Thị xã, thị trấn có được mở quầy thuốc không? Mới 2024

Hiện nay, việc kinh doanh của các quầy thuốc tây khá nhộn nhịp và thu được lợi nhuận ổn định. Bạn đang quan tâm về việc mong muốn mở một quầy thuốc tây, Tuy nhiên, nếu ở thị xã thì có được mở quầy thuốc tây không? Bài viết sau đây sẽ cung cấp thông tin cũng như là giải đáp thắc mắc cho bạn về vấn đề này:

Thị xã, thị trấn có được mở quầy thuốc không?

Thị xã, thị trấn có được mở quầy thuốc không?

I. Điều kiện để được mở quầy thuốc tây

1. Bằng cấp

Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của quầy thuốc phải có một trong các văn bằng chuyên môn:Bằng tốt nghiệp đại học ngành dược (sau đây gọi là Bằng dược sỹ); Bằng tốt nghiệp cao đẳng ngành dược; Bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược

 Bên cạnh đó còn phải có 18 tháng thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.

2. Địa điểm kinh doanh, cơ sở vật chất

Quầy thuốc phải có địa điểm, khu vực bảo quản, trang thiết bị bảo quản, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự đáp ứng Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc.

Đối với quầy thuốc chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền thì phải bao gồm:

- Cơ sở sản xuất thuốc cổ truyền phải có địa Điểm, nhà xưởng sản xuất, phòng kiểm nghiệm, kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc, hệ thống phụ trợ, trang thiết bị, máy móc sản xuất, kiểm nghiệm, bảo quản thuốc, hệ thống quản lý chất lượng, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự tuân thủ

- Thực hành tốt sản xuất thuốc đối với thuốc cổ truyền;

- Cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền phải tuân thủ quy định về địa Điểm, khu vực bảo quản, trang thiết bị bảo quản, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự;
- Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược, người phụ trách về chất lượng thuốc của cơ sở sản xuất thuốc cổ truyền phải có văn bằng chuyên môn quy định tại và có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp với chuyên môn của người hành nghề. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở sản xuất thuốc cổ truyền lưu hành toàn quốc có thể đồng thời là người phụ trách về bảo đảm chất lượng thuốc của cơ sở sản xuất.\

3. Các giấy tờ khác

Để có đủ điều kiện mở quầy thuốc, bạn cần có hoặc đã được cấp các giấy tờ quan trọng bao gồm:

- Giấy chứng chỉ hành nghề (Do Sở Y tế cấp);

- Tài liệu kỹ thuật tương ứng với cơ sở kinh doanh dược;

- Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược;

- Bản sao giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do UBND Quận/huyện cấp.

II. Thị xã, thị trấn có được mở quầy thuốc không?

Theo Khoản 1 Điều 36 Nghị định 54/2017/NĐ-CP quy định địa điểm được mở quầy thuốc như sau:

- Xã, thị trấn;

- Các địa bàn mới được chuyển đổi từ xã, thị trấn thành phường, nếu chưa có đủ một cơ sở bán lẻ thuốc phục vụ 2.000 dân thì được tiếp tục mở mới quầy thuốc và được phép hoạt động không quá 03 năm kể từ ngày địa bàn được chuyển đổi;

- Các quầy thuốc không thuộc địa bàn quy định tại điểm a khoản này đã có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc được cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực, cơ sở được phép hoạt động đến hết thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc. Trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc không ghi thời hạn hiệu lực thì được phép hoạt động không quá 03 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.

III. Có bằng cao đẳng có thể mở quầy thuốc tây ở thị xã, thị trấn không?

Bạn có bằng cao đẳng có thể mở quầy thuốc tây ở thị xã, thị trấn theo đó người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của quầy thuốc phải có một trong các văn bằng chuyên môn: Bằng tốt nghiệp đại học ngành dược (sau đây gọi là Bằng dược sỹ); Bằng tốt nghiệp cao đẳng ngành dược; Bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược. Bên cạnh bạn có bằng cao đẳng dược thì bạn còn phải có 18 tháng thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.

img-8225agasdf

Thị xã, thị trấn có được mở quầy thuốc không? Mới 2023

IV. Cần chuẩn bị những gì để mở quầy thuốc tây ở thị xã, thị trấn

1. Chuẩn bị mặt bằng và trang thiết bị

Địa điểm là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của của việc kinh doanh thuốc. Chọn được địa điểm hợp lý nghĩa là bạn đã có 50% cơ hội thành công.

