Nên thành lập chi nhánh hay địa điểm kinh doanh [2024]

Trong quá trình kinh doanh, các doanh nghiệp rất muốn mở rộng phạm vi kinh doanh hoặc mở rộng quy mô kinh doanh. Một trong những phương án phổ biến là thành lập chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp còn băn khoăn về sự khác nhau của 2 hình thức trên và không biết nên thành lập địa điểm kinh doanh hay chi nhánh?  Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật ACC so sánh sự khác nhau giữa địa điểm kinh doanh để doanh nghiệp có thể lựa chọn một hình thức phù hợp.

Nen Thanh Lap Chi Nhanh Hay Dia Diem Kinh Doanh
Nên thành lập chi nhánh hay địa điểm kinh doanh [2023]

1.Khái niệm về chi nhánh và địa điểm kinh doanh

Căn cứ điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, ta có thể đưa ra khái niệm chi nhánh và địa điểm kinh doanh như sau:

Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.

2.So sánh giữa chi nhánh và địa điểm kinh doanh

2.1. Điểm giống giữa chi nhánh và địa điểm kinh doanh

Chi nhánh và địa điểm kinh doanh đều được đăng ký thành lập để kinh doanh các ngành nghề doanh nghiệp đã đăng ký trước đó và được cấp giấy chứng nhận hoạt động riêng.

Doanh nghiệp có thể thành lập Chi nhánh hay Địa điểm kinh doanh trong cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với địa chỉ trụ sở chính của công ty hoặc thành lập địa điểm kinh doanh, chi nhánh nằm khác tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với trụ sở chính công ty.

2.2. Điểm khác thành lập địa điểm kinh doanh hay chi nhánh

Đặc điểm

Chi nhánh

Địa điểm kinh doanh

Ngành nghề đăng ký kinh doanh

được đăng ký tất cả các ngành nghề công ty đăng ký

được đăng ký một số ngành nghề công ty đã đăng ký

Con dấu

có con dấu riêng

không có con dấu riêng

Tên

tên chi nhánh phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ chi nhánh

không bắt buộc để tên doanh nghiệp khi đặt tên cho địa điểm kinh doanh

Hoạt động kinh doanh

được phép kinh doanh, cụ thể: được phép ký hợp đồng kinh tế, được sử dụng và xuất hóa đơn

được phép kinh doanh, nhưng không được đứng tên trên hợp đồng kinh tế; không được đăng ký , sử dụng hóa đơn. 

Mã số thuế 

Có mã số thuế riêng 13 số. Chi nhánh kê khai thuế theo mã số thuế chính là mã số chi nhánh ghi nhận tại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động.

Không có mã số thuế riêng.

Đối với địa điểm kinh doanh cùng tỉnh thành phố nơi Công ty đặt trụ sở chính sẽ kê khai và nộp thuế cho địa điểm kinh doanh.

Đối với địa điểm kinh doanh khác tỉnh thành phố nơi Công ty đặt trụ sở chính, Địa điểm phải đăng ký mã số thuế phụ thuộc tại Cục thuế nơi địa điểm kinh doanh đặt trụ sở và kê khai theo mã số thuế phụ thuộc.

Hạch toán thuế

Chi nhánh được lựa chọn hình thức Hạch toán độc lập hoặc Phụ thuộc.

 

Hạch toán phụ thuộc vào công ty, hình thức kê khai thuế tập chung.

Các loại thuế phải nộp 

Thuế môn bài;

Thuế Giá trị gia tăng;

Thuế Thu nhập doanh nghiệp;

Thuế thu nhập cá nhân

Thuế môn bài

Thủ tục thành lập, thay đổi đăng ký kinh doanh

Hồ sơ thành lập phức tạp hơn địa điểm kinh doanh.

Thay đổi địa chỉ khác quận phải làm thủ tục xác nhận thuế trước khi thay đổi địa chỉ trên Giấy chứng nhận.

Hồ sơ thành lập đơn giản;

Khi thay đổi địa chỉ không phải làm thủ tục xác nhận thuế.

Căn cứ vào bảng so sảnh trên ta có thể rút ra được ưu điểm, nhược điểm của từng loại hình như sau:

Ưu điểm của chi nhánh:

- Chủ động trong tổ chức và hoạt động nội bộ của chi nhánh.

