuật công chứng phải là CTV của các tổ chức hành nghề công chứng thực hiện.
- Các tổ chức hành nghề bắt buộc phải ký hợp đồng CTV đối với những đối tượng trên. Trong hợp đồng sẽ quy định rõ ràng trách nhiệm của dịch thuật viên với nội dung, chất lượng, quyền và nghĩa vụ đôi bên.
- CTV dịch thuật công chứng phải tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hoặc đại học khác nhưng phải thành thạo ngôn ngữ mà mình đảm nhận dịch thuật.
- Danh sách CTV dịch thuật công chứng phải được thông báo bằng văn bản cho Sở tư pháp địa phương. Danh sách này sẽ được niêm yết công khai tại trụ sở chính của đơn vị dịch thuật công chứng.
- CTV phải chịu mọi hoàn toàn trách nhiệm về nội dung, chất lượng, tính chuẩn xác và hợp pháp của bản dịch mà mình thực hiện.
Trên đây là nội dung về trình tự, thủ tục dịch thuật công chứng chi tiết nhất 2022. Quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc, khó khăn có thể liên hệ với công ty Luật ACC để được hỗ trợ, tránh các vấn đề ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận