Tại sao phải thanh lý công cụ dụng cụ? Công cụ dụng cụ là những tư liệu tham gia trực tiếp và có vai trò quan trọng đối với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên theo thời gian sử dụng việc đổi mới công cụ dụng cụ là việc tất yếu cần làm. Vậy khi nào cần thanh lý công cụ dụng cụ, thủ tục thanh lý công cụ dụng cụ cần những gì, biên bản thanh lý công cụ dụng cụ? Nội dung bài viết sẽ giúp các bạn trả lời các câu hỏi đó. Cùng ACC theo dõi nhé
![Thanh lý tài sản công cụ dụng cụ](https://cdn.accgroup.vn/uploads/2024/01/thanh-ly-tai-san-cong-cu-dung-cu.jpg)
Thanh lý tài sản công cụ dụng cụ
1. Khi nào cần thanh lý công cụ dụng cụ?
Giá trị công cụ dụng cụ sẽ bị khấu hao dần theo thời gian, đến một thời điểm tính năng, lợi ích của công cụ dụng cụ đó đem lại không còn đáp ứng tốt cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nữa. Lúc này doanh nghiệp sẽ phát sinh nhu cầu thanh lý công cụ dụng cụ.
2. Thủ tục thanh lý công cụ dụng cụ
– Khi các bộ phận, phòng ban sử dụng trình báo về việc hư hỏng, nhu cầu đáp ứng của công cụ dụng cụ, bộ phận quản lý tài sản sẽ có trách nhiệm kiểm tra lại tình trạng sử dụng.
– Sau khi có kết quả kiểm tra, bộ phận quản lý tài sản lập phiếu báo hỏng và đề nghị hủy/thanh lý công cụ dụng cụ trình Ban lãnh đạo phê duyệt.
– Sau khi Lãnh đạo phê duyệt thanh lý, cán bộ quản lý tài sản ghi giảm trên sổ theo dõi CCDC, kế toán ghi giảm trên sổ kế toán.
3. Cách hạch toán thanh lý Công cụ dụng cụ
– Thu về bán CCDC. Bút toán:
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 711
Có TK 333
– Chi phí khi thanh lý CCDC. Bút toán:
Nợ TK 811
Có TK 111, 112, 131
– Sau khi thanh lý, ghi giảm CCDC.
Nếu CCDC chưa phân bổ hết:
Nợ TK 811
Có TK 142, 242
Nếu đã phân bổ hết, căn cứ biên bản thanh lý, giảm danh sách Công cụ dụng cụ trên sổ sách theo dõi.
4. Biên bản thanh lý công cụ dụng cụ
Không giống như Tài sản cố định, đối với công cụ dụng cụ chỉ cần quyết định hủy/thanh toán công cụ dụng cụ mà Ban lãnh đạo đã ký duyệt trong thủ tục thanh lý là đủ.
Đối với nhiều doanh nghiệp, nguồn vốn đầu tư cho công cụ dụng cụ rất lớn, vì vậy việc quản lý giá trị mua vào, khấu hao trong quá trình sử dụng, giá trị thanh lý của công cụ dụng cụ đòi hỏi phải chặt chẽ và chính xác. Có rất nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn sử dụng phần mềm quản lý tài sản làm cộng sự trợ giúp hiệu quả.
Nội dung bài viết:
Bình luận