Thẩm quyền xét xử của tòa án nhân dân cấp cao

Hiến pháp năm 2013 khẳng định Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa án khác do luật định là những cơ quan duy nhất thực hiện quyền tư pháp, tức có chức năng xét xử các vụ án, giải quyết các việc có tranh chấp theo thẩm quyền quy định. Thẩm quyền của Tòa án các cấp cũng được pháp luật quy định. Vậy Thẩm quyền xét xử của tòa án nhân dân cấp cao như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây.

Thẩm Quyền Xét Xử Của Tòa án Nhân Dân Cấp Cao Tại Hà Nội

Thẩm quyền xét xử của tòa án nhân dân cấp cao

1. Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền xét xử như thế nào?

Căn cứ Điều 29 Luật tổ chức Tòa án 2013, Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền như sau:

  • Phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.
  • Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng

2. Cơ cấu, tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao

Căn cứ Điều 30 Luật tổ chức Tòa án 2013, Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao gồm:

  • Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao.
  • Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa gia đình và người chưa thành niên.
  • Trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
  • Bộ máy giúp việc.

Tòa án nhân dân cấp cao có Chánh án, các Phó Chánh án, Chánh tòa, các Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức khác và người lao động.

3. Thẩm quyền xét xử phúc thẩm

3.1 Người có quyền kháng cáo

Căn cứ quy định tại Điều 271 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2014, người có thẩm quyền kháng cáo bao gồm:

  • Đương sự, người đại diện hợp pháp của họ
  • Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện

3.2 Phạm vi kháng cáo

Người có quyền có thể kháng cáo yêu cầu Tòa án Nhân dân (TAND) cấp cao xét xử phúc thẩm đối với một phần hoặc toàn bộ bản án hoặc quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng.

3.3 Thời hạn kháng cáo

Tại Điều 273 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2014 quy định về thời hạn kháng cáo như sau:

– Đối với bản án:

  • Đương sự có mặt tại phiên tòa: 14 ngày, kể từ ngày tuyên án.
  • Đương sự vắng mặt tại phiên tòa: 14 ngày tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết.

– Đối với quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ giải quyết vụ án: 07 ngày, kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định.

– Nếu đơn kháng cáo gửi qua đường bưu điện thì ngày kháng cáo được tính từ ngày bưu điện nơi gửi đóng dấu ở phong bì.

– Việc kháng cáo quá hạn có thể được chấp nhận nếu có lý do chính đáng

3.3 Đơn kháng cáo

Căn cứ Điều 272 Bộ luật Tố Dân sự 2014 quy định đơn kháng cáo phải có các nội dung chính sau đây:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;
  • Tên, địa chỉ của người kháng cáo;
  • Kháng cáo phần nào của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;
  • Lý do của việc kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo;
  • Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.

– Đơn kháng cáo phải được gửi cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm.

– Kèm theo đơn kháng cáo là tài liệu, chứng cứ bổ sung, nếu có để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp.

4. Thẩm quyền Giám đốc thẩm

4.1 Căn cứ, điều kiện kháng nghị giám đốc thẩm

Theo Khoản 1 Điều 326 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2014, kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có căn cứ sau:

  • Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự.
  • Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật.
  • Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.

Bên cạnh đó, tại Điều này còn quy định điều kiện kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm như sau:

  • Có một trong các căn cứ kháng nghị nêu trên;
  • Có đơn đề nghị hoặc có thông báo, kiến nghị theo quy định. Trường hợp xâm phạm lợi ích công cộng, lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba thì không cần phải có đơn đề nghị.

4.2 Thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm

Theo Điều 333 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2014, thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là 3 năm kể từ ngày bản án quyết định có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm có thể kéo dài thêm 02 năm nếu thuộc các trường hợp sau:

Đương sự đã có đơn đề nghị theo quy định tại Khoản 1 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2014 và sau khi hết thời hạn kháng nghị quy định tại Khoản 1 Điều 333 đương sự vẫn tiếp tục có đơn đề nghị.

Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật theo quy định tại Khoản 1 Điều 326 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2014, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, của người thứ ba, xâm phạm lợi ích của cộng đồng, lợi ích của Nhà nước và phải kháng nghị để khắc phục sai lầm trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đó.

4.3 Trình tự, thủ tục kháng nghị giám đốc thẩm

Căn cứ Điều 328, Điều 329 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2014, đương sự yêu cầu kháng nghị giám đốc thẩm thực hiện theo thủ tục sau:

  • Người đề nghị phải có Đơn đề nghị xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tài liệu, chứng cứ (nếu có) để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
  • Tòa án, Viện kiểm sát nhận đơn đề nghị do đương sự nộp trực tiếp tại Tòa án, Viện kiểm sát hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính và phải ghi vào sổ nhận đơn, cấp giấy xác nhận đã nhận đơn cho đương sự.
  • Tòa án, Viện kiểm sát thụ lý đơn đề nghị. Trường hợp đơn không đủ điều kiện thì yêu cầu người gửi đơn sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 01 tháng; hết thời hạn này mà người gửi đơn không sửa đổi, bổ sung thì trả lại đơn đề nghị, nêu rõ lý do và ghi chú vào sổ nhận đơn.
  • Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm sẽ xem xét, quyết định việc kháng nghị; trường hợp không kháng nghị thì thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho đương sự.

Trên đây là những thông tin ACC muốn chia sẻ đến độc giả về Thẩm quyền xét xử của tòa án nhân dân cấp cao. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào về bài viết hay cần hỗ trợ pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo