Tạm ngừng kinh doanh là việc các doanh nghiệp tạm thời không thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong một thời gian nhất định. Đây là giải pháp mà các doanh nghiệp thường tìm đến khi muốn bảo toàn nguồn nhân lực, vật lực để giải quyết các khó khăn còn tồn đọng; tìm cách tái cơ cấu lại doanh nghiệp hoặc chờ đợi cơ hội mới tốt hơn. Một câu hỏi được nhiều chủ doanh nghiệp đặt ra là tạm ngừng kinh doanh bị phạt không? và nếu có thì sẽ bị phạt trong những trường hợp nào. Thông qua bài viết sau đây, ACC sẽ giải đáp về các trường hợp tạm ngừng kinh doanh có bị phạt và cung cấp một vài thông tin về dịch vụ tư vấn của chúng tôi.
1. Tạm ngừng kinh doanh bị phạt không.
Tạm ngừng kinh doanh được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2020, là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp sau khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục thông báo tạm ngừng kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn luật định.
Có thể hiểu tạm ngừng kinh doanh là việc mà pháp luật cho phép doanh nghiệp được “nghỉ ngơi”- tạm dừng hoạt động trong một thời hạn nhất định. Việc tạm dừng hoạt động này là hợp pháp nếu như doanh nghiệp thực hiện đúng trình tự thủ tục theo các quy định của pháp luật hiện hành.
Vậy tạm ngừng kinh doanh bị phạt không? và nếu có thì trong những trường hợp nào tạm ngừng kinh doanh bị phạt.
Pháp luật đã có quy định về việc xử phạt vi phạm đối với hành vi liên quan đến thủ tục tạm ngừng kinh doanh. Trong đó doanh nghiệp chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi thông báo không đúng thời hạn hoặc không thông báo tạm ngừng kinh doanh.
Nếu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh nhưng không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh thì có thể bị xử phạt theo Điều 32 Nghị định 50/2016/NĐ-CP, cụ thể:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh về thời điểm và thời hạn tạm dừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh (điểm d khoản 1 Điều 32).
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi đăng ký tạm ngừng kinh doanh nhưng không thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh (điểm a khoản 2 Điều 32).
Như vậy, hai trường hợp tạm ngừng kinh doanh bị phạt tiền đều có liên quan đến hành vi thông báo của doanh nghiệp. Theo đó thời hạn thông báo tạm ngừng kinh doanh đến cơ quan có thẩm quyền là 03 ngày trước khi tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh. Doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện thông báo tạm ngừng kinh doanh trong thời hạn mà pháp luật quy định. Ngoài ra, khi tạm ngừng kinh doanh thì doanh nghiệp phải thông báo tạm ngừng hoạt động cả chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh. Tạm ngừng kinh doanh bị phạt tiền nếu không thực hiện đúng các thủ tục này.
Những điều cần lưu ý khi tạm ngừng kinh doanh là gì? Mời quý độc giả theo dõi bài viết Hướng dẫn thủ tục tạm ngừng kinh doanh
Ngoài biện pháp phạt tiền đối với các hành vi vi phạm trong quá trình thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh. Pháp luật còn quy định các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
- Buộc thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế nội dung theo quy định đối với hành vi vi phạm tại điểm a Khoản 1 Điều 32 Nghị định 50/2016/NĐ-CP.
- Buộc thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh các nội dung theo quy định đối với hành vi vi phạm tại Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm đ khoản 1 và khoản 2 Điều 32 Nghị định 50/2016/NĐ-CP.
Như vậy tạm ngừng kinh doanh bị phạt trong một số trường hợp liên quan đến hành vi không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn tạm ngừng kinh doanh.
2. Dịch vụ của ACC tư vấn về tạm ngừng kinh doanh.
ACC là đơn vị có bề dày kinh nghiệm trong hỗ trợ pháp lý về các thủ tục trong quá trình thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, trong đó có hoạt động tư vấn về tạm ngừng kinh doanh.
Với những những kinh nghiệm thực tiễn và hiểu biết về pháp luật kinh tế hiện hành, ACC sẽ giúp quý khách vượt qua những khó khăn trong trường hợp tạm ngừng kinh doanh bị phạt và những tình huống phát sinh khác. Ngoài ra dịch vụ tư vấn của chúng tôi đồng hành cùng khách hàng trong những vấn đề pháp lý liên quan đến tạm ngừng kinh doanh bao gồm:
- Tư vấn, phân tích các điều kiện, trình tự, thủ tục thực hiện thông báo tạm ngừng kinh doanh theo Luật doanh nghiệp 2020.
- Tư vấn các vấn đề liên quan đến nghĩa vụ tài chính phát sinh trong thời kỳ tạm ngừng kinh doanh bao gồm: báo cáo thuế, quyết toán thuế, nộp thuế môn bài, xử lý hóa đơn, đóng bảo hiểm xã hội,... Giúp khách hàng hoàn tất các nghĩa vụ tài chính.
- Tư vấn các phương án hoạt động của doanh nghiệp như: giải thể trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn và quy trình thực hiện các thủ tục này.
Bên cạnh những nội dung tư vấn này, chúng tôi giúp khách hàng soạn thảo toàn bộ hồ sơ, tài liệu cần thiết để thực hiện các thủ tục liên quan đến tạm ngừng kinh doanh và thay mặt khách hàng làm việc với các cơ quan có thẩm quyền.
3. Một số lưu ý về tạm ngừng kinh doanh.
Ngoài lưu ý về các trường hợp tạm ngừng kinh doanh bị phạt, khi thực hiện thủ tục này, các chủ doanh nghiệp cũng cần lưu ý về một số vấn đề như sau:
Thứ nhất, thời gian tạm ngừng mỗi lần không quá 01 năm và không hạn chế số lần tạm ngừng liên tiếp.
Thứ hai, doanh nghiệp không phải nộp hồ sơ kê khai thuế trong thời hạn tạm ngừng kinh doanh. Tuy nhiên, trường hợp tạm ngừng không trọn tháng, quý, năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế tháng, quý; hồ sơ quyết toán năm.
Thứ ba, miễn lệ phí môn bài cho năm tạm ngừng trong trường hợp văn bản xin tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh được gửi cơ quan thuế trước ngày 30/01 và chưa nộp lệ phí môn bài của năm tạm ngừng.
Thứ tư, thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh công ty chỉ cần nộp tại Sở kế hoạch đầu tư và KHÔNG phải nộp tại cơ quan thuế đang quản lý thuế của Doanh nghiệp.
4. Những câu hỏi thường gặp
Đại hội đồng cổ đông ra quyết định tạm ngừng kinh doanh có được chấp thuận không?
Thẩm quyền quyết định việc tạm ngừng hoạt động thuộc về Hội đồng quản trị của công ty cổ phần. Vì vậy Đại hội đồng cổ đông không có thẩm quyền ra quyết định tạm ngừng kinh doanh. Để quyết định tạm ngừng kinh doanh được thông qua và chấp nhận, buộc phải do Hội đồng quản trị ra quyết định.
Chuẩn bị hồ sơ tạm ngừng kinh doanh như thế nào?
Cá nhân, tổ chức: Soạn thảo các hồ sơ, tài liệu theo quy định. Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh có 1 phần quan trọng là lý do tạm ngừng kinh doanh, thông thường các doanh nghiệp đều lấy lý do là khó khăn về tài chính và không thể tiếp tục hoạt động.
Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh Công ty TNHH 1 thành viên?
– 1 Thông báo tạm ngừng kinh doanh (theo mẫu quy định)
– 1 Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc tạm ngừng kinh doanh công ty
– 1 Giấy ủy quyền (nếu cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ của một đơn vị ngoài)
Phải thông báo tạm ngừng kinh doanh với cơ quan có thẩm quyền trong vòng bao lâu?
Quy định tại Điều 200 Luật Doanh nghiệp, các công ty có quyền tạm dừng hoạt động kinh doanh nhưng phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thời gian thông báo chậm nhất là 15 ngày trước trước khi tạm ngừng.
Trên đây là những giải đáp của ACC về các trường hợp tạm ngừng kinh doanh bị phạt cũng như dịch vụ do ACC cung cấp. Nếu quý khách có nhu cầu cung cấp thêm thông tin về thủ tục tạm ngừng kinh doanh công ty hoặc cần hỗ trợ, tư vấn về dịch vụ của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ số hotline hoặc gửi email cho ACC để được giải đáp.
Khách hàng có thể gọi điện trực tiếp cho ACC qua số liên lạc:
Hotline: 1900.3330
Zalo: 084.696.7979
hoặc tham khảo website chính thức của công ty: https://accgroup.vn để được giải đáp miễn phí.
Nội dung bài viết:
Bình luận