Thủ tục cấp lại gcn an toàn thực phẩm cơ sở chăn nuôi 2024

Ngày nay, mô hình chăn nuôi tập trung đang trở nên phổ biến tại Việt Nam. Mô hình này giúp cơ sở có thu nhập cao, dễ quản lý do áp dụng nhiều thiết bị tiên tiến trong chăn nuôi. Tuy nhiên, cơ sở chăn nuôi tập trung phải đáp ứng các điều kiện về an toàn thực phẩm; và khi giấy chứng nhận an toàn thực phẩm bị mất, hỏng, hết hạn,.. thì chủ cơ sở phải đề nghị xin cấp lại GCN khác. Bài viết cung cấp thông tin, dịch vụ xin cấp lại gcn an toàn thực phẩm cơ sở chăn nuôi,

Thủ Tục Cấp Lại GCN An Toàn Thực Phẩm Cơ Sở Chăn Nuôi Tập Trung
Thủ Tục Cấp Lại GCN An Toàn Thực Phẩm Cơ Sở Chăn Nuôi Tập Trung

1. Khái niệm

  • Chăn nuôi tập trung là chăn nuôi trang trại của các tổ chức, cá nhân có quy mô chăn nuôi đạt tiêu chí trang trại do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành; là nơi diễn ra các hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm có địa điểm cố định; được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép theo quy định (đối với các trường hợp phải đăng ký theo quy định).
  • Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là một loại giấy tờ được cơ quan chức năng có thẩm quyền của Nhà nước cấp cho các hộ kinh doanh các sản phẩm về thực phẩm, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.
  • Trường hợp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm vẫn còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất; bị hỏng; thất lạc; hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận ATTP; cơ sở phải có văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận ATTP gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận ATTP để được xem xét cấp lại.

2. Điều kiện cấp lại gcn an toàn thực phẩm cơ sở chăn nuôi

  • Cơ sở chăn nuôi tập trung trâu, bò, ngựa trên 100 con nuôi sinh sản hoặc trên 200 con nuôi lấy thịt; dê, cừu trên 400 con sinh sản hoặc trên 600 con nuôi lấy thịt; thỏ trên 3.000 con sinh sản hoặc trên 6.000 con nuôi lấy thịt; lợn trên 300 con nái sinh sản hoặc trên 500 con gồm lợn nái và lợn nuôi lấy thịt hoặc trên 1.000 con nuôi lấy thịt; gà trên 3.000 con mái sinh sản hoặc trên 5.000 con nuôi lấy thịt; ngan, vịt trên 2.500 con mái sinh sản hoặc trên 4.000 con nuôi lấy thịt; đà điểu trên 100 con mái sinh sản hoặc trên 200 con nuôi lấy thịt; chim cút trên 10.000 con sinh sản hoặc trên 20.000 con nuôi lấy thịt đáp ứng các điều kiện:
    • Có nhân viên kỹ thuật trình độ trung cấp trở lên chuyên ngành chăn nuôi hoặc thú y;
    • Có biện pháp xử lý chất thải rắn, chất thải lỏng đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật về môi trường; nước thải đảm bảo đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 62 - MT: 2016/BTNMT về nước thải chăn nuôi;
    • Đáp ứng điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định:
      • Cơ sở có khoảng cách an toàn với khu xử lý chất thải.
      • Có hệ thống cung cấp nước cho sản xuất thực phẩm đáp ứng các quy định kỹ thuật tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2009/BYT về chất lượng nước sinh hoạt.
  • Đối với dẫn dụ, gây nuôi chim yến: Thiết bị phát âm thanh dẫn dụ đảm bảo không vượt quá 70 đề xi ben A trong khoảng thời gian từ 6 giờ đến 21 giờ; không được sử dụng thiết bị phát âm thanh dẫn dụ chim yến trong thời gian từ 21 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.

3. Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cơ sở chăn nuôi tập trung

Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy chứng nhận

  • Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu có);
  • Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm gần hết hạn;
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh, an toàn thực phẩm theo quy định của cơ qua quản lý Nhà nước có thẩm quyền;
  • Bản vẽ các thiết bị, cơ sở vật chất của cơ sở;
  • Bản vẽ sơ đồ nơi kinh doanh và khu vực xung quanh ;
  • Giấy chứng nhận kiểm tra sức khoẻ tổng quát của chủ cơ sở sản xuất và người trực tiếp sản xuất;
  • Giấy xác nhận đã tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp chăn nuôi theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
  • Đối với cơ sở đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh; an toàn thực phẩm theo HACCP (phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn); Trong hồ sơ phải có bản sao công chứng giấy chứng nhận HACCP.

Cách thức thực hiện

  • Gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc thư điện tử; fax
  • Sau đó gửi hồ sơ gốc hoặc gửi trực tiếp tới cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Trình tự thực hiện

Nộp hồ sơ

Chủ cơ sở chăn nuôi động vật tập trung có nhu cầu cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gửi hồ sơ tới cơ quan đã cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trước đó.

Tiếp nhận và xử lý hồ sơ

  • Cấp lại do Giấy chứng nhận sắp hết hiệu lực:
    • Trong thời gian 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ; cơ quan có thẩm quyền phải xem xét tính đầy đủ của hồ sơ; thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu không đầy đủ.
    • Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ; cơ quan có thẩm quyền thực hiện thẩm tra hồ sơ thẩm định xếp loại cơ sở; cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (đối với cơ sở đã được thẩm định và xếp loại A hoặc B)
    • Hoặc trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ; cơ quan có thẩm quyền tổ chức đi thẩm định thực tế.
  • Cấp lại do Giấy chứng nhận bị mất, bị hỏng, thất lạc, hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin:
    • Trong 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị cấp lại GCN; cơ quan thực hiện thẩm tra hồ sơ và xem xét; cấp lại Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho cơ sở chăn nuôi tập trung.

Cấp lại Giấy chứng nhận

  • Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện, cơ quan có thẩm quyền xem xét hồ sơ; thực hiện cấp lại Giấy chứng nhận cho cơ sở.
  • Thời hạn của Giấy chứng nhận đối với trường hợp cấp lại trùng với thời hạn hết hiệu lực của Giấy chứng nhận đã được cấp trước đó.
  • Trường hợp không cấp lại; cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do.

4. Những giấy tờ cần cung cấp khi sử dụng dịch vụ của ACC

  • Khách hàng chỉ cần cung cấp những hồ sơ như sau:
    • Giấy tờ tuỳ thân của chủ cơ sở: CMND/Hộ chiếu/Căn cước công dân sao y chứng thực không quá 6 tháng.
    • Các giấy tờ liên quan đến thủ tục xin cấp lại Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cơ sở chăn nuôi tập trung do ACC hướng dẫn.

5. Lợi ích khi sử dụng dịch vụ xin cấp lại Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cơ sở chăn nuôi tập trung của ACC

  • Tự hào là đơn vị hàng đầu về cấp, cấp lại Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Vì vậy, luôn đảm bảo tỉ lệ ra giấy cao nhất cho khách hàng. ACC sẽ không nhận dự án nếu nhận thấy mình không có khả năng chắc chắn ra giấy cho khách hàng.
  • Luôn báo giá trọn gói và không phát sinh.
  • Không phải đi lại nhiều (từ khâu tư vấn, báo giá, ký hợp đồng, nhận hồ sơ, ký hồ sơ), ACC có đội ngũ hỗ trợ nhiệt tình và tận nơi.
  • Cung cấp hồ sơ rất đơn giản (hồ sơ khó như bản vẽ, bản thuyết minh quy trình sản xuất kinh doanh,…) ACC thay mặt cho khách hàng soạn thảo.
  • Luôn hướng dẫn set up đúng quy định với chi phí hợp lý, tiết kiệm cho cơ sở kinh doanh.

6. Quy trình xin cấp lại Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cơ sở chăn nuôi tập trung

  • Lắng nghe, nắm bắt thông tin khách hàng cung cấp để tiến hành tư vấn chuyên sâu; đầy đủ những vướng mắc, vấn đề khách hàng đang gặp phải.
  • Báo giá qua điện thoại để khách hàng dễ dàng đưa ra quyết định có hợp tác với ACC không.
  • Khảo sát thực tế cơ sở sản xuất kinh doanh; tư vấn để set up theo đúng quy định vệ sinh an toàn thực phẩm; quy trình một chiều về an toàn thực phẩm (Đây là một bước vô cùng quan trọng để doanh nghiệp có thể thuận lợi kinh doanh dù có bất kỳ đoàn thanh tra kiểm tra an toàn thực phẩm nào có kiểm tra cơ sở).
  • Ký kết hợp đồng và tiến hành soạn hồ sơ trong vòng 3 ngày.
  • Khách hàng cung cấp hồ sơ bao gồm giấy giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy khám sức khỏe.
  • Thông báo cho cơ sở thông tin thẩm định của đoàn thẩm định trước 1-2 ngày để doanh nghiệp chuẩn bị tiếp đoàn.
  • Tiếp đoàn thẩm định, bên ACC sẽ cử người cùng tiếp đoàn với doanh nghiệp.
  • Nhận giấy chứng nhận và bàn giao cho khách hàng.
  • Hỗ trợ tư vấn miễn phí các vướng mắc sau khi đã được cấp giấy chứng nhận.

7. Những câu hỏi thường gặp khi xin cấp lại Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cơ sở chăn nuôi tập trung

Chi phí xin cấp lại Giấy chứng nhận an toàn là bao nhiêu?

  • ACC cung cấp dịch vụ đốii với công ty là 11.000.000 đồng – 15.000.000 đồng; đối với hộ kinh doanh là 10.000.000 đồng – 15.000.000 đồng (phụ thuộc vào diện tích, độ sạch sẽ, ngành nghề kinh doanh,…);.

Công ty có làm ở tỉnh khác?

  • Với đội ngũ, hê thống và chuyên viên toàn quốc;  ACC tự hào có thể cung cấp dịch vụ khắp cả nước.

Có xuống cơ sở khảo sát không?

  • Để đảm bảo việc được cấp phép, thì khảo sát cơ sở là điều bắt buộc ACC phải thực hiện. ACC sẽ xuống tận cơ sở lấy hồ sơ; tư vấn; khảo sát và ký hợp đồng để thuận tiện cho quý khách.

Thủ Tục Gia Hạn Giấy Chứng Nhận Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm

Chi Phí Cấp Giấy An Toàn Thực Phẩm Bao Nhiêu Tiền?

Dịch Vụ Làm Giấy Chứng Nhận Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm (VSATTP)

Cấp Giấy Chứng Nhận Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Cho Hộ Kinh Doanh

Thủ Tục Giấy An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm Đối Với Nhà Hàng

Xin Giấy Phép Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Cho Quán Ăn 2020

Cấp Giấy Chứng Nhận Cơ Sở Đủ Điều Kiện An Toàn Thực Phẩm

   

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (665 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo