Thẩm quyền, cách xử lý văn bản hành chính trái pháp luật

Thời gian qua, công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa VBQPPL và pháp điển luôn được Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ Tư pháp quan tâm chỉ đạo sát sao, quyết liệt, từ đó đã có nhiều chuyển biến tích cực về chất, đạt được những kết quả cụ thể. Công tác kiểm tra văn bản được thực hiện ngày càng kịp thời, gắn với yêu cầu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; chú trọng kiểm tra, kiến nghị xử lý dứt điểm các quy định không phù hợp có tác động rộng rãi đến người dân, xã hội. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bài viết sau đây xin phép chia sẻ một số thông tin quan trọng về thẩm quyền, cách xử lý văn bản hành chính trái pháp luật.

unnamed

Thẩm quyền, cách xử lý văn bản hành chính trái pháp luật

1. Văn bản hành chính trái pháp luật là gì?

Văn bản hành chính được sử dụng khá phổ biến trong đời sống xã hội và nó có mức độ đa dạng rất lớn. Nó được dùng để truyền đạt thông tin từ cấp trên xuống cấp dưới trong các cơ quan, tổ chức hoặc văn bản đề đạt ý kiến, nguyện vọng của các cá nhân, tổ chức đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết một vụ việc nhất định. Văn bản hành chính là những văn bản mang tính quy phạm hành chính, có nhiều vai trò khác nhau, trong việc thông báo, truyền đạt thông tin từ tổ chức, cá nhân, cơ quan này đến một hay nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. Văn bản hành chính là loại văn bản mang tính thông tin quy phạm Nhà nước, cụ thể hóa việc thi hành văn bản pháp quy, giải quyết những vụ việc cụ thể trong khâu quản lý. Văn bản hành chính còn được dùng vào mục đích cụ thể hóa những văn bản pháp quy (pháp luật quy định), giải quyết các vấn đề, công việc trong quá trình điều hành, quản lý một cơ quan, tổ chức.

Thể thức cũng như kỹ thuật trình bày một văn bản hành chính được quy định khá chi tiết trong nghị định 30/2020/NĐ-CP, trong đó có quy định về các loại văn bản hành chính như: quyết định (cá biệt), nghị quyết (cá biệt), hợp đồng, công văn… thể thức trình bày cũng được quy định khá chi tiết trong đó quy định rõ những thành phần bắt buộc phải có của một văn bản hành chính như: quốc hiệu, tiêu ngữ, tên cơ quan ban hành, loại văn bản… Kỹ thuật trình bày, soạn thảo, ký ban hành văn bản hành chính cũng được quy định khá rõ nghị định này. Như vậy, ta có thể thấy pháp luật quy định rất chi tiết về những vấn đề xoay quanh việc ban hành văn bản hành chính.

Văn bản hành chính trái pháp luật bao gồm văn bản được ban hành không đúng thẩm quyền, văn bản có nội dung, hình thức trái với hiến pháp, các quy định của pháp luật khác liên quan, văn bản sai sót về kỹ thuật, trình bày, soạn thảo, thể thức văn bản, căn cứ, trình tự, thủ tục ban hành.

Vì tồn tại nhiều khiếm khuyết trong một số văn bản nên nhiều cơ quan, cá nhân cần xử lý văn bản hành chính trái pháp luật này.

2. Thẩm quyền xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyến

2.2 Quyền xử lý của cấp trên trực tiếp

Nguyên tắc này áp dụng cho hầu hết các cơ quan nhà nước, trừ trường hợp Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất không có cấp trên.

Theo nguyên tắc này, Quốc hội có quyền bãi bỏ văn bản pháp luật của Chủ tịch nước, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ữái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội có quyền bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; bãi bỏ nghị quyết sai trái của hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, uỷ ban nhân dân và chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ nghị quyết của hội đồng nhân dân cấp tỉnh trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp ữên, đồng thời đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội bãi bỏ.

Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ ữong quá trình kiểm tra văn bản của các bộ, cơ quan ngang bộ, hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về những nội dung có liên quan đến ngành, lữih vực do mình phụ trách, nếu phát hiện văn bản khiếm khuyết thì có quyền kiến nghị với bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ khác bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành một phần hay toàn bộ văn bản, nếu kiến nghị không được chấp nhận thì trình Thủ tướng Chính phủ quyết định; kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việc thi hành nghị quyết của hội đồng nhân dân cấp tỉnh trái với Hiến pháp, luật...

Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có quyền bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của uỷ ban nhân dân, chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của hội đồng nhân dân cấp huyện.

Chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có quyền đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản trái pháp luật của các cơ quan chuyên môn thuộc uỷ ban nhân dân tỉnh và văn bản trái pháp luật của uỷ ban nhân dân, chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp huyện; đình chỉ việc thi hành văn bản trái pháp luật của hội đồng nhân dân cấp huyện, báo cáo uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để đề nghị hội đồng nhân dần cấp tỉnh bãi bỏ.

Hội đồng nhân dân cấp huyện có quyền bãi bỏ quyết định, chỉ thị của uỷ ban nhân dân cùng cấp và nghị quyết của hội đồng nhân dân cấp xã.

Chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp huyện có quyền đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản trái pháp luật của các cơ quan chuyên môn thuộc uỷ ban nhân dân huyện và văn bản trái pháp luật của uỷ ban nhân dân, chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp xã; đình chỉ việc thi hành văn bản trái pháp luật của hội đồng nhân dân cấp xã, báo cáo uỷ ban nhân dân cấp huyện để đề nghị hội đồng nhân dân cấp huyện bãi bỏ.

Toà án nhân dân cấp trên có quyền ra quyết định để huỷ bỏ văn bản do toà án nhân dân cấp dưới ban hành nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

2.2 Quyền tự xử lý của cơ quan ban hành văn bản pháp luật

Thông qua hoạt động kiểm tra, nếu cơ quan ban hành văn bản phát hiện được những văn bản do mình ban hành có dấu hiệu khiếm khuyết, sẽ phải xử lý văn bản hành chính trái pháp luật như ban hành văn bản pháp luật khác.

Ví dụ: Ủy ban nhân dân tỉnh A ban hành quyết định để bãi bỏ những quyết định quy định về ưu đãi và khuyến khích đầu tư không phù hợp với Luật Đầu tư năm 2014.

Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử lý văn bản hành chính trái pháp luật thuộc về chính cơ quan ban hành văn bản khiếm khuyết sẽ không áp dụng trong trường hợp Toà án ban hành bản án và quyết định khiếm khuyết. Toà án không có quyền tự xử lý với những bản án và quyết định do mình ban hành mà phải do toà án cấp trên xử lý (trừ văn bản do Toà án nhân dân tối cao ban hành).

2.3 Thẩm quyền của toà án xử lý văn bản áp dụng pháp luật

Đối tượng bị khởi kiện ra toà án nhân dân là các quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của cơ quan nhà nước hoặc cá nhân có thẩm quyền (Xem: Luật Tố tụng hành chính năm 2015). Văn bản áp dụng pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước bị khởi kiện ra toà án nhân dân, nếu có đầy đủ chứng cứ để khẳng định dấu hiệu vi phạm pháp luật thì toà án nhân dân sẽ ra bản án để huỷ bỏ văn bản pháp luật đó.

3.  Thời hạn xử lý văn bản trái pháp luật

- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được kết luận kiểm tra về văn bản trái pháp luật, cơ quan, người đã ban hành văn bản phải tổ chức xem xét, xử lý văn bản hành chính trái pháp luật và thông báo kết quả xử lý cho cơ quan kiểm tra văn bản.

- Trường hợp cơ quan, người đã ban hành văn bản trái pháp luật không xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều này hoặc cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra, xử lý văn bản không nhất trí với kết quả xử lý văn bản thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn xử lý, cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra, xử lý báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định.

- Việc xử lý nghị quyết trái pháp luật của Hội đồng nhân dân phải được tiến hành tại kỳ họp gần nhất của Hội đồng nhân dân.

4. Cách thức xử lý văn bản hành chính trái pháp luật của doanh nghiệp

Với việc xử lý văn bản hành chính trái pháp luật thì một số văn bản sẽ được xử lý như sau:

Hợp đồng nếu có các điều khoản trái với các quy định của pháp luật, khi thực hiện thủ tục công chứng công chứng viên sẽ không công chứng mà yêu cầu sửa chữa các điều khoản trái pháp luật. Trường hợp hợp đồng đã được thực hiện vi phạm điều cấm mà gây ra thiệt hại cho người khác. Hợp đồng bị vô hiệu theo Điều 123 Bộ Luật dân sự 2015, các bên phải trao trả lại cho nhau những gì đã nhận và bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 4 Điều 131 Bộ Luật dân sự 2015.

Công văn ban hành không đúng thẩm quyền, có nội dung trái pháp luật gây thiệt hại cho người khác. Người này có quyền khởi kiện để đòi lại quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Nếu công văn được ban hành bởi một cơ quan, tổ chức tư nhân thì có thể khởi kiện một vụ án dân sự yêu cầu bồi thường thiệt hại. Nếu công văn do cơ quan nhà nước ban hành thì có thể khởi kiện một vụ án hành chính, yêu cầu huỷ công văn ban hành trái pháp luật và yêu cầu bồi thường theo quy định của pháp luật.

Quyết định (cá biệt) như quyết định sa thải người lao động nếu ban hành trái pháp luật, người lao động có thể khởi kiện một vụ án lao động để yêu cầu toà án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, yêu cầu huỷ bỏ quyết định sa thải người lao động trái pháp luật, nhận lại người lao động và bồi thường theo quy định của pháp luật.

5. Dịch vụ tại Luật ACC

Luật ACC xin gửi lời chào tới quý khách!

Tại ACC, quý khách có thể nhận được dịch vụ tư vấn và làm thủ tục trọn gói vô cùng nhanh chóng. Chúng tôi luôn đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu: Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn về quy trình, thủ tục thực hiện; hồ sơ cần chuẩn bị; hướng dẫn quý khách ký và hoàn thiện theo quy định; Tư vấn, hỗ trợ các vấn đề pháp lý liên quan 24/7.

Trên đây là một số chia sẻ về xử lý văn bản hành chính trái pháp luật. Trong những năm vừa qua, Luật ACC luôn là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý. Công ty chúng tôi với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp luôn sẵn lòng hỗ trợ và đáp ứng tối đa những yêu cầu của quý khách. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh và chính xác nhất theo:

Email: [email protected]

Hotline: 1900 3330

Zalo: 084 696 7

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo