Thủ tục cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm là một quy trình quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhằm đảm bảo sản phẩm của họ đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định của pháp luật. Hãy cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu về Thủ tục cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm ngay bài viết dưới đây nhé.
Thủ tục cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm
1. Giấy cam kết vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?
Giấy cam kết an toàn thực phẩm là giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương với giấy phép an toàn thực phẩm. Nói theo cách khác thì giấy tờ này là cách chủ cơ sở sản xuất chứng minh đơn vị mình đã đáp ứng tốt quy định vệ sinh, an toàn cho thực phẩm, đủ điều kiện để hoạt động trên thị trường. Bản cam kết an toàn thực phẩm là một tài liệu mà các đơn vị sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phải ký kết với cơ quan quản lý an toàn thực phẩm để cam kết tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm. Đồng thời, đảm bảo chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm trước pháp luật trong trường hợp có sai phạm xảy ra
2. Các trường hợp phải ký cam kết an toàn thực phẩm
Theo quy định tại Điều 12 Nghị Định 15/2018/NĐ-CP, các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc các trường hợp sau đây phải thực hiện thủ tục ký cam kết an toàn thực phẩm trước khi hoạt động:
- Các cơ sở sơ chế thực phẩm nhỏ lẻ (là các cơ sở chế biến thực phẩm ở quy mô hộ gia đình, cá nhân không có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp);
- Các cơ sở sản xuất thực phẩm ban đầu nhỏ lẻ (ví dụ: cơ sở trồng rau, chăn nuôi gia súc..);
- Hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
- Các cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ (gồm hộ kinh doanh và cơ sở không có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp);
- Cơ sở bán thực phẩm đóng gói sẵn (như đồ hộp, nước đóng chai…);
- Bếp ăn của các cơ quan, tổ chức không đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (bếp ăn nhà máy, bếp ăn công ty, bếp ăn trường học với mục đích phục vụ nội bộ, không kinh doanh);
- Kinh doanh thức ăn đường phố (thực phẩm được chế biến ăn ngay theo hình thức bán rong, bán trên đường phố, nơi công cộng, ví dụ: xe bánh mì vỉa hè, xe bán sinh tố…);
- Nhà hàng trong khách sạn;
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại dụng cụ, vật liệu đóng gói thực phẩm.
3. Thủ tục cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm
Bước 1: Tập huấn kiến thức ATTP
Chủ cơ sở và các nhân viên trực tiếp tham gia và hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm đăng ký tham gia tập huấn kiến thức về ATTP với Chi cục Vệ sinh ATTP quận/huyện (có tỉnh không yêu cầu).
Bước 2: Khám sức khỏe
Chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp tham gia vào hoạt động kinh doanh đăng ký khám sức khỏe tại bệnh viện để được cấp giấy xác nhận đủ sức khỏe theo quy định.
Bước 3: Làm thủ tục xin bản cam kết an toàn thực phẩm
Chủ cơ sở kinh doanh nộp hồ sơ xin bản cam kết vệ sinh an toàn thực phẩm tại UBND cấp quận, huyện nơi đăng ký kinh doanh. Hồ sơ sẽ được chuyển cho cơ quan có thẩm quyền về ATTP thụ lý và giải quyết hồ sơ.
Để biết thêm thông tin về Thủ tục ký cam kết an toàn thực phẩm thực hiện như thế nào? xin mời quý khách cùng tham khảo bài viết dưới đây!
4. Quy định về điều kiện cấp bản cam kết an toàn thực phẩm
Quy định về điều kiện cấp bản cam kết an toàn thực phẩm
Sau khi cơ sở xác định mình thuộc 1 trong các trường hợp phải ký cam kết an toàn thực phẩm thì chủ cơ sở phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Trang thiết bị, cơ sở vật chất, dụng cụ phải tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng theo quy định, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng;
- Chủ cơ sở và những người trực tiếp tham gia sản xuất thực phẩm phải được tập huấn và được chứng minh bằng giấy xác nhận tập huấn kiến thức ATTP. Chủ cơ sở cũng phải được khám sức khỏe và được cấp giấy xác nhận đủ sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế;
- Người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải mặc trang phục bảo hộ riêng, đội mũ, đi găng tay chuyên dùng và đeo khẩu trang. Người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải bảo đảm về yêu cầu về sức khỏe như không bị mắc các bệnh như tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da, lao phổi, nhiễm trùng…;
- Cơ sở kinh doanh phải có quy trình thực hiện việc thu gom, xử lý chất thải.
5. Quy trình tập huấn, phổ biến kiến thức an toàn thực phẩm
Bước 1: Chuẩn bị bộ tài liệu tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm cho nhân viên. Tuỳ vào mỗi sản phẩm thuộc cơ quan quản lý nào mà doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ tài liệu tập huấn tương ứng. Doanh nghiệp có thể tải bộ câu hỏi về an toàn thực phẩm tại:
- Quyết định số 1390/QĐ-BCT năm 2020: Đối với các sản phẩm thuộc quản lý của Bộ Công thương.
- Quyết định số 37/QĐ-ATTP năm 2015: Đối với các sản phẩm thuộc quản lý của Bộ Y tế.
- Quyết định số 381/QĐ-QLCL năm 2014: Đối với các sản phẩm thuộc quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Bước 2: Lập quyết định về việc tổ chức thi xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm, dựa trên câu hỏi có sẵn để chọn và được soạn thành bộ đề chính thức.
Bước 3: Tổ chức cho nhân viên thuộc đối tượng tham gia tập huấn theo quy định thi kiến thức an toàn thực phẩm.
Bước 4: Hội đồng tổ chức thi tiến hành chấm điểm và đánh giá, tổng kết kết quả thi của từng nhân viên.
Bước 5: Các nhân viên đạt sẽ được xác nhận đã tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm và lập danh sách hoàn chỉnh, lưu hồ sơ tài liệu chứng minh nhân viên đó đã được tập huấn.
Xem thêm về Mẫu giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm qua bài viết của Công ty Luật ACC
6. Mẫu giấy cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm mới nhất hiện nay
Hiện nay được ban hành kèm theo Thông tư số: 47/2014/TT-BYT ngày 11 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------
BẢN CAM KẾT BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM
ĐỐI VỚI CƠ SỞ DỊCH VỤ ĂN UỐNG
Ngày ..... tháng .....năm ......., tại:.................................................................
Người đại diện: ..............................................................................................
Loại hình cung cấp/kinh doanh:......................................................................
Địa chỉ/địa điểm: ..........................................................................................
CAM KẾT
Thực hiện đúng các quy định về điều kiện an toàn thực phẩm trong cung cấp dịch vụ ăn uống và chịu hoàn toàn trách nhiệm về những hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật với những nội dung sau:
(1) Cơ sở tuân thủ đầy đủ các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, nguồn nước sạch để chế biến thức ăn, nước đá sạch.
(2) Chủ cơ sở và người trực tiếp cung cấp dịch vụ ăn uống có đủ Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm; kết quả khám sức khỏe và phiếu xét nghiệm cấy phân theo quy định.
(3) Cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm với cơ quan chức năng có thẩm quyền của địa phương theo đúng quy định.
UBND………………….……. (CƠ QUAN CHỨC NĂNG) (ký & ghi họ tên) |
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ (ký & ghi họ tên) |
7. Mức xử phạt đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 18 Nghị định 115/2018/NĐ-CP, khoản 8 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau:
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết hiệu lực, trừ trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết hiệu lực, trừ trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (sau đây gọi tắt là GMP) hoặc có Giấy chứng nhận GMP nhưng đã hết hiệu lực, trừ trường hợp sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên dây chuyền sản xuất thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền hoặc trường hợp khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
b) Buôn bán, lưu thông trên thị trường sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu đã được cấp Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm hoặc Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm trước ngày 01 tháng 7 năm 2019 mà không thực hiện bổ sung Giấy chứng nhận GMP hoặc chứng nhận tương đương trước khi sản xuất.”.
8. Các câu hỏi thường gặp
An toàn vệ sinh thực phẩm là gì?
An toàn vệ sinh thực phẩm hiểu một cách đơn giản chính là giữ cho thực phẩm luôn sạch và đảm bảo vệ sinh cho người sử dụng. Những thực phẩm đảm bảo vệ sinh cần được kiểm nghiệm và trải qua quá trình công bố sản phẩm nghiêm ngặt, có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền.
Công ty Luật ACC cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý trong thời gian bao lâu?
Thông thường từ 01 đến 03 ngày làm việc, kể từ nhận được đầy đủ hồ sơ.
Công ty nào cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý uy tín chất lượng?
Công ty Luật ACC chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý nhanh chóng, chất lượng với giá cả hợp lý.
Chi phí khi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý là bao nhiêu?
Tùy thuộc vào từng hồ sơ cụ thể mà mức phí dịch vụ sẽ khác nhau. Hãy liên hệ với chúng tôi để biết một cách cụ thể.
Hy vọng qua bài viết, chúng tôi đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Thủ tục cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm [Chi tiết]. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.
Nội dung bài viết:
Bình luận