Bởi mọi người thường có thói quen mua thuốc tại những hiệu thuốc ngay gần nhà nên nếu hiệu thuốc của bạn đặt ở khu vực đông dân cư, đời sống của cộng đồng dân cư ở đó lại khá tốt và xung quanh chưa có nhiều hiệu thuốc thì đó là một địa điểm lý tưởng cho bạn.

Ngoài ra, một lưu ý nhỏ nữa là địa điểm hiệu thuốc của bạn cũng cần phải trùng với địa điểm đã đăng ký trong hồ sơ đăng ký kinh doanh.

2. Tìm kiếm nguồn hàng, nhập hàng

Bên cạnh lựa chọn địa điểm mở cửa hàng kinh doanh thì nguồn hàng cũng là vấn đề mà bạn quan tâm. Nguồn hàng chất lượng và giá cả phải chăng sẽ là một lợi thế để cửa hàng của bạn mang lại lợi nhuận cao.

Hãy tìm hiểu nhiều nguồn hàng khác nhau và quyết định đâu mới là loại thuốc tốt cho cửa hàng của mình. Uy tín của nhà thuốc thông qua chất lượng thuốc bán và giá cả. Đây là hai yếu tố quan trọng để giúp thu hút khách hàng. Hơn nữa khách hàng cũng sẽ ưu tiên cho cửa hàng kinh doanh nhiều loại thuốc chất lượng với nhiều công dụng khác nhau.

Hiện nay, các nhà thuốc thường nhập hàng trực tiếp từ các nhà sản xuất hoặc qua tổng đại lý cấp 1, nhưng đa phần là mỗi công ty dược đều có đội ngũ trình dược viên đến giới thiệu sản phẩm và bán hàng trực tiếp cho từng cửa hàng.

3. Vốn cần chuẩn bị 

Chi phí mở quầy thuốc tây sẽ bao gồm: mặt bằng, trang trí, các phần mềm quản lý, nhân viên, nhập hàng, trang thiết bị, khoản dự trù,…Tùy thuộc vào mô hình quầy thuốc tây bạn lựa chọn mà chi phí vốn sẽ khác nhau. Trung bình, bạn sẽ cần khoảng gần 200 triệu đồng để có thể mở quầy thuốc tây. 

V. Dịch vụ đăng ký kinh doanh, xin giấy phép kinh doanh thuốc của Luật ACC

Khi đến với ACC, quý khách hàng sẽ được:

  • Tư vấn, hướng dẫn toàn bộ quy trình chuẩn bị hồ sơ pháp lý, cơ sở vật chất,…đáp ứng đủ điều kiện mở nhà thuốc tư nhân
  • Soạn hồ sơ thủ tục mở nhà thuốc tư nhân
  • Đại diện doanh nghiệp giao dịch, tiến hành các công việc tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định và cấp phép
  • Đại diện theo dõi hồ sơ và trả lời cơ quan có thẩm quyền, nhận kết quả và khiếu nại nếu có.

Bên cạnh đó, những lý do mà quý khách hàng nên chọn dịch vụ của ACC về xin giấy phép đăng ký kinh doanh nhà thuốc như:

  • Tư vấn hoàn toàn miễn phí và nhiệt tình, đúng quy định pháp luật do đội ngũ luật sư trình độ cao và nhiều kinh nghiệm đích thân tư vấn
  • Luôn báo giá trọn gói tất cả các thủ tục từ thành lập đến thủ tục thuế, bảo hiểm, lao động liên quan và các vấn đề khác liên quan đến thành lập nhà thuốc
  • Hỗ trợ giao kết quả tận nơi mà quý khách hàng không cần phải mất thời gian cho việc đi lại
  • Cam kết đúng quy định và luôn đảm bảo hỗ trợ tất cả các vấn đề pháp lý liên quan khác nếu khách hàng có nhu cầu.

VI. Mọi người cũng hỏi

1. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc được cấp cho đối tượng nào?

Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc được cấp cho những đối tượng có nhu cầu và đảm bảo được kiến thức chuyên môn về ngành dược.

2. Chi phí để mở nhà thuốc có tốn kém lắm không?

Chi phí để mở quầy thuốc tây ban đầu tối thiểu từ 100 - 200 triệu.

3. Lệ phí để thẩm định hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề dược  là bao nhiêu?

Lệ phí thẩm định hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề dược 300.000đ/lần thẩm định.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (416 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo