Việc chứng minh mối quan hệ huyết thống giữa cha/mẹ và con, ông/bà và cháu hoặc anh/chị và em không chỉ là vấn đề cá nhân mà còn liên quan đến nhiều thủ tục pháp lý, trong đó có việc hỗ trợ, bổ sung làm giấy khai sinh. Vậy pháp luật quy định xét nghiệm ADN làm giấy khai sinh như thế nào? Trường hợp nào cần xét nghiệm ADN làm giấy khai sinh? Hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Xét nghiệm ADN làm giấy khai sinh
1. Xét nghiệm ADN làm giấy khai sinh là gì?
Xét nghiệm ADN làm khai sinh là thủ tục nhận cha, mẹ con thông qua bản kết quả xét nghiệm ADN cha con, mẹ con để hoàn thiện hồ sơ làm giấy khai sinh và các thủ tục Hành chính khác có yêu cầu xét nghiệm ADN.
2. Có bắt buộc xét nghiệm ADN cha con để làm giấy khai sinh không?
Căn cứ tại Điều 9 Nghị định 123/2015/NĐ-CP như sau:
“Giấy tờ nộp và xuất trình khi đăng ký khai sinh
1. Người yêu cầu đăng ký khai sinh nộp các giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch khi đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) hoặc các giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 của Luật Hộ tịch khi đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện).
2. Người yêu cầu đăng ký khai sinh xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này.”
Trường hợp cha, mẹ của trẻ đã đăng ký kết hôn thì còn phải xuất trình giấy chứng nhận kết hôn.
Theo đó thì hồ sơ đăng ký khai sinh gồm những giấy tờ sau:
(1) Nếu đăng ký tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn theo quy định tại tiểu mục 1 Mục II Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 1872/QĐ-BTP năm 2020.
- Giấy tờ phải xuất trình:
+ Hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân của người yêu cầu làm giấy khai sinh do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân.
+ Giấy tờ chứng minh nơi cư trú của người yêu cầu làm giấy khai sinh để chứng minh thẩm quyền đăng ký khai sinh.
+ Trường hợp cha, mẹ của trẻ đã đăng ký kết hôn thì phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn.
Trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực các giấy tờ phải xuất trình nêu trên.
- Giấy tờ phải nộp:
+ Tờ khai theo mẫu được ban hành kèm theo Thông tư 04/2020/TT-BTP.
+ Giấy chứng sinh. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh.
- Trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản xác nhận của cơ sở y tế đã thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho việc mang thai hộ.
- Văn bản ủy quyền (được chứng thực) theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký khai sinh.
(2) Nếu đăng ký Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được quy định tại tiểu mục 1 Mục I Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 1872/QĐ-BTP năm 2020.
- Giấy tờ phải xuất trình:
+ Hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân của người yêu cầu làm Giấy khai sinh do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân.
+ Giấy tờ chứng minh nơi cư trú của người yêu cầu làm Giấy khai sinh để chứng minh thẩm quyền đăng ký khai sinh.
+ Trường hợp cha, mẹ của trẻ đã đăng ký kết hôn thì phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn.
+ Trường hợp trẻ em sinh ra ở nước ngoài, có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam hoặc cha và mẹ đều là công dân Việt Nam, chưa được đăng ký khai sinh ở nước ngoài, về cư trú tại Việt Nam thì xuất trình giấy tờ chứng minh việc trẻ em đã nhập cảnh hợp pháp vào Việt Nam (như: hộ chiếu, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế có dấu xác nhận nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh) và văn bản xác nhận của cơ quan công an có thẩm quyền về việc trẻ em đang cư trú tại Việt Nam.
- Giấy tờ phải nộp:
+ Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu được ban hành kèm theo Thông tư 04/2020/TT-BTP.
Trường hợp không có Giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có văn bản của người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh.
Trường hợp trẻ em sinh ra tại nước ngoài thì nộp Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp xác nhận về việc trẻ em được sinh ra ở nước ngoài và quan hệ mẹ - con (nếu có).
+ Trường hợp cha hoặc mẹ hoặc cả cha, mẹ là người nước ngoài thì phải nộp văn bản thỏa thuận của cha, mẹ về việc lựa chọn quốc tịch cho con. Trường hợp cha, mẹ lựa chọn quốc tịch nước ngoài cho con, thì ngoài văn bản thỏa thuận lựa chọn quốc tịch còn phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước mà trẻ được chọn mang quốc tịch về việc trẻ có quốc tịch phù hợp quy định pháp luật của nước đó.
Như vậy, không có yêu cầu về việc nộp hay xuất trình giấy xét nghiệm ADN giữa cha và con khi thực hiện đăng ký khai sinh, nên không bắt buộc phải xét nghiệm ADN cha con để làm giấy khai sinh.
3. Trường hợp nào cần xét nghiệm ADN làm giấy khai sinh?
Trường hợp nào cần xét nghiệm ADN làm giấy khai sinh?
Theo Luật Hộ tịch 2014, Nghị định 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 15/2015/TT-BTP của Bộ Tư pháp, xét nghiệm ADN không bắt buộc cho tất cả các trường hợp làm giấy khai sinh. Tuy nhiên, đối với những trường hợp sau, việc xét nghiệm ADN được khuyến nghị:
Trường hợp 1: Cha và mẹ chưa đăng ký kết hôn trong thời gian con sinh ra.
Trường hợp 2: Thủ tục cha nhận con có tranh chấp, sau khi thụ lý hồ sơ, tòa án nhân dân sẽ làm thủ tục cha nhận con, giấy xét nghiệm ADN là bắt buộc.
Trường hợp 3: Thủ tục mẹ nhận con, giấy khai sinh không phải tên của mẹ ruột
Trường hợp 4: Người mẹ đẻ không có giấy chứng sinh
Trường hợp 5: Đăng ký khai sinh cho con lần đầu khi bố hoặc mẹ là người nước ngoài.
Như vậy, bản kết quả xét nghiệm ADN làm giấy khai sinh của cơ quan có thẩm quyền là một thủ tục bắt buộc trong trường hợp có yếu tố nước ngoài hoặc có sự tranh chấp. Trong những trường hợp bình thường, kết quả xét nghiệm ADN là một loại giấy tờ có tính pháp lý cao nhất để thủ tục làm khai sinh thuận lợi và nhanh chóng.
4. Xét nghiệm ADN để khai sinh cho con khi cha mẹ chưa kết hôn?
Dù cha, mẹ chưa đăng ký kết hôn với nhau nhưng trẻ sinh ra vẫn có quyền được khai sinh. Tuy nhiên, nếu muốn khai sinh có đầy đủ tên cha và mẹ (Hoặc con mang họ người cha) thì phải thực hiện đồng thời 02 thủ tục là đăng ký khai sinh và cha (mẹ) nhận con. Hồ sơ để thực hiện đồng thời hai thủ tục này được quy định cụ thể tại Điều 12 Thông tư 15/2015/TT-BTP:
- Tờ khai đăng ký khai sinh và Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu (Được cung cấp ở UBND Xã – Phường);
- Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay thế giấy chứng sinh; (Giấy chứng sinh được cấp tại bệnh viện nơi người con sinh ra)
- Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ con.
Các loại giấy tờ chứng minh quan hệ cha, mẹ con như: Văn bản của cơ quan y tế, giám định… trong và ngoài nước xác nhận quan hệ cha con, mẹ con; thư từ, phim ảnh… chứng minh quan hệ cha con, mẹ con và văn bản cam đoan con chung của hai người, có ít nhất 02 người thân thích làm chứng.
Có thể thấy, có 02 cách để chứng minh quan hệ cha con, mẹ con là:
- Xét nghiệm ADN tại cơ quan y tế, cơ quan giám định… trong nước và nước ngoài;
- Thư từ, phim ảnh, băng đĩa… chứng minh mối quan hệ cha con, mẹ con cùng văn bản cam đoan con chung có người làm chứng.
Như vậy, xét nghiệm ADN không phải là biện pháp duy nhất để xác định quan hệ cha con, mẹ con khi muốn đăng ký khai sinh cho con mà chưa đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, hiện nay bản kết quả xét nghiệm ADN là giấy tờ có pháp lý cao nhất để chứng minh mối quan hệ cha con, mẹ con và giúp thủ tục làm giấy khai sinh được thực hiện nhanh nhất.
- Giấy tờ tùy thân của cả cha và mẹ (CCCD, CMT, Hộ chiếu,…)
5. Thời hạn sử dụng bản kết quả xét nghiệm ADN
ADN của mỗi người là duy nhất và không thay đổi theo thời gian. Vậy nên, bản kết quả ADN có giá trị sử dụng lâu dài, không thời hạn. Do đặc tính duy nhất, không biến đổi nên “dữ liệu” ADN của mỗi người sẽ không thay đổi từ lúc mới sinh ra cho đến khi trưởng thành. Vậy nên, cho đến nay, xét nghiệm ADN vẫn là phương pháp chính xác nhất để xác định mối quan hệ huyết thống và được chấp nhận tại các thủ tục Hành chính nhà nước như: Làm thủ tục cho nhận con để làm giấy khai sinh (Vợ chồng chưa đăng ký kết hôn), Nhập tịch cho con (Bố hoặc mẹ là người nước ngoài), làm bằng chứng trước Tòa để làm thủ tục Thừa kế, Quyền nuôi con, cấp dưỡng,…
6. Câu hỏi thường gặp
Chi phí xét nghiệm ADN làm giấy khai sinh là bao nhiêu?
Chi phí xét nghiệm ADN làm giấy khai sinh có thể dao động tùy thuộc vào cơ sở xét nghiệm và loại xét nghiệm được sử dụng.
Có thể làm xét nghiệm ADN làm giấy khai sinh ở đâu?
Bạn có thể làm xét nghiệm ADN làm giấy khai sinh tại các phòng khám, bệnh viện hoặc trung tâm xét nghiệm uy tín. Danh sách các cơ sở uy tín có thể được tìm thấy trên website của Bộ Y tế hoặc các trang web y tế uy tín.
Chi phí xét nghiệm ADN làm giấy khai sinh có thể được bảo hiểm y tế chi trả hay không?
Hiện nay, chi phí xét nghiệm ADN làm giấy khai sinh không được bảo hiểm y tế chi trả.
Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về vấn đề Xét nghiệm ADN làm giấy khai sinh. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.
Nội dung bài viết:
Bình luận