Hiến pháp và quy định của Luật Tổ chức Tòa án tại Việt Nam ghi nhận việc xét xử là của Tòa án và phải đảm bảo hai chế độ xét xử là sơ thẩm và phúc thẩm. Cấp xét xử phúc thẩm cũng là cấp xét xử cuối cùng trong tiến trình tố tụng của Việt Nam. Vậy Quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm [Chi tiết 2022] Hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
1. Quy định chung về xét xử phúc thẩm
Phúc thẩm được áp dụng đối với các vụ án dân sự, hình sự, lao động, kinh tế, hành chính. Phúc thẩm là một hoạt động tố tụng, trong đó Toà án cấp trên tiến hành kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cự của bản án, quyết định do Toà án cấp sơ thẩm xử mà bị kháng cáo, kháng nghị, kiểm tra tính hợp pháp là kiểm tra việc áp dụng pháp luật của toà sợ thẩm khi ra bản án, quyết định đó, bao gồm cả pháp luật nội dung và pháp luật tố tụng; kiểm tra tính có căn cứ của bản án, quyết định là kiểm tra những chứng cứ đã thu thập được có phù hợp với thực tế không, kết luận của bản án/quyết định có phù hợp với hồ sơ vụ án hay không.
Toà án nhân dân cấp tỉnh, Toà án quân sự cấp quân khu là các toà án cấp phúc thẩm đối với bản án, quyết định của Toà án nhân cấp huyện, Toà án quân sự cấp khu vực. Toà phúc thẩm của Toà án nhân dân tối cao, Toà án quân sự trung ương là Toà án cấp phúc thẩm đối với bản án, quyết định của Toà án nhân dân cấp tỉnh, Toà án quân sự cấp quân khu. Đối với các vụ án hình sự, Toà án cấp phúc thẩm có quyền quyết định:
1) Không chấp thuận những kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm;
2) Sửa bản án sơ thẩm;
3) Huỷ bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại;
4) Huỷ bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án.
Mục đích của phúc thẩm là nhằm sửa chữa, khắc phục những sai lầm của Toà án cấp sơ thẩm khi xét xử và ra bản án/quyết định, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự. Qua đó còn kiểm tra chất lượng xét xử của Toà án cấp sơ thẩm, đúc rút kinh nghiệm, uốn nắn những sai lầm trong công tác xét xử và có hướng bồi dưỡng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho Thẩm phán.
Bản án, quyết định của Toà án cấp phúc thẩm có hiệu lực thi hành ngay.
2. Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm dân sự
Theo quy định tại Điều 286 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 quy định:
- Trong thời hạn 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án, tùy từng trường hợp
Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án cấp phúc thẩm có thể quyết định kéo dài thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không được quá 01 tháng.
- Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa phúc thẩm; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.
3. Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm hình sự
Tại Điều 346 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm như sau:
Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu phải mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn 60 ngày; Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương phải mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án.
Trong thời hạn 45 ngày đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu, 75 ngày đối với vụ án Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ toạ phiên tòa phải ra một trong các quyết định:
- Đình chỉ xét xử phúc thẩm;
- Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa phúc thẩm.
Chậm nhất là 10 ngày trước khi mở phiên tòa, Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định đưa vụ án ra xét xử cho Viện kiểm sát cùng cấp, người bào chữa, bị hại, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị.
4. Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm hành chính
Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm hành chính được Luật Tố tụng hành chính 2010, tại Điều 191 quy định cụ thể như sau:
Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán được phân công làm Chủ toạ phiên toà phải ra một trong các quyết định sau đây:
a) Tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án;
b) Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án;
c) Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm.
Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án Toà án cấp phúc thẩm có thể quyết định kéo dài thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại khoản 1 Điều này, nhưng không được quá 30 ngày.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án phải mở phiên toà phúc thẩm; trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 60 ngày.
Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị.
Trên đây là bài viết về Quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm [Chi tiết 2022] mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận