Điều kiện, thủ tục thành lập chi nhánh tại Mỹ [Chi tiết 2024]

Việc thành lập chi nhánh công ty tại Mỹ là bước đi giúp nối dài phạm vi hoạt động của doanh nghiệp. Bởi doanh nghiệp có thể thành lập chi nhánh ở cả trong và ngoài nước tại các địa phương khác mà không nhất thiết trong phạm vi tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Vậy Thủ tục thành lập chi nhánh tại Mỹ được quy định như thế nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây!Điều kiện, thủ tục thành lập chi nhánh tại Mỹ [Chi tiết 2024]

Điều kiện, thủ tục thành lập chi nhánh tại Mỹ [Chi tiết 2024]

Mỗi doanh nghiệp cũng có quyền thành lập nhiều chi nhánh mà không bị hạn chế số lượng. Dịch vụ Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở Mỹ có thể lựa chọn một trong hai hình thức hạch toán độc lập hoặc hạch toán phụ thuộc.

1. Khái niệm chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh

Chi nhánh:

Chi nhánh là một đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có trách nhiệm thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Một điều quan trọng là ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với ngành, nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp.

Chi nhánh thường được thành lập để mở rộng phạm vi hoạt động của doanh nghiệp, cung cấp dịch vụ đến các khu vực khác nhau hoặc tiếp cận khách hàng mới. Mặc dù có chức năng hoạt động tự động, nhưng chi nhánh vẫn phải tuân thủ các quy định về thuế và các nghĩa vụ pháp lý khác.

Văn phòng đại diện:

Văn phòng đại diện là một đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Khác với chi nhánh, văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh, mà chủ yếu tập trung vào việc đại diện và làm thủ tục pháp lý.

Mặc dù không thực hiện hoạt động kinh doanh trực tiếp, nhưng văn phòng đại diện vẫn phải thực hiện các nghĩa vụ thuế môn bài và các quy định pháp lý khác giống như chi nhánh và địa điểm kinh doanh.

Địa điểm kinh doanh:

Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể. Đây có thể là văn phòng, cửa hàng, nhà máy hoặc bất kỳ cơ sở vật chất nào mà doanh nghiệp sử dụng để sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ.

Địa điểm kinh doanh là trung tâm hoạt động của một doanh nghiệp, nơi mà nhân viên làm việc và khách hàng tương tác. Việc lựa chọn địa điểm kinh doanh thích hợp đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh và thành công của một doanh nghiệp.

2. Chuẩn bị hồ sơ và trình tự, thủ tục thành lập chi nhánh của công ty tại Mỹ

hồ sơ và trình tự, thủ tục thành lập chi nhánh của công ty tại Mỹ

Hồ sơ và trình tự, thủ tục thành lập chi nhánh của công ty tại Mỹ

Để mở rộng hoạt động kinh doanh và thiết lập một chi nhánh của công ty tại Mỹ, quá trình chuẩn bị hồ sơ và thực hiện các bước thủ tục cần tuân thủ là bước đầu tiên và quan trọng nhất. Theo đó, bạn cần chuẩn bị hồ sơ và thực hiện theo trình tự, thủ tục sau:

Hồ sơ đề nghị cấp phép

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh theo mẫu của Bộ Công Thương;
  • Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của TNNN;
  • Văn bản bổ nhiệm người đứng đầu Chi nhánh của TNNN;
  • Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán do cơ quan thẩm quyền nơi TNNN thành lập cấp hoặc xác nhận, chứng minh hoạt động của TNNN trong năm tài chính gần nhất;
  • Bản sao Điều lệ hoạt động của Chi nhánh;
  • Bản sao CMND/CCCD (đối với người VN) hoặc bản sao hộ chiếu (đối với người tại Mỹ) của người đứng đầu Chi nhánh;
  • Bản sao biên bản ghi nhớ/thỏa thuận thuê địa điểm/ tài liệu chứng minh TNNN có quyền khai thác, sử dụng địa điểm để đặt trụ sở Chi nhánh;
  • Bản sao tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Chi nhánh đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn vệ sinh lao động và quy định pháp luật có liên quan.

Dịch vụ thành lập chi nhánh, văn phòng, địa điểm tại Mỹ:

  • Tư vấn và hỗ trợ pháp lý ban đầu: Trước khi bắt đầu quá trình thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh tại Mỹ, cung cấp tư vấn và hướng dẫn cụ thể về các quy định pháp luật ban đầu.
  • Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ và tiến hành đăng ký: Cung cấp hỗ trợ đầy đủ trong việc soạn thảo hồ sơ và tiến hành đăng ký tại cơ quan chức năng. Đội ngũ tư vấn pháp lý hỗ trợ khách hàng với mọi bước quy trình, từ việc chuẩn bị tài liệu đến việc nhận kết quả từ cơ quan cấp phép.
  • Hỗ trợ về các vấn đề pháp lý sau thành lập: Sau khi thành lập, tiếp tục hỗ trợ khách hàng với các vấn đề pháp lý khác liên quan. Giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng và cung cấp giải pháp pháp lý hiệu quả.

Sau quá trình thành lập, khách hàng của sẽ nhận được các kết quả:

  • Giấy phép chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh chính thức từ các cơ quan chức năng.
  • Con dấu chi nhánh, văn phòng đại diện được chứng nhận.
  • Bảng hướng dẫn chi tiết về các vấn đề thuế, kế toán và bảo hiểm xã hội liên quan đến hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh.
  • Hỗ trợ miễn phí về các vấn đề pháp lý sau khi hoàn thành quy trình thành lập.

3. Những loại hình công ty thành lập tại mỹ?

  • Công ty cổ phần: cần phải đăng ký thành lập công ty

Ưu điểm: Bảo vệ cổ đông tránh khỏi trách nhiệm cá nhân

Khuyết điểm: Đóng thuế hai lần bao gồm thuế doanh nghiệp và thuế cá nhân

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn: Cần đăng ký thành lập công ty

Ưu điểm: Bảo vệ tài sản cá nhân, thủ tục và đóng thuế nhanh chóng, đơn giản. Lợi nhuận công ty sẽ đưa vào thu nhập cá nhân và đóng thuế hàng năm.

  • Công ty liên doanh: không cần phải đăng ký kinh doanh.

Ưu điểm: thủ tục đơn giản, chỉ cần ký hợp đồng hợp tác giữa các thành viên và đăng ký tên tại chính quyền địa phương cấp quận.

Nhược điểm: Các thành viên phải chịu trách nhiệm cá nhân về tất cả các vấn đề của công ty.

  • Hộ cá thể: không cần đăng ký thành lập công ty

Ưu điểm: thủ tục đơn giản vì chỉ cần đăng ký tên với chính quyền địa phương cấp quận (county)

Nhược điểm: Không bảo vệ trách nhiệm cá nhân, nếu bị kiện tụng sẽ ảnh hưởng đến tài sản cá nhân.

4. Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh phù hợp tại Mỹ

Nên kinh doanh gì ở Mỹ? Trước khi bắt đầu hành trình kinh doanh tại Mỹ, việc lựa chọn lĩnh vực kinh doanh phù hợp là một quyết định quan trọng và đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng. Dưới đây là những gợi ý về cách chọn lựa lĩnh vực kinh doanh và các ngành nghề tiềm năng tại thị trường Mỹ.

Kinh nghiệm và sở thích của bạn:

Lựa chọn lĩnh vực mà bạn có hiểu biết sâu rộng và đam mê là bước quan trọng nhất. Sự am hiểu và đam mê sẽ giúp bạn có lợi thế cạnh tranh và tạo động lực để phát triển trong thị trường cạnh tranh.

Nhu cầu thị trường:

Trước khi quyết định, hãy nghiên cứu thị trường để hiểu rõ nhu cầu của người tiêu dùng và các xu hướng kinh doanh tiềm năng. Điều này giúp bạn định hình được mục tiêu kinh doanh và chiến lược tiếp cận thị trường.

Vốn đầu tư:

Xác định mức đầu tư bạn có thể cung cấp và chọn lựa lĩnh vực phù hợp với khả năng tài chính của bạn. Việc có kế hoạch tài chính rõ ràng từ đầu sẽ giúp bạn quản lý rủi ro và tối ưu hóa hiệu suất vốn.

Mức độ cạnh tranh:

Phân tích mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực bạn quan tâm để đưa ra chiến lược cạnh tranh hiệu quả. Hiểu rõ về đối thủ cạnh tranh và điểm mạnh, điểm yếu của họ sẽ giúp bạn xây dựng một kế hoạch kinh doanh tỉ mỉ và linh hoạt.

Quy định pháp luật:

Trước khi bắt đầu, hãy nắm vững các quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực kinh doanh bạn chọn. Tuân thủ đúng quy định pháp luật không chỉ giúp bạn tránh phạt và rủi ro pháp lý mà còn tạo dựng uy tín và tin cậy với khách hàng và đối tác.

Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh phù hợp tại Mỹ

Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh phù hợp tại Mỹ

Các gợi ý về lĩnh vực kinh doanh tiềm năng ở Mỹ:

- Ngành công nghệ: Mỹ là một trong những quốc gia hàng đầu về công nghệ, với nhu cầu cao về các sản phẩm và dịch vụ công nghệ mới.

- Ngành y tế: Ngành y tế Mỹ phát triển mạnh mẽ và có nhu cầu cao về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dược phẩm và trang thiết bị y tế.

- Ngành giáo dục: Mỹ là điểm đến du học hàng đầu, với nhu cầu cao về các dịch vụ giáo dục và đào tạo.

- Ngành dịch vụ: Ngành dịch vụ ở Mỹ đa dạng, bao gồm dịch vụ du lịch, nhà hàng, bán lẻ và nhiều lĩnh vực khác, mang lại nhiều tiềm năng phát triển.

- Ngành bán lẻ trực tuyến: Thị trường thương mại điện tử ở Mỹ phát triển mạnh mẽ, tạo ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến.

5. Những lưu ý khi thành lập công ty tại Mỹ

Tìm và lựa chọn về hình thức kinh doanh cùng tiểu bang bạn muốn đăng ký kinh doanh. 

Tại Mỹ có 50 tiểu bang và mỗi tiểu bang lại có những quy định, luật lệ, yêu cầu, đãi ngộ khác nhau. Vì vậy mà bạn cần xác định tiểu bang nào phù hợp với mục đích kinh doanh của mình.

Xác định loại hình kinh doanh là bước chuẩn bị tiếp theo. Loại hình kinh doanh liên quan đến vốn, thủ tục và giấy tờ cần đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Tìm đến một đại lý đại diện

Đại lý địa diện là đối tượng có thể thay doanh nghiệp nhận các giấy tờ và văn bản pháp lý. Bao gồm những những thông báo gia hạn từ tiểu bang và các giấy tờ liên quan đến kiện cáo.

Các đại lý đại diện phải có địa chỉ xác thực và nằm ở tiểu bang nơi công ty đăng ký thành lập.

Bạn có thể tìm thấy đại lý đại diện tại công ty cung cấp dịch vụ tư vấn thành lập công ty.

Lưu ý: Không được dùng địa chỉ của địa lý đại diện như địa chỉ đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Hiểu về mã số thuế công ty tại Mỹ

Công ty phải được xách định bởi Cục Doanh thu nội địa – IRS (the Internal Revenue Service). Bằng cách thông qua mã số xác minh EIN (employer Identification Number) của chủ doanh nghiệp. Mã số khai thuế cá nhân được dùng cho những cá nhân phải đóng thuế tại Mỹ nhưng không đủ điều kiện cho một mã số an ninh xã hội. Chủ doanh nghiệp phải nộp đơn đăng ký xin cấp mã số khai thuế cá nhân (ITIN) theo mẫu đơn W-7.

Lưu ý mã số thuế công ty EIN là rất quan trọng, đó là điều kiện cần để công ty nộp hồ sơ mở tài khoản ngân hàng tại Mỹ.

Những yêu cầu khi thành lập một công ty tại Mỹ

Khi công ty đã thành lập thì các nhà đầu tư phải nộp báo cáo của công ty hằng năm. Bộ hồ sơ chủ yếu cập nhập địa chỉ công ty và đại lý đại diện. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn cần phải tổ chức cuộc họp hằng năm và ghi lại biên bản cuộc họp đó. Ngoài ra, chủ doanh nghiệp cần phải tuân thủ trình tự và yêu cầu về giấy tờ.

Những yêu cầu khi thành lập một công ty tại Mỹ

Những yêu cầu khi thành lập một công ty tại Mỹ

  • Về chủ thể thành lập doanh nghiệp: Với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn thì trong thành phần thành viên công ty phải có ít nhất 1 thành viên là công dân Mỹ hoặc là người thường trú hay các đại diện được phép cư trú và làm việc hợp pháp tại đây. Công dân đó phải cư trú tại tiểu bang, nơi đặt trụ sở chính.
  • Về tên doanh nghiệp: Không được trùng với các doanh nghiệp khác để không vi phạm tên thương nghiệp và thương hiệu. Vì thế bạn nên chuẩn bị ít nhất 3 tên doanh nghiệp. Bạn có thể tra cứu thông qua thủ tục name search và đăng ký Business name registration
  • Về thông tin doanh nghiệp: chủ sở hữu phải điền đầy đủ giấy tờ thành lập công ty để xác định tên công ty; tên và địa chỉ đăng ký, tổng số và mệnh giá cổ phiếu công ty được phép phát hàng; tên và địa chỉ thư tín công ty.

6. Chi phí cho hoạt động của một chi nhánh/công ty Việt nam tại Mỹ

Việc thành lập công ty tại Mỹ hoặc mở văn phòng đại diện như trên thì không quá tốn kém, nhưng duy trì hoạt động của một văn phòng công ty tại Mỹ thì tương đối cao, gồm các khoản chính sau:

- Tiền thuê văn phòng: văn phòng gồm hai phòng làm việc không có trang thiết bị nội thất (công trình phụ chung bên ở ngoài hành lang), vị trí tương đối trung tâm giá khởang USD2,500/tháng;

- Điện thoại, fax, Internet: tuỳ theo hoạt động giao dịch nhiều ít, ở Mỹ các dịch vụ này thuộc loại rẻ nhất thế giới: thuê bao 1 đường điện thoại (tự lắp máy fax không bị phụ phí) là 20USD/tháng. Thuê bao Internet: 22USD/tháng được dùng 24/24 tiếng và phải có đường điện thoại nữa, như vậy một văn phòng phải có ít nhất 2 đường điện thoại.

- Các loại thiết bị như điện thoại, fax, máy vi tính PC , TV, video.. nhìn chung rẻ hơn ở Việt Nam, nhất là một số thiết bị điện 110V, điện tử đươn hệ. Còn các thiết bị điện 220V hoặc điện thế di rộng , đa hệ.. thì giá tương đương ở Việt Nam.

- Ôtô: mua ôtô cũ thì khá rẻ. Ví dụ xe Toyota Camry đời 88-90 (cũ khong 10 năm) giá khoảng 3000-4000USD, song tiền bo hiểm thì đắt: khoảng 200-400/tháng và tiền gửi xe tại nhà ở và tại cơ quan khoảng 250USD/tháng. Sửa chữa xe khá đắt. Bằng lái ôtô tại Mỹ rất dễ thi và không tốn phí (dưuới 100USD cả lý thuyết và lái), nếu có bằng của VN thì chỉ thi lý thuyết. Còn giá xăng tương đương ở ta.

- Tiền thuê nhà: 20.000-25.000USD/năm căn hộ có một phòng khách và một phòng ngủ, một buồng tắm, một bếp.

- Lương cán bộ: USD 10.000/năm. Bảo hiểm y tế cũng khá đắt, có thể khi nào khám bệnh vừa phải thì trả tiền, nếu bệnh nặng có thể về Việt nam chữa thì chi phí sẽ thấp hơn. Tuỳ theo khả năng của từng đơn vị và cá nhân mà thực hiện.

- Về chi phí đi lại công tác phí trong các bang ở Mỹ, tiền vé máy bay lên xuống theo thời điểm và thời gian mua trước lâu hay gần với mức chênh lệch rất lớn. Tiền đi ôtô buýt liên tỉnh thì rất rẻ, nhiều xe liên tục và giá không thay đổi, tiện nghi tốt, nên giữa các bang gần thì đi xe buýt hoặc tự lái xe. Tiền khách sạn không chênh lệch nhiều so với Việt Nam.

- Tự trung lại, tổng chi phí cho một văn phòng gồm 1 người, sinh hoạt tiết kiệm, ít nhất cũng vào khoảng 45.000USD/năm. Nếu tính đầy đủ thì vào khoảng 60.000USD/năm. Tại một số thành phố lớn như New york, Chicago.. tiền thuê nhà/văn phòng đắt hơn khong 50-100%, một số dịch vụ khác cũng đắt hơn. Giải pháp tiết kiệm là có thể thuê nhà vừa ở vừa làm văn phòng, hoặc một vài công ty chung nhau thuê một diện tích làm việc.

- Thêm vào đó việc xin thị thực vào Mỹ khá phức tạp.

Thị thực kinh doanh (Visa business ) nhập cảnh vào Mỹ có thể cấp cho 1 năm, nhiều lần; tuy nhiên việc gia hạn tiếp tại Mỹ chưa có tiền lệ hoặc thoả thuận cụ thể giữa chính phủ hai nước. Visa thông thường được xếp loại là B1. Nếu có công ty, chi nhánh tại Mỹ thì visa là L1 và thời hạn tới 3 năm. Tuy nhiên việc xin visa L1 cho lãnh đạo công ty, cán bộ vào Mỹ làm việc thường khó khăn phức tạp về thủ tục, giấy tờ do chính sách quản lý nhập cảnh chung, chính sách quản lý nhân sự và hoạt động tại Mỹ. Thông thường nếu thuê luật sư để tiến hành các thủ tục xin visa cho các đối tượng qua Mỹ kinh doanh dài hạn tại các văn phòng đại diện phải chi phí rất lớn: từ 1.500 tới 3.000 đôla/
người cho việc hoàn thiện hồ sơ xin visa cho tới lúc được visa (phí nộp cho chính quyền chỉ khoảng hơn 100 đô la/ một visa)./.

7. Ngân hàng Việt Nam đầu tiên mở chi nhánh tại Mỹ

Chiều 1-11, tại TP New York, tiểu bang New York, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chính thức khai trương hoạt động của văn phòng đại diện, tọa lạc Phòng 1428 Tòa nhà One Rockefeller Plaza, thuộc Khu Trung tâm Manhattan.

Đây là văn phòng đại diện đầu tiên của một ngân hàng thương mại của Việt Nam mở tại quốc gia này. Vietcombank đã công bố quyết định của HĐQT về việc điều động bổ nhiệm ông Trần Việt Anh, Phó Giám đốc Công ty TNHH Chứng khoán Vietcombank (VCBS), giữ chức vụ Trưởng Văn phòng đại diện Vietcombank tại Mỹ.

Trước đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã phê duyệt hồ sơ xin cấp phép ngày 26-10-2018. Đến ngày 17-6-2019, Vietcombank được Cơ quan Quản lý tài chính tiểu bang New York (NYDFS) cấp giấy phép hoạt động tại Mỹ.

Văn phòng đại diện của Vietcombank được thực hiện các chức năng: kết nối với khách hàng hiện hữu và tiềm năng tại thị trường Mỹ; thực hiện báo cáo phân tích thị trường và ngành tài chính - ngân hàng; hỗ trợ duy trì quan hệ với các định chế tài chính tại Mỹ và kinh doanh tại thị trường này.

8. Các câu hỏi thường gặp

Sau khi thành lập chi nhánh/công ty tại Mỹ thì cần làm gì tiếp theo?

  • xin giấy phép kinh doanh với những ngành nghề được cho phép.
  • Mở tài khoản ngân hàng
  • Nôp thuế theo quy định của pháp luật Mỹ.

Mở tài khoản ngân hàng tại Mỹ có khó không?

Mở tài khoản ngân hàng tại Mỹ hiện đang là một khó khăn đối với hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài. Các yêu cầu cho việc mở một tài khoản ngân hàng doanh nghiệp là khác nhau theo từng ngân hàng, và khác nhau trong cùng một hệ thống ngân hàng nhưng ở các tiểu bang khác nhau. Thông thường các công ty dịch vụ tại Mỹ sẽ không hỗ trợ khách hàng trong việc mở tài khoản ngân hàng tại Mỹ, nhà đầu tư phải tự mình thực hiện. Thông thường, các tài liệu cần có để mở tài khoản ngân hàng tại Mỹ bao gồm văn bản chứng minh cho việc thành lập công ty tại Mỹ, mã số thuế công ty (EIN) và một bản sao hộ chiếu.

Nếu nhà đầu tư có mặt trực tiếp ở Mỹ tại thời điểm mở tài khoản thì việc mở một tài khoản cá nhân sẽ dễ dàng hơn (miễn là nhà đầu tư có mang theo các văn bản chứng minh việc thành lập công ty tại Mỹ.

Trên đây là Thủ tục thành lập chi nhánh tại Mỹ mà ACC muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Hi vọng bài viết sẽ hỗ trợ và giúp ích cho quý bạn đọc về vấn đề này!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo