Ăn uống là nhu cầu căn bản không thể thiếu của con người, chính vì vậy kinh doanh thực phẩm là lĩnh vực được đánh giá là tiềm năng và ổn định. Các hình thức kinh doanh thực phẩm phổ biến gồm có: Kinh doanh thực phẩm tươi sống, kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố. Vậy hồ sơ và thủ tục thành lập công ty kinh doanh thực phẩm như thế nào? Hãy để Công ty Luật ACC giải đáp ngau trong bài viết dưới đây nhé

Thủ tục thành lập công ty kinh doanh thực phẩm
1. Kinh doanh thực phẩm là gì?
Kinh doanh thực phẩm là hoạt động kinh doanh bao gồm việc sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, phân phối, bán buôn, bán lẻ thực phẩm và các dịch vụ liên quan đến thực phẩm.
Kinh doanh thực phẩm là một ngành kinh tế quan trọng, đóng góp đáng kể cho nền kinh tế của nhiều quốc gia. Ngành kinh doanh thực phẩm bao gồm nhiều loại hình kinh doanh khác nhau, từ các doanh nghiệp nhỏ, hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ đến các tập đoàn lớn, đa quốc gia.
2. Thủ tục thành lập công ty kinh doanh thực phẩm
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập
- Bước 2: Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi đặt trụ sở chính hoặc nộp hồ sơ online tại đường link https://dangkykinhdoanh.gov.vn/ bằng chữ ký số công cộng hoặc tài khoản đăng ký kinh doanh.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Sở kế Hoạch và Đầu tư
Thời hạn giải quyết từ: 3-5 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo để doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ và nộp lại.
- Bước 4: Khắc dấu công ty và thực hiện một số thủ tục sau thành lập.
Xem thêm về Tư vấn thủ tục quy trình thành lập công ty, doanh nghiệp qua bài viết của Công ty Luật ACC
3. Điều kiện kinh doanh thực phẩm
Căn cứ phụ lục IV Luật Đầu tư, kinh doanh thực phẩm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do đó, công ty/hộ kinh doanh thực phẩm cần đáp ứng các điều kiện sau:
3.1. Điều kiện để được thành lập
- Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm.
3.2. Điều kiện để được hoạt động
Có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, còn gọi là Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP).
- Đối với kinh doanh thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải có Giấy xác nhận phù hợp theo quy định về an toàn thực phẩm.
- Giấy chứng nhận phòng cháy, chữa cháy và Giấy phép an ninh trật tự.
Lưu ý: Điều kiện trên không áp dụng với hình thức kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, không có địa điểm kinh doanh cố định, kinh doanh thức ăn đường phố…
5. Hồ sơ thành lập công ty kinh doanh thực phẩm

Hồ sơ thành lập công ty kinh doanh thực phẩm
- Giấy đề nghị đăng ký công ty kinh doanh thực phẩm
- Điều lệ công ty kinh doanh thực phẩm
- Danh sách thành viên hoặc cổ đông sáng lập (nếu là công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần)
- Bản sao hợp lệ CCCD/CMND/hộ chiếu của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập, của người đại diện theo pháp luật
- Trường hợp thành viên góp vốn thành lập là tổ chức cần bổ sung
- Bản sao hợp lệ quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, tài liệu tương đương khác của tổ chức
+ Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền của tổ chức, bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
- Giấy ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ và nhận kết quả (trường hợp người đại diện theo pháp luật không trực tiếp thực hiện)
- Bản sao hợp lệ CCCD/CMND/hộ chiếu của người được ủy quyền nộp hồ sơ.
6. Danh mục ngành nghề kinh doanh thực phẩm
Đối với ngành nghề kinh doanh thực phẩm, khi thành lập doanh nghiệp có thể đăng ký một số ngành nghề kinh doanh sau:
STT |
Ngành nghề |
Mã ngành nghề |
1. |
Bán buôn thực phẩm. |
4632 |
2. |
Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào chiếm tỷ trọng lớn trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp |
4711 |
3. |
Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh. |
4722 |
4. |
Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống (Loại nhà nước cho phép). |
4620 |
5. |
Bán buôn gạo, lúa mì, hạt ngũ cốc khác, bột mì. |
4631 |
7. Các câu hỏi thường gặp
Các hình thức kinh doanh thực phẩm phổ biến là những hình thức nào?
Bao gồm:
- Kinh doanh thực phẩm tươi sống
- Cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm; kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến
- Kinh doanh dịch vụ ăn uống
- Kinh doanh thức ăn đường phố.
Đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu?
- Tùy theo lĩnh vực và quy mô kinh doanh mà bạn đăng ký VSATTP tại Bộ Y Tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hay Bộ Công thương.
Có mua được giấy vệ sinh an toàn thực phẩm được không?
- Không. Tất cả mọi hình thức làm giả mua bán giấy VSATTP đều là vi phạm pháp luật.
Hy vọng qua bài viết, chúng tôi đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Thủ tục thành lập công ty kinh doanh thực phẩm.Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.
Nội dung bài viết:
Bình luận