Những loại tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu

Đăng ký quyền sở hữu là một trong những cách thức bảo vệ tài sản cho mỗi cá nhân, đặc biệt là những tài sản có giá trị. Tuy nhiên, không phải tài sản nào cũng thuộc diện đăng ký theo quy định của pháp luật. Vậy những loại tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu?. Bài viết dưới đây của ACC sẽ giúp bạn đọc giải quyết được những thắc mắc này.

Dong San La Gi 3008200340

 

Những loại tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu

1. Đăng ký quyền sở hữu là gì?

Đăng ký quyền sở hữu là việc Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành việc  công nhận và chứng thực về phương diện pháp lý các quyền của chủ sở hữu đối với tài sản trong quan hệ dân sự.

Việc đăng ký quyền trước hết được coi là một hoạt động giao tiếp chính thức giữa người tự xưng là có quyền và Nhà nước nhằm giúp nhà chức trách nhận dạng người có quyền, từ đó có thái độ ứng xử thích hợp trong quá trình can thiệp vào các mối quan hệ giữa người này và các chủ thể khác liên quan đến quyền được đăng ký.

2. Ý nghĩa của việc đăng ký quyền sở hữu

– Ý nghĩa của việc đăng ký quyền sở hữu đối với tàn sản

Thứ nhất, nó cho phép nhận dạng tài sản một cách chính xác, cũng như làm rõ nội dung của quyền đối với tài sản đó. Sổ đăng ký có những mô tả bằng câu chữ và nếu cần, cả bằng bản vẽ cho phép phân biệt rạch ròi tài sản đăng ký cũng như quyền được đăng ký với bất kỳ tài sản nào, quyền nào khác.

Thứ hai, nó cho phép khẳng định sự hiện hữu không thể tranh cãi của quyền, đặc biệt về chủ thể và nội dung của quyền. Nói khác đi, việc đăng ký có tác dụng tạo ra chứng cứ chính thức và tuyệt đối về quyền, hay khác đi nữa, đăng ký có tác dụng tạo lập quyền.

3. Những loại tài sản phải đăng ký theo quy định pháp luật

Theo Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

Trong đó, Điều 106 nêu rõ:

– Đối với tài sản là bất động sản: Phải đăng ký.

– Đối với tài sản là động sản: Động sản Không phải đăng ký quyền sở hữu, trừ trường hợp pháp luật về đăng ký tài sản có quy định khác.

3.1. Nếu tài sản là bất động sản

Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Ngoài ra, tài sản bao gồm bất động sản và động sản được quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 . Vậy việc đăng ký quyền sở hữu của hai loại tài sản này cũng có những giới hạn nhất định.

Bất động sản có lẽ là loại tài sản được nói đến đầu tiên khi nói đến nghĩa vụ đăng ký quyền tài sản. Cũng dễ hiểu thôi bởi lẽ đây là loại tài sản có giá trị lớn. Việc đăng ký quyền sở hữu như là một cách thức đảm bảo quyền sở hữu cho chủ sở hữu cũng là một phương thức đảm bảo được sự quản lý đất đai của nhà nước.

Việc đăng ký tài sản đối với bất động sản được quy định rõ phải đăng ký bao gồm quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là động sản. Cụ thể được quy định tại Điều 106 Bộ luật Dân sự 2015:

Điều 106. Đăng ký tài sản

1. Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản được đăng ký theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đăng ký tài sản.

Theo đó, nếu tài sản là bất động sản thì việc đăng ký tài sản là bắt buộc để được công nhận quyền sở hữu. Những tài sản đó bao gồm:

  • Đất đai
  • Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai
  • Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng
  • Tài sản khác theo quy định của pháp luật

3.2. Tài sản là động sản

Với loại tài sản là động sản, việc đăng ký có phần hạn chế hơn, yêu cầu đăng ký chỉ đặt ra đối với những động sản có giá trị lớn. Cụ thể, các động sản sau phải đăng ký theo quy định của pháp luật.

  •  Đăng ký tàu biển: các loại tàu đánh bắt có động cơ.
  •  Đăng ký phương tiện nội thủy địa
  •  Đăng ký tàu cá : ngư dân hoạt động đánh bắt hải sản phải thực hiện việc đăng ký sở hữu tàu cá của mình
  •  Đăng ký phương tiện giao thông cơ giới đường bộ: như xe máy, xe ô tô, xe tải,…
  •  Đăng ký quyền sở hữu tàu bay
  •  Đăng ký phương tiện giao thông đường sắt: như tàu hỏa,…
  •  Đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
  •  Đăng ký tài sản là vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ

Như vậy, bằng việc đăng ký tài sản, bạn đã được nhà nước công nhận và bảo vệ quyền sở hữu đối với tài sản.

4. Những loại tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu

Về việc đăng ký tài sản với động sản, khoản 2 Điều 106 Bộ luật Dân sự năm 2015 nêu rõ:

Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là động sản không phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật về đăng ký tài sản có quy định khác.

Như vậy, động sản là tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu, quyền khác với tài sản ngoại trừ trường hợp pháp luật có quy định phải đăng ký và việc đăng ký phải được thực hiện một cách công khai (căn cứ khoản 3 Điều 106 Bộ luật Dân sự năm 2015).

Trong đó, có thể kể đến một số loại động sản phải đăng ký như:

4.1. Xe ô tô, xe mô tô, rơ mooc, xe máy, xe máy điện...

Theo khoản 3 Điều 53 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, xe cơ giới phải đăng ký quyền sở hữu và gắn biển số xe do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp thì mới được tham gia giao thông.

Trong đó, xe cơ giới hay còn gọi là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ được nêu tại khoản 18 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 gồm:

- Xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo;

- Xe mô tô hai bánh; mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự như thế.

Việc đăng ký quyền sở hữu xe cơ giới được thực hiện theo quy định của Thông tư 58/2020/TT-BCA.

4.2. Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

Khoản 21 Điều 1 Luật Di sản văn hóa sửa đổi năm 2009 nêu rõ:

Bảo vật quốc gia phải được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch

Trong đó, các tiêu chí dùng để xác định là bảo vật quốc gia bao gồm:

- Là hiện vật gốc độc bản (chỉ có một bản).

- Là hiện vật có hình thức độc đáo.

- Là hiện vật có giá trị đặc biệt mà có liên quan đến một sự kiện trọng đại của đất nước hoặc sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu hoặc tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng về tư tưởng, nhân văn, giá trị thẩm mỹ tiêu biểu cho một khuynh hướng, phong cách, thời đại…

Đồng thời, khoản 22 Điều 1 Luật này cũng khẳng định, Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký di vật, cổ vật thuộc sở hữu của mình với cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước về văn hóa, thể thao và du lịch.

4.3. Vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ

Khoản 1 Điều 9 Luật Quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ 2017 nêu rõ:

Vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ phải được quản lý, bảo quản theo đúng chế độ, đúng quy trình, bảo đảm an toàn, không để mất, hư hỏng.

Theo đó, trước khi sản xuất, kinh doanh, sử dụng tại Việt Nam, các động sản gồm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải được đăng ký theo quy định…

Trên đây là giải đáp về Những loại tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu. Nếu còn băn khoăn, bạn vui lòng gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ. Công ty Luật ACC - Đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo