Nhu cầu thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ ngày càng tăng cao trong bối cảnh nền kinh tế tri thức phát triển. Nắm rõ thủ tục thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ là điều cần thiết để đảm bảo quá trình thành lập diễn ra suôn sẻ và hợp pháp. Hãy cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu bài viết Thủ tục thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ.
Thủ tục thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ 2024
1. Doanh nghiệp khoa học và công nghệ là gì?
Theo quy định tại Điều 58 Luật Khoa học và công nghệ 2013, doanh nghiệp khoa học và công nghệ là doanh nghiệp thực hiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khoa học và công nghệ để tạo ra sản phẩm, hàng hoá từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Sản phầm kinh doanh của doanh nghiệp khoa học công nghệ là những sản phầm hữu hình hoặc vô hình.
2. Hồ sơ thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ
Để thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ, cần chuẩn bị những hồ sơ như sau:
- Giấy đề nghị chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ (Mẫu số 01 theo phụ lục ban hành của Nghị định 13/2019/NĐ-CP quy định doanh nghiệp khoa học công nghệ).
- Các văn bản xác nhận, công nhận kết quả nghiên cứu, ứng dụng KH&CN của cơ quan có thẩm quyền (bản sao có chứng thực hoặc mang theo bản chính để đối chiếu. Theo đó, các văn bằng có thể thuộc một trong các loại sau:
- Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;
- Quyết định công nhận giống cây trồng mới, giống vật nuôi mới, giống thủy sản mới, giống cây lâm nghiệp mới, tiến bộ kỹ thuật;
- Bằng chứng nhận giải thưởng đối với kết quả thực hiện nhiệm vụ đã đạt được các giải thưởng về khoa học và công nghệ do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chủ trì, phối hợp tổ chức xét tặng giải thưởng hoặc đồng ý cho tổ chức xét tặng giải thưởng;
- Quyết định công nhận kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước; Giấy xác nhận hoặc giấy thẩm định kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước;
- Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ;
- Các văn bản xác nhận, công nhận khác có giá trị pháp lý tương đương.
- Phương án sản xuất, kinh doanh sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ (Mẫu số 02 theo phụ lục ban hành của Nghị định 13/2019/NĐ-CP);
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Đối với kết quả khoa học và công nghệ là tài sản được hình thành từ nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước theo quy định của Nghị định 70/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước, doanh nghiệp cần có Quyết định giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản của cơ quan có thẩm quyền để tránh trường hợp sau khi được cấp bị hủy bỏ hiệu lực của giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ quy định tại Điều 10 Nghị định số 13/2019/NĐ-CP.
3. Thủ tục thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ
Bước 1. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp
Tùy thuộc vào nhu cầu, doanh nghiệp có thể lựa chọn thành lập theo mô hình công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh hoặc doanh nghiệp tư nhân.
Bước 2. Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ
Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ theo đúng quy định của pháp luật
Bước 3. Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp tại Sở KHĐT
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, doanh nghiệp nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở KHĐT tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc nộp online trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thông qua tài khoản đăng ký kinh doanh hoặc chữ ký số công cộng.
Bước 4. Nhận kết quả tại Sở KHĐT
Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và trả kết quả:
- Hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Hồ sơ không hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo bằng văn bản, hướng dẫn doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ và nộp lại từ đầu.
Bước 5. Hoàn thiện các thủ tục sau thành lập doanh nghiệp
Sau khi hoàn thành thủ tục thành lập công ty về khoa học công nghệ, chủ doanh nghiệp phải hoàn thành ngay những việc sau:
- Khắc con dấu pháp nhân.
- Làm bảng hiệu công ty và treo tại trụ sở chính.
- Mua chữ ký số và đăng ký nộp thuế điện tử.
- Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu.
- Mua và làm thủ tục thông báo phát hành hóa đơn điện tử.
- Góp đủ số vốn điều lệ trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Xin Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học công nghệ.
4. Điều kiện để thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ
4.1 Đối tượng nào được thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ
- Doanh nghiệp được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam và thực hiện việc sản xuất, kinh doanh, dịch vụ từ kết quả khoa học và công nghệ.
- Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ và thực hiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
4.2 Cách đặt tên doanh nghiệp khoa học công nghệ
- Có thể đặt tên doanh nghiệp khoa học công nghệ theo nhiều cách khác nhau như: đặt tên theo ngành nghề kinh doanh, theo địa danh, theo tên chủ sở hữu công ty… Tuy nhiên, tên của doanh nghiệp nên chứa cụm từ “ khoa học công nghệ” để dễ phân biệt với các loại hình doanh nghiệp khác. Ví dụ: Công ty TNHH khoa học công nghệ Lâm Đồng.
- Tên doanh nghiệp KHCN cần đáp ứng các quy định tại Điều 37, 38, 39 và Điều 41 Luật Doanh nghiệp.
4.3 Địa chỉ trụ sở doanh nghiệp khoa học công nghệ
Địa chỉ trụ sở công ty khoa học công nghệ cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Không đặt địa chỉ công ty KHCN tại nhà chung cư, căn hộ tập thể hoặc những nơi không có chức năng kinh doanh thương mại.
- Doanh nghiệp nên chọn nhà riêng (có sổ đỏ) hoặc văn phòng tại các tòa nhà thương mại để đăng ký làm địa chỉ trụ sở chính. Nhưng cần đảm bảo có đầy đủ giấy tờ chứng minh quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp như: hợp đồng thuê văn phòng, hợp đồng thuê nhà, sổ đỏ…
4.4 Ngành nghề kinh doanh doanh nghiệp khoa học công nghệ
Các mã ngành nghề dành cho doanh nghiệp khoa học công nghệ được quy định tại hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo quyết định 27/2018/QĐ-TTg. Tùy theo lĩnh vực hoạt động, doanh nghiệp có thể lựa chọn đăng ký các mã ngành nghề sau:
Các mã ngành nghề khoa học công nghệ |
|
Mã ngành |
Tên ngành |
7211 |
Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực khoa học tự nhiên |
7212 |
Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ |
7213 |
Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực khoa học y, dược |
7214 |
Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực khoa học nông nghiệp |
7221 |
Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực khoa học xã hội |
7222 |
Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực khoa học nhân văn |
Trường hợp doanh nghiệp đăng ký những ngành nghề có điều kiện thì doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện của ngành nghề đó trước khi chính thức hoạt động.
4.5 Vốn điều lệ doanh nghiệp khoa học công nghệ
Hiện tại pháp luật không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu hoặc tối đa khi đăng ký thành lập doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ. Trường hợp doanh nghiệp đăng ký ngành nghề có điều kiện yêu cầu vốn pháp định/vốn ký quỹ, thì khi hoạt động ngành nghề này doanh nghiệp phải đảm bảo mức vốn điều lệ phải lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định. Do đó, tùy thuộc vào nhu cầu và quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có thể đăng ký mức vốn điều lệ phù hợp với khả năng tài chính của mình.
5. Đối tượng được thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ
Doanh nghiệp được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam và thực hiện việc sản xuất, kinh doanh, dịch vụ từ kết quả khoa học và công nghệ;
Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ và thực hiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
Tổ chức, cá nhân lập hồ sơ đăng ký kinh doanh theo quy định tại Luật Doanh nghiệp để thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền.
Sau khi được thành lập, doanh nghiệp lập hồ sơ đăng ký chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ trình Sở Khoa học và Công nghệ địa phương, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để được xem xét, cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
6. Câu hỏi thường gặp:
6.1 Lệ phí thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ?
Tổng lệ phí thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ sẽ dao động từ 1.200.000 đồng đến 3.200.000 đồng, tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp và thời điểm đăng ký.
6.2 Thời gian thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ?
- Thời gian đăng ký doanh nghiệp: 3-5 ngày làm việc.
- Thời gian thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận doanh nghiệp khoa học công nghệ: 10-15 ngày làm việc.
6.3 Có thể thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ online hay không?
Có thể thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ online qua Cổng thông tin điện tử quốc gia về doanh nghiệp. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp online phải được ký số công cộng. Doanh nghiệp cần hoàn tất thủ tục công chứng và nộp bản gốc Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp qua email.
Tóm lại, thủ tục thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ 2024 có một số thay đổi so với trước đây, nhằm đơn giản hóa thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, các quy định về điều kiện, hồ sơ, quy trình vẫn được thực hiện chặt chẽ để đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả. Để thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ thành công, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng hồ sơ, thực hiện đúng quy trình và tuân thủ các quy định của pháp luật.
Nội dung bài viết:
Bình luận