- Việc thành lập chi nhánh sẽ tạo ra doanh thu lớn cho doanh nghiệp bởi chi nhánh mang đến lòng tin sự thuận tiện cũng như dịch vụ chăm sóc tốt cho khách hàng.

Nhược điểm của chi nhánh:

- Hồ sơ và thủ tục thành lập chi nhánh cũng như giải thể chi nhánh phức tạp và tốn nhiều thời gian.

- Chi nhánh cần thực hiện nhiều các thủ tục liên quan đến thuế gây tốn tiền bạc, thời gian và nhân lực.

Ưu điểm của địa điểm kinh doanh:

- Khi doanh nghiệp không có nhu cầu kinh doanh tại địa điểm kinh doanh thì có thể làm thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh nhanh chóng, gọn nhẹ.

- Nếu như chi nhánh phải khắc con dấu riêng thì doanh nghiệp không cần khắc con dấu riêng cho địa điểm kinh doanh, điều này cũng giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí.

Nhược điểm của địa điểm kinh doanh:

- Không chủ động trong các hoạt động của mình như ký hợp đồng, kê khai thuế,...

 Dựa theo phân tích pháp luật như trên và kinh nghiệm tư vấn thủ tục đăng ký kinh doanh, Công ty Luật ACC xin đưa cho Quý khách hàng lời khuyên như sau:

- Nếu doanh nghiệp muốn mở một cơ sở kinh doanh chuyên về một lĩnh vực, muốn thủ tục thành lập đơn giản, nhanh chóng, doanh nghiệp nên chọn thành lập địa điểm kinh doanh.

- Nếu doanh nghiệp muốn mở một cơ sở kinh doanh nhiều lĩnh vực, có thể ký hợp đồng, xuất hóa đơn cho khách hàng; cơ sở hoạt động ở các tỉnh thành phố khác với tỉnh thành phố nơi trụ sở chính của Công ty nên chọn thành lập chi nhánh.

3.Thủ tục thành lập chi nhánh

Thương nhân Việt Nam cần chuẩn bị một bộ hồ sơ thành lập chi nhánh gồm:

- Thông báo thành lập chi nhánh;

- Quyết định bằng văn bản về việc thành lập chi nhánh;

- Biên bản họp về việc thành lập chi nhánh;

- Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh;

- Bản sao có công chứng giấy tờ cá nhân của người đứng đầu chi nhánh.

Sau đó, doanh nghiệp có thể lựa chọn thực hiện nộp bộ hồ sơ đăng ký thành lập chi nhánh trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh hoặc qua mạng thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Trong thời hạn 3 ngày làm việc, Phòng đăng ký kinh doanh đưa ra thông báo về việc sửa đổi bổ sung hồ sơ chưa hợp lệ bằng văn bản hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nếu hồ sơ hợp lệ.

Và lệ phí cho thủ tục đăng ký thành lập chi nhánh của doanh nghiệp là 100.000 đồng/lần.

4.Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh

Theo Khoản 5 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020, và Khoản 2 Điều 31 NĐ 01/2021/NĐ-CP,  trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp thông báo địa điểm kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh (cụ thể trong trường hợp này là: Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh.) Có hai cách để nộp hồ sơ, cụ thể:

Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở hoặc nơi doanh nghiệp đặt địa điểm kinh doanh.

Cách 2: Đăng ký qua mạng tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Đối với Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh phải đăng ký qua mạng.

Thông báo lập địa điểm kinh doanh được quy định chi tiết tại Phụ lục II-7 ban hành kèm theo thông tư 01/2021/TT-BKHĐT với các nội dung chính như sau:

- Tên doanh nghiệp

- Mã số doanh nghiệp;

- Tên địa điểm kinh doanh:

- Địa chỉ của địa điểm kinh doanh: Tương tự như trụ sở công ty, địa chỉ của chi nhánh, văn phòng đại diện thì địa chỉ đăng ký địa điểm kinh doanh cũng cần ghi chi tiết từ Số nhà, ngách, hẻm, ngõ, đường phố/tổ/xóm/ấp/thôn; Xã/Phường/Thị trấn; Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh; Tỉnh/Thành phố;

- Ngành, nghề kinh doanh của địa điểm kinh doanh: Chỉ được kinh doanh theo phạm vi hoạt động của công ty mẹ;

- Thông tin của người đứng đầu địa điểm kinh doanh, hoặc chi nhánh chủ quản trong trường hợp đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh;

- Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc họ, tên, chữ ký của người đứng đầu chi nhánh đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp.

5. Thủ tục thay đổi địa chỉ đăng ký kinh doanh

Trình tự thủ tục tiến hành việc thay đổi địa chỉ doanh nghiệp thực hiện theo ba bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thay đổi địa chỉ doanh nghiệp

Bước 2: Hoàn thiện hồ sơ thay đổi địa chỉ doanh nghiệp

Bước 3: Nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký kinh doanh. 

6. Hoạch toán phụ thuộc địa điểm kinh doanh khác tỉnh

Hoạch toán phụ thuộc địa điểm kinh doanh khác tỉnh (hay còn được gọi là hoạch toán phụ thuộc chi nhánh) là quá trình ghi nhận các giao dịch tài chính và sự kiện liên quan đến hoạt động kinh doanh của một địa điểm phụ thuộc (chi nhánh) nằm ở một tỉnh/thành phố khác so với trụ sở chính của công ty mẹ.

7. Dịch vụ đăng ký địa điểm kinh doanh của Công ty Luật ACC có lợi ích gì?

- Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu về các thủ tục liên quan đăng ký kinh doanh.

- Luôn báo giá trọn gói và không phát sinh các chi phí khác.

- Quý khách hàng không phải đi lại nhiều (từ khâu tư vấn, báo giá, ký hợp đồng, nhận hồ sơ, ký hồ sơ).

- Quý khách hàng chỉ cần cung cấp hồ sơ đơn giản, phần còn lại Công ty Luật ACC thay mặt quý khách soạn thảo.

- Luôn hướng dẫn Quý khách hàng tuân thủ quy định của pháp luật với chi phí hợp lý, tiết kiệm.

8. Những câu hỏi thường gặp

Hoạt động kinh doanh của chi nhánh?

Chi nhánh được đăng ký kinh doanh tất cả các ngành nghề mà doanh nghiệp đã đăng ký trước đó. Chi nhánh thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền

Hoạt động kinh doanh của địa điểm kinh doanh?

còn địa điểm kinh doanh chỉ được đăng ký một số ngành nghề, không được đăng ký toàn bộ. Địa điểm kinh doanh chỉ tiến hành hoạt động kinh doanh đã đăng ký và không thực hiện chức năng khác.

Con dấu quy định như thế nào?

 Chi nhánh được phép đăng ký và sử dụng con dấu riêng còn địa điểm kinh doanh thì không có.

Cách đặt tên như thế nào?

Tên của chi nhánh phải bao gồm tên của doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh”. Còn đối với địa điểm kinh doanh, tên của địa điểm không bắt buộc phải để tên của doanh nghiệp.

Địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh là gì?

Địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh là các địa điểm hoạt động kinh doanh mà thuộc quản lý và kiểm soát trực tiếp của một chi nhánh cụ thể. Địa điểm này thường nằm trong cùng tỉnh hoặc thành phố với chi nhánh đó.

Người đứng đầu địa điểm kinh doanh là ai? 

Người đứng đầu địa điểm kinh doanh có thể được gọi là người quản lý địa điểm hoặc người đại diện cho chi nhánh/công ty tại địa điểm đó. Vai trò của người này là quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh tại địa điểm cụ thể đó.

9. Các dịch vụ tư vấn về đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh của Công ty Luật ACC

Khi có mong muốn thành lập chi nhánh, địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp có thể liên hệ với Công ty Luật ACC để được tư vấn và sử dụng dịch vụ, cụ thể như:

- Tư vấn thủ tục thành lập chi nhánh, địa điểm kinh doanh;

- Hướng dẫn hoặc hỗ trợ doanh nghiệp soạn thảo hồ sơ thành lập chi nhánh, địa điểm kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật;

- Nhận ủy quyền và thay mặt khách hàng làm thủ tục đăng ký thành lập chi nhánh, địa điểm kinh doanh công ty với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Công ty Luật ACC về việc “Nên thành lập địa điểm kinh doanh hay chi nhánh năm 2021. Nếu trên thực tế, Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc trong quá trình tìm hiểu cũng như thực hiện các thủ tục liên quan đến vấn đề này có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được giúp đỡ một cách chuyên nghiệp và nhanh chóng.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (275 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo