Hiện nay trong một số trường hợp bạn đọc sẽ gặp phải các vấn đề liên quan đến tài sản đảm bảo hay biện pháp đảm bảo. Để hiểu rõ hơn về chúng, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết Quy định về tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay để hiểu rõ hơn:
Quy định về tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay
1. Tài sản bảo đảm bao gồm những loại tài sản như thế nào?
Điều 295 của Bộ luật Dân sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 đã có quy định về Tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng như sau:
1. Tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.
2. Tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được.
3. Tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.
4. Giá trị của Tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.
2. Quy định về tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay
Hiện nay bạn đọc chỉ có thể tìm thấy thuật ngữ tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay tại các quy định ở Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự năm 2005 về việc xác lập, thực hiện giao dịch bảo đảm, tuy nhiên hiện nay Nghị định này đã hết hiệu lực do Bộ luật Dân sự năm 2005 đã được thay thế bằng Bộ luật Dân sự năm 2015. Do đó, thuật ngữ tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay hiện nay đã không còn được sử dụng, mà thay vào đó, thuật ngữ Tài sản hình thành trong tương lai đã được dùng như để thay thế cho thuật ngữ tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay. Bạn đọc có thể hiểu về tài sản hình thành trong tương lai như sau:
Tài sản hình thành trong tương lai còn được quy định tại khoản 2 Điều 108 Bộ luật Dân sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 như sau:
2. Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm:
a) Tài sản chưa hình thành;
b) Tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 có quy định liên quan về tài sản như sau:
Điều 105. Tài sản
1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Có thể thấy, theo quy định tại Điều 295 của Bộ luật Dân sự năm 2015 nêu trên thì tất cả loại tài sản đều có thể sử dụng để bảọ đảm thực hiện nghĩa vụ nếu thuộc sở hữu của bên bảo đảm. Theo đó, tài sản hình thành trong tương lai cũng có thể được sử dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ. Tài sản hình thành trong tương lai tồn tại dưới các dạng sau:
- Thứ nhất, có thể là tài sản chưa hình thành vào thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm.
- Thứ hai, có thể là tài sản đang trong giai đoạn hình thành hoặc đang được tạo lập hợp pháp tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm.
- Thứ ba, có thể là tài sản đã hình thành và thuộc đối tượng phải đăng ký quyền sở hữu nhưng sau thòi điểm giao kết giao dịch bảo đảm thì tài sản đó mới được đăng ký theo quy định của pháp luật.
3. Câu hỏi thường gặp
1. Tài sản hình thành trong tương lai có được sử dụng để thực hiện bảo đảm không?
Câu trả lời là CÓ. Theo quy định tại khoản 3 Điều 295 Bộ Luật Dân sự năm 2015 thì tài sản hình thành trong tương lai vẫn được xem là Tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.
2. Tài sản là nhà ở hình thành trong tương lai có được đem đi thế chấp hay không?
Câu trả lời là CÓ. Tuy nhiên, cần phải đảm bảo có giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất ở hợp pháp theo quy định của pháp luật về đất đai, hay cần có Giấy phép xây dựng nếu thuộc diện phải có Giấy phép xây dựng.
3. Giá trị của tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có thể nhỏ hơn nghĩa vụ được bảo đảm hay không?
Theo quy định tại Điều 295 Bộ Luật Dân sự năm 2015 thì Giá trị của tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm trong trường hợp các bên đồng ý.
Việc tìm hiểu về Quy định về tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay sẽ giúp ích cho bạn đọc khi gặp phải vấn đề pháp lý xoay quanh nó. Những vấn đề liên quan cũng đã được chúng tôi trình bày như trên.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của ACC về Quy định về tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay gửi đến quý bạn đọc để tham khảo. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc cần giải đáp, quý bạn đọc vui lòng truy cập trang web: https: accgroup.vn để được trao đổi, hướng dẫn cụ thể.
Nội dung bài viết:
Bình luận