Thành lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh [2024]

Đăng kí địa điểm kinh doanh của chi nhánh là một hoạt động diễn ra khá thường xuyên và phổ biến. Tuy nhiên nếu như không hiểu rõ các quy định đặc biệt là vẫn còn khúc mắc rằng chi nhánh có được thành lập địa điểm kinh doanh hay không, doanh nghiệp sẽ rất dễ rơi vào tình trạng lúng túng, soạn thiếu hồ sơ giấy tờ, thủ tục rườm rà không được cơ quan nhà nước chấp thuận. Vì vậy, ngay bây giờ hãy cùng Công ty Luật ACC nghiên cứu các quy định về vấn đề thành lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh năm 2023!

Thanh Lap Dia diem Kinh Doanh Truc Thuoc Chi Nhanh
Thành lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh [2023]

1.Địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh là gì?

Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình. Địa điểm kinh doanh thì hoàn toàn phụ thuộc vào trụ sở chính, hoạt động theo sự chỉ đạo của công ty. Phạm vi thành lập bị giới hạn, chỉ được mở ở cùng tỉnh thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc chi nhánh chính

Luật doanh nghiệp 2020 chưa có một điều luật cụ thể giải thích rõ ràng thế nào là địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh. Tuy nhiên, có thể hiểu khái quát rằng địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh là việc thành lập địa điểm kinh doanh để tiến hành hoạt động kinh doanh tại chi nhánh của doanh nghiệp, địa điểm kinh doanh này sẽ do chi nhánh trực tiếp quản lý.

2.Trình tự thực hiện thành lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh

Để có địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh công ty thì trước tiên công ty phải ra quyết định thành lập và phải gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh.

Thời gian giải quyết thủ tục đăng kí địa điểm kinh doanh của chi nhánh là 3 – 5 ngày làm việc kể từ ngày Phòng đăng ký kinh doanh nhận hồ sơ hợp lệ.

3.Cách thức thực hiện thành lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh

Người đại diện theo pháp luật của công ty gửi trực tiếp Thông báo về việc đăng ký lập địa điểm kinh doanh tới Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh/thành phố nơi công ty đặt địa điểm kinh doanh chứ không phải Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở hay chi nhánh của công ty hoặc qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Sau khi hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp mang giấy biên nhận lên Phòng đăng ký kinh doanh và nhận kết quả.

4.Hồ sơ đăng kí địa điểm kinh doanh của chi nhánh gồm những loại giấy tờ chính như sau:

+ Mẫu Thông báo về việc lập địa điểm kinh doanh được quy định tại Phụ lục II-11, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT.

+ Chứng minh thư hoặc hộ chiếu công chứng của người đứng đầu địa điểm kinh doanh;

+ Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu địa điểm kinh doanh nếu người đứng đầu địa điểm không đồng thời là người đại diện theo pháp luật hoặc cổ đông, thành viên, chủ sở hữu công ty;

+ Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty mẹ;

+ Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh;

+ Trường hợp không phải chủ sở hữu hoặc người đại diện theo pháp luật của công ty trực tiếp đến nộp hồ sơ đăng ký địa điểm kinh doanh thì người được uỷ quyền phải có:

+ Giấy giới thiệu hoặc giấy uỷ quyền cho người nộp hồ sơ;

+ Bản sao hợp lệ một trong số những loại giấy tờ chứng thực cá nhân gồm:

-Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh nhân nhân hoặc hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực;

-Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực;

- Đối với công ty đang hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư và các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương chưa thực hiện bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay thế nội dung đăng ký kinh doanh trong Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư và các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương: Ngoài các giấy tờ nêu trên, công ty phải nộp kèm theo:

+ Bản sao hợp lệ Giấy phép đầu tư;

+ Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư;

+ Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký hoạt động đối với địa điểm kinh doanh của công ty hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư và các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương;

Tuỳ từng loại hình công ty mà cần bổ sung thêm các loại giấy tờ khác. 

5.Quy trình thực hiện thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh của chi nhánh như sau:

Bước 1. Lựa chọn các thông tin của địa điểm kinh doanh dự kiến thành lập bao gồm: Tên địa điểm kinh doanh, địa chỉ trụ sở, số điện thoại, thông tin người đứng đầu địa điểm kinh doanh, danh sách ngành nghề đăng ký hoạt động tại địa điểm kinh doanh.

Bước 2. Soạn hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp và Nghị định về đăng ký doanh nghiệp. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp thông báo địa điểm kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Bước 3. Nộp hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt địa chỉ của địa điểm kinh doanh.

Bước 4. Cơ quan đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ và xử lý hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh theo quy định. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh. 

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho chi nhánh công ty.

Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh thì phải thông báo bằng văn bản cho chi nhánh công ty và nêu rõ lý do

Bước 5. Nộp lệ phí thành lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh. Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh là 100.000 Việt nam đồng.

Bước 6. Nhận Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh- Sở kế hoạch đầu tư.  

6.Câu hỏi thường gặp khi thành lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh

Địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh là gì?

Theo quy định tại Điều 44 Luật doanh nghiệp 2020 thì “Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể

Kê khai thuế của điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh?

Đối với địa điểm kinh doanh có địa chỉ cùng với tỉnh, thành phố với doanh nghiệp hoặc chi nhánh chủ quản thì chỉ phải kê khai và đóng thuế môn bài theo địa chỉ của doanh nghiệp hoặc chi nhánh. Đối với địa điểm kinh doanh không phát sinh hoạt động kinh doanh thì: Đăng ký cam kết không phát sinh hoạt động kinh doanh

Tên địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh?

Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W, chữ số, các ký hiệu. Hoặc bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Phần tên riêng trong tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp, và phải được viết hoặc gắn tại trụ sở địa điểm kinh doanh.

Trả kết quả trong bao lâu?

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

7.Một số kinh nghiệm khi thành lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh

Thứ nhất, khi lựa chọn tên gọi: Khác với tên gọi của doanh nghiệp việc đặt tên cho địa điểm kinh doanh cần đáp ứng các điều kiện sau:

Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu. Ngoài tên bằng tiếng Việt, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt.

Có thể làm biển treo tại địa điểm kinh doanh vì theo quy định tên của địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh và địa điểm kinh doanh.

Phần tên riêng địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.

Thứ hai chú ý đến mã số của địa điểm kinh doanh: Mã số của địa điểm kinh doanh là mã số gồm 5 chữ số được cấp theo số thứ tự từ 00001 đến 99999. Mã số này không phải là mã số thuế của địa điểm kinh doanh.

Thứ ba, về ngành nghề kinh doanh: Chi nhánh chỉ được phép kinh doanh những ngành mà công ty được phép kinh doanh nên địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh cũng chỉ được tiến hành kinh doanh trong những ngành mà công ty đã đăng ký và có đủ điều kiện kinh doanh với trường hợp các ngành kinh doanh có điều kiện.

Thứ tư về địa chỉ của địa điểm kinh doanh: Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký thành lập ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính của chi nhánh. Địa chỉ trụ sở chính của địa điểm kinh doanh thuộc chi nhánh phải được xác định cụ thể trên lãnh thổ Việt Nam như rõ có số nhà, số ngõ ngách hẻm, tên đường phố, tên đơn vị hành chính cấp thôn, xã, huyện, tỉnh. Địa chỉ đăng ký phải cùng tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương với chi nhánh công ty.

Trên đây là những tư vấn chi tiết nhất về nội dung thành lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh cũng như các vấn đề về đăng kí địa điểm kinh doanh của chi nhánh. Mong rằng đóng góp của chúng tôi đã đem đến những điều bổ ích cho quý khách hàng. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì, đừng ngần ngại gọi đến số hotline của Công ty luật ACC để nhận sự hỗ trợ kịp thời và trải nghiệm các dịch vụ hài lòng nhất!

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (701 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo