Chiếc điện thoại di động thân thiết bỗng trở thành kẻ phản chủ, thông tin lưu trữ trên máy tính bị lọt ra ngoài, bí mật trong kinh doanh bỗng nhiên bị lộ… tất cả đều xuất phát từ thiết bị công nghệ nghe lén đang bán công khai khắp nơi.
1. Căn cứ pháp lý
- Bộ luật dân sự 2015
- Bộ luật hình sự 2015
- Nghị định 06/2008/NĐ-CP
- Thông tư 15/2008/TT-BCT quy định về mặt hàng linh kiện, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng thuộc danh mục hàng hóa cấm kinh doanh
2. Buôn bán thiết bị nghe lén có bị xử phạt hay không?
Nghe lén, xem lén hay quay lén rõ ràng là những hành vi mang ý nghĩa tiêu cực. Luật viễn thông đã quy định cấm hành vi thu trộm, nghe trộm, xem trộm thông tin trên mạng viễn thông. Nghe lén còn là hành vi phạm tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân vì thế khi phạm tội tuỳ vào mức độ có thể truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hiện hành.
Theo quy định tại Điều 38 Bộ luật Dân sự; quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật. Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền…
Còn tại điều 125 Bộ Luật Hình sự về tội “xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác”. Quy định rõ: người nào chiếm đoạt thư, điện báo, telex, fax hoặc các văn bản khác được truyền, đưa bằng phương tiện viễn thông và máy tính; có hành vi trái pháp luật xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác đã bị xử lí kỉ luật hay xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 1 đến 5 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm.
Nếu phạm tội có tổ chức, nhiều lần, gây hậu quả nghiêm trọng… thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ 1 đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 2 đến 20 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 1 đến 5 năm.
Ngoài ra, cũng có rất nhiều các Nghị định đã được ban hành nhằm bảo vệ quyền riêng tư cá nhân và doanh nghiệp, cung như chống mọi hành vi vận chuyển, buôn bán và sử dụng các thiết bị quay len, nghe lén, định vị với mục đích xấu.
Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13.11.2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện quy định: Phạt tiền 10 - 20 triệu đồng đối với hành vi thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật... Nếu còn tái phạm có hành vi trái pháp luật, tiếp tục xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, đời tư thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ 1 đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm theo điều 125 bộ luật Hình sự.
“Đối với người bán, Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15.11.2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng thì người kinh doanh mặt hàng thiết bị nghe lén sử dụng sóng GSM có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức tiền phạt lên tới 100 triệu đồng”, luật sư Quý nói.
Theo quy định của Nghị định 59/2006/NĐ-CP thì các thiết bị nghe lén, nghe trộm thuộc danh mục hàng hóa cấm kinh doanh. Việc mua bán, vận chuyển tàng trữ bị xử phạt theo Nghị định 185 nói trên. Hoặc bị xử lý hình sự theo điều 155 bộ luật Hình sự về tội sản xuất, mua bán, vận chuyển hàng cấm với hình phạt tiền hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 15 năm.
Tuy vậy, cho đến nay việc mua bán mặt hàng nguy hiểm này vẫn được quảng cáo rầm rộ, đăng tải mua bán công khai. Vẫn chưa thấy có trường hợp người bán, người mua nào bị xử lý đến nơi đến chốn.
Nội dung bài viết:
Bình luận