Thời hạn làm giấy khai sinh là bao lâu?

Quyền được khai sinh là cơ sở pháp lý quan trọng để cá nhân thực hiện các quyền công dân. Để đảm bảo quyền được khai sinh của trẻ, cha, mẹ, người giám hộ phải thực hiện đăng ký khai sinh trong thời hạn theo quy định của pháp luật. Vậy thời hạn làm giấy khai sinh là bao lâu?

Thời hạn làm giấy khai sinh là bao lâu?

Thời hạn làm giấy khai sinh là bao lâu?

1. Giấy khai sinh là gì?

 Theo khoản 6 Điều 4 Luật Hộ tịch năm 2014:

"Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 của Luật này."

Điều 5 Nghị định 123/2015/NĐ-CP cũng quy định giá trị pháp lý của giấy khai sinh như sau:

- Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân.

- Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.

- Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh.

- Khai sinh là Khai báo và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận một cá nhân được sinh ra; là một trong những sự kiện hộ tịch để xác định cá nhân là thực thể của tự nhiên, của xã hội. 

Mọi người khi sinh ra đều có quyền được khai sinh. Cha mẹ hoặc người thân có nghĩa vụ khai sinh cho trẻ sơ sinh theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Để đảm bảo quyền khai sinh cho trẻ em trong những trường hợp đặc biệt như trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em chưa xác định được cha, mẹ; trẻ em sinh ra do mang thai hộ, pháp luật nước ta đã quy định cụ thể thẩm quyền đăng ký khai sinh trong các trường hợp này tại Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch. Theo các quy định này, với các trình tự, thủ tục khác nhau, các tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm xác minh, đăng ký khai sinh cho trẻ để đảm bảo quyền được khai sinh theo quy định của pháp luật. Giấy khai sinh là một chứng thư hộ tịch quan trọng ghi rõ họ, tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, họ tên cha, mẹ người được khai sinh nhằm xác định nguồn gốc của một cá nhân cụ thể và để phân biệt giữa cá nhân này với cá nhân khác trong những trường hợp cần thiết.

2. Thời hạn làm giấy khai sinh cho con là bao lâu?

Cụ thể tại Điều 15 Luật Hộ tịch 2014 quy định trách nhiệm đăng ký khai sinh như sau:

- Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.

- Công chức tư pháp - hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định; trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động.

Như vậy, trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con.

3. Làm giấy khai sinh muộn bị phạt bao nhiêu tiền?

Làm giấy khai sinh muộn bị phạt bao nhiêu tiền?

Làm giấy khai sinh muộn bị phạt bao nhiêu tiền?

Tại Điều 37 của Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã thì hành vi vi phạm về đăng ký khai sinh bị xử phạt như sau:

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký khai sinh.

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

+ Cam đoan, làm chứng sai sự thật về việc sinh;

+ Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về nội dung khai sinh;

+ Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký khai sinh.

- Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

- Biện phạm khắc phục hậu quả:

Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy khai sinh đã cấp do có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này; giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại Khoản 1 Điều này.

Dựa theo quy định tại Điều 37 của Nghị định 82/2020/NĐ-CP, theo đó việc đăng ký khai sinh cho con muộn sẽ không bị xử phạt, nhưng có thể bị xem xét đến vấn đề phải nộp lệ phí đăng ký hộ tịch vì theo quy định tại Điều 11 Luật Hộ tịch 2014, nếu bạn đăng ký khai sinh cho con trong thời hạn 60 ngày kể từ khi sinh thì sẽ được miễn lệ phí đăng ký hộ tịch. Trường hợp đăng ký khai sinh quá hạn bạn sẽ phải nộp lệ phí, mức nộp tùy thuộc vào điều kiện thực tế của địa phương. Chính vì vậy, các bậc cha, mẹ và những người thân thích cũng như Công chức tư pháp - hộ tịch cần lưu ý vấn đề này để đảm bảo quyền lợi cho trẻ em. 

4. Câu hỏi thường gặp

Làm giấy khai sinh bao lâu thì được lấy?

Thông thường, sau khi xuất trình được đầy đủ giấy tờ cần thiết để tiến hành khai sinh cho trẻ; công chức pháp hộ tịch sẽ tiến hành lập giấy khai sinh cho trẻ ngay và trình Chủ tịch UBND cấp xã ký ngày trong ngày tiếp nhận yêu cầu.

Trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay; thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo. Trừ trường hợp liên thông thủ tục đăng ký khai sinh sẽ mất thời gian lâu hơn; tùy thuộc vào thủ tục được liên thông; tối đa 20 ngày với liên thông khai sinh, đăng ký thường trú và cấp thẻ BHYT cho trẻ.

Giá trị pháp lý của bản sao giấy khai sinh từ sổ gốc được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ khoản 6 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về bản sao như sau:

““Bản sao” là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.”

Cũng theo đó, tại Điều 3 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP về hoạt động Cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký có quy định về Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính như sau:

- Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

- Bản sao có được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

- Chữ ký được chứng thực theo quy định tại Nghị định này có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản.

- Hợp đồng, giao dịch được chứng thực theo quy định của Nghị định này có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

Như vậy, dựa trên các căn cứ trên thì bản sao giấy khai sinh được cấp từ sổ gốc có giá trị pháp lý thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Mất giấy khai sinh làm lại được không?

Hiện nay, pháp luật Việt Nam hiện hành chưa có quy định về việc cấp lại bản chính Giấy khai sinh mà khi mất sẽ tùy vào từng trường hợp, người bị mất Giấy khai sinh có thể xin cấp bản sao trích lục hộ tịch hoặc đăng ký lại việc khai sinh.

Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về vấn đề Thời hạn làm giấy khai sinh là bao lâu? Